Đánh giá về lợi thế cạnh tranh của các công ty Logistics trong giao nhận vận tải đường biển tại Việt Nam:

Một phần của tài liệu 10 Thực trạng và những giải pháp phát triển Logistics trong giao nhận vận tải biển quốc tế tại Việt Nam đến năm 2015 (Trang 25 - 27)

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN LOGISTICS TRONG GIAO NHẬN VẬN TẢI BIỂN QUỐC TẾ TẠI VIỆT NAM

2.1.3Đánh giá về lợi thế cạnh tranh của các công ty Logistics trong giao nhận vận tải đường biển tại Việt Nam:

vận tải đường biển tại Việt Nam:

Biu đồ 2.1: Li thế cnh tranh ca các doanh nghip kinh doanh dch v

logistics ti Vit Nam

Mean = 1: hoàn toàn không có lợi thế Mean = 5: rất có lợi thế 3.7 2.67 2.83 4.5 4.13 3.93 0 0.5 1 1.5 2 2.5 3 3.5 4 4.5 5 Hệ thống văn phòng Hệ thống kho bãi Xe tải, đầu kéo container Hệ thống đại lý nước ngoài Mối quan hệ tốt với hãng tàu và khách hàng Đội ngũ nhân viên giỏi

Cac tieu chi canh tranh

M

e

a

n

- Dựa vào kết quả khảo sát, chúng ta có thể thấy lợi thế cạnh tranh của các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ logistics Việt Nam có được từ hệ thống đại lý nước ngoài và mối quan hệ tốt với khách hàng và hãng tàu. Một hệ thống đại lý nước ngoài tốt có thể đem lại cho công ty làm dịch vụ logistics nhiều lô hàng chỉ định. Công ty logistics chỉ việc chăm sóc khách hàng tốt để được hưởng đại lý phí hoặc một vài phụ phí khác. Ngoài ra, một hệ thống đại lý tốt còn có thể giúp cho việc chăm sóc các khách hàng ở nước ngoài tốt hơn. Lợi thế cạnh tranh thứ hai mà các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ logistics Việt Nam thường tận dụng, đó là mối quan hệ tốt với các hãng tàu và khách hàng. Điều này giúp cho doanh nghiệp logistics có được giá cước tàu tốt và nguồn khách hàng tiềm năng từ chính các hãng tàu mang lại. Trong môi trường cạnh tranh gay gắt hiện nay, hàng loạt công ty kinh doanh logistics ra đời sẵn sàng chào giá thấp để lấy khách hàng. Do đó, những công ty logistics lâu năm phải cố gắng giữ chân khách hàng bằng các mối quan hệ thân thiết, và sẵn sàng phục vụ cho khách hàng dù chỉ là những việc nhỏ nhặt nhất.

Tuy nhiên, nếu xét trong một môi trường cạnh tranh chuyên nghiệp thì các công ty logistics ở Việt Nam sẽ thua xa các công ty logistics nước ngoài về quy mô, dịch vụ cung ứng, trình độ khoa học kỹ thuật công nghệ… Năng lực công nghệ thông tin của các doanh nghiệp Việt Nam thực sự yếu trong khi đây là một tiêu chí rất quan trọng trong cung ứng dịch vụ logistics hiện nay. Việc trao đổi thông tin hiện nay ở các doanh nghiệp logistics Việt Nam đa số được thực hiện thủ công thông qua điện thoại, email mà chưa có chức năng theo dõi “track and trace“ hiệu quả qua website cũng như hệ thống truyền dữ liệu điện tử EDI.

- Theo xếp hạng của ngân hàng thế giới năm 2007, năng lực cạnh tranh của Việt Nam đã đạt thứ bậc rất đáng khích lệ: hạng 53 trong tổng số 150 quốc gia được đánh giá. Hoạt động Hải quan tại Việt Nam đạt hạng khá cao 37. Cơ sở hạ tầng logitstics của Việt Nam đạt mức khá: 60. Việc thuận lợi dễ dàng trong việc chuyển gửi hàng hóa cũng rất khá: 47. Năng lực logtistics tại Việt Nam và việc theo dõi hàng hóa giao nhận cũng khá tốt: 56 và 53. Khả năng giao hàng đúng hạn thuộc hạng trung bình khá: 65. Riêng việc tốn phí logistics tại Việt Nam cho dù giá cạnh tranh rất khả quan: rẻ hàng thứ 17 trên thế giới. Tuy nhiên, vẫn cần có những biện

pháp cắt giảm chi phí để giúp cho Việt Nam phát triển ngành logistics, gia tăng sức cạnh tranh trên thị trường thế giới (xem chi tiết Phụ lục 5)

Tình hình sử dụng các điều kiện thương mại Incoterms cho hàng xuất khẩu đã có những chuyển biến nhất định. Trước đây, phần lớn các doanh nghiệp XNK ở Việt Nam đều mua theo điều kiện nhóm C và bán theo điều kiện nhóm F. Kết quả là quyền quyết định đối với phương tiện vận tải và bảo hiểm rơi vào tay các công ty nước ngoài, do đó các công ty logistics trong nước gần như cũng lệ thuộc vào hệ thống đại lý logistics ở nước ngoài, lệ thuộc vào nguồn hàng chỉ định từ phía hệ thống đại lý này mang lại. Tuy nhiên, theo nghiên cứu của tác giả, kết quả khảo sát câu 2, phần A – phụ lục 2, các doanh nghiệp XNK của chúng ta đang dần lấy lại lợi thế khi xuất khẩu theo điều kiện CIF (Cost Insurance and Freight) và FOB (Free on Board) gần như ngang bằng nhau (mean bằng 3.1), trong đó nhóm C nhỉnh hơn đôi chút với điều kiện CFR đạt mean 2.47. Điều này sẽ tạo thuận lợi cho các doanh nghiệp logistics Việt Nam dễ dàng tiếp cận với nguồn khách hàng nội, từ đó nâng cao lợi thế và sức mạnh cạnh tranh để khai thác tốt tiềm năng của thị trường logsitics trong nước.

Biu đồ 2.2: Tình hình s dng các điu kin thương mi ca các doanh nghip xut khu Vit Nam.

Mean = 1: hoàn toàn không sử dụng Mean = 5: sử dụng rất nhiều.

1.03 1.07 1.2 3.1 3.1 2.47 3.1 1.37 1 1 1 0 0.5 1 1.5 2 2.5 3 3.5

Một phần của tài liệu 10 Thực trạng và những giải pháp phát triển Logistics trong giao nhận vận tải biển quốc tế tại Việt Nam đến năm 2015 (Trang 25 - 27)