Củng cố và tăng cường nội lực doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ

Một phần của tài liệu 10 Thực trạng và những giải pháp phát triển Logistics trong giao nhận vận tải biển quốc tế tại Việt Nam đến năm 2015 (Trang 67 - 69)

- Tạo môi trường kinh doanh thuận lợi cho các doanh nghiệp logistics nhằm

3.2.2.1 Củng cố và tăng cường nội lực doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ

logistics:

Theo như phần phân tích ở Chương 2, các doanh nghiệp logistics Việt Nam thua kém xa các công ty logistics nước ngoài về hiệu quả kinh doanh, vốn, mạng lưới hoạt động... Vì vậy, việc tăng cường và củng cố nội lực sẽ giúp cho các doanh nghiệp logistics nước ta phát triển lâu dài, bền vững.

Mc tiêu gii pháp:

- Khắc phục thực trạng yếu kém toàn diện so với đối thủ cạnh tranh về nguồn nhân lực, quy mô, hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp.

- Củng cố hệ thống đại lý và tiến đến thiết lập hệ thống mạng lưới toàn cầu nhằm vượt qua nguy cơ mất khả năng cung ứng dịch vụ ở nước ngoài khi các đại lý được phép kinh doanh dưới hình thức 100% vốn nước ngoài giúp cho các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh Việt Nam tiến vào thị trường thế giới.

- Thiết lập mối liên kết giữa các doanh nghiệp trong ngành logistics với nhau và giữa các doanh nghiệp logistics Việt Nam với các chủ hàng trong cạnh tranh với các doanh nghiệp nước ngoài vì lợi ích chung cùng phát triển.

Ni dung gii pháp:

- Thiết lập mối liên kết giữa các doanh nghiệp trong ngành logistics với nhau và giữa các doanh nghiệp logistics Việt Nam với các chủ hàng trong cạnh tranh với các doanh nghiệp nước ngoài vì lợi ích chung cùng phát triển.

Trước thực trạng chung của các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay thì việc liên kết được coi là cứu cánh cho các doanh nghiệp trước sự cạnh tranh của các doanh nghiệp nước ngoài. Với loại hình dịch vụ logistics, sự cạnh tranh sẽ khốc liệt hơn nhiều. Trong khi hầu hết các doanh nghiệp hoạt động một cách rất manh mún, hoàn toàn độc lập với nhau thì liên kết xem như là giải pháp tất yếu để tồn tại và phát triển. Bên cạnh đó các doanh nghiệp logistics có thể trao đổi với nhau về thông tin và nhu cầu từ đó giúp đỡ nhau từng bước nâng cấp cơ sở vật chất phục vụ tốt hơn cho nhu cầu của khách hàng vốn được nâng cao liên tục. Điều này sẽ đạt hiệu quả cao hơn nếu thông qua sự giúp đỡ của Hiệp hội ngành nghề, do vậy các doanh nghiệp nên tham gia vào tổ chức ngành như VIFFAS để có thể tận dụng tối đa hiệu quả của giải pháp này.

Ngoài ra, các doanh nghiệp logistics Việt Nam nên liên kết với các chủ hàng Việt Nam và tận dụng sự giúp đỡ của họ. Qua việc liên kết, doanh nghiệp logistics sẽ hiểu được hiện tại các chủ hàng đang thâm nhập thị trường nào và mức độ ra sao từ đó có chiến lược cung ứng dịch vụ phù hợp với nhu cầu của các chủ hàng. Song song đó, các chủ hàng cũng có thể giúp doanh nghiệp logistics duy trì hoạt động của mình ở trong nước, và từng bước mở rộng tầm hoạt động ra thế giới.

- Doanh nghiệp cần có chính sách đầu tư cho đội ngũ quản lý, những người gắn bó với doanh nghiệp, có kiến thức và nghiệp vụ tương đối cao và lực lượng nhân viên nghiệp vụ, những người trực tiếp thực hiện cung ứng dịch vụ. Theo đó, nên có các kế hoạch cho nhân viên tham gia các khóa học logistics, tham gia các hội thảo về chuyên đề này nhằm nắm bắt những cơ hội, thách thức liên quan tới ngành nghề, lĩnh vực của mình từ đó hoạch định được những giải pháp cho doanh nghiệp mình.

- Củng cố và thiết lập hệ thống đại lý, từng bước chuyển sang thiết lập văn phòng đại diện và chi nhánh ở nước ngoài.

Hiện nay với hoạt động hợp tác với các doanh nghiệp logistics nước ngoài, các doanh nghiệp logistics Việt Nam có thuận lợi tận dụng hệ thống văn phòng của họ ở nước ngoài để từng bước thiết lập hệ thống hoạt động của mình ở nước ngoài. Trước tiên, văn phòng đại diện ở nước ngoài sẽ giúp doanh nghiệp logistics kiểm soát thông tin hiệu quả và kịp thời hơn, tránh được những thất bại về thông tin gây bất lợi cho khách hàng. Sau khi thiết lập được văn phòng đại diện, từng bước thiết lập chi nhánh theo điều kiện cho phép của tập quán từng nước, trước tiên là các nước có quan hệ ngoại thương lớn với Việt Nam như Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc, Hoa Kỳ và những trung tâm logistics của khu vực như Singapore, Hồng Kông.

Các doanh nghiệp logistics Việt Nam khi làm đại lý hoặc liên doanh với các doanh nghiệp logistics nước ngoài, cần phải học hỏi những kỹ năng quản lý, công nghệ thông tin, hệ thống khách hàng, thị trường… của họ. Tránh trường hợp khi đối tác được quyền thành lập công ty 100% vốn ở Việt Nam theo lộ trình mở của WTO thì doanh nghiệp logistics Việt Nam trở nên hụt hẫng, không đủ khả năng cung ứng dịch vụ logistics trong và ngoài nước, từ đó dần dần bị đào thải trong một môi trường cạnh tranh khắc nghiệt.

Tính kh thi ca gii pháp:

Các doanh nghiệp Việt Nam mặc dù yếu kém gần như hoàn toàn so với đối thủ cạnh tranh nhưng hiện vẫn còn thời gian bảo hộ 2-4 năm trước khi đi vào cạnh tranh bình đẳng. Trong thời gian này các doanh nghiệp có điều kiện tiếp cận học hỏi kinh nghiệm của họ thông qua hợp đồng hợp tác, liên doanh và tận dụng thời cơ này tiếp thu kinh nghiệm quản lý, tiếp cận công nghệ thông tin hiện đại để củng cố chính mình. Tận dụng cơ hội này sẽ giúp các doanh nghiệp Việt Nam đứng vững trong cạnh tranh bình đẳng với các doanh nghiệp nước ngoài.

Một phần của tài liệu 10 Thực trạng và những giải pháp phát triển Logistics trong giao nhận vận tải biển quốc tế tại Việt Nam đến năm 2015 (Trang 67 - 69)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(84 trang)