Ứng dụng công nghệ thông tin vào hoạt động logistics:

Một phần của tài liệu 10 Thực trạng và những giải pháp phát triển Logistics trong giao nhận vận tải biển quốc tế tại Việt Nam đến năm 2015 (Trang 77 - 80)

- Chuyển đổi thói quen của các doanh nghiệp XNK Việt Nam trong việc sử

3.2.2.5 Ứng dụng công nghệ thông tin vào hoạt động logistics:

Công nghệ thông tin ngày càng phát triển mạnh trên thế giới. Nếu biết tận dụng, chúng sẽ làm cho công việc được xử lý một cách rất hiệu quả và nhanh chóng.

Mc tiêu gii pháp:

- Nâng cao hiệu quả quản lý thông qua các chương trình ứng dụng logistics rút ngắn thời gian khai thác và cung ứng dịch vụ cho với khách hàng.

- Tạo sự tương tác trực tiếp cho khách hàng thông qua các công cụ thương mại điện tử.

Ni dung gii pháp:

- Hệ thống giao thông thông minh (Intelligent Transport System – ITS) đã được triển khai ứng dụng ở hầu hết các nước tiên tiến trên thế giới. Tại Việt Nam, hiện nay hệ thống này chỉ đang được triển khai tại một số ít doanh nghiệp vận tải ở TP.HCM. ITS áp dụng hoàn hảo công nghệ tiên tiến và phần mềm máy tính vào các thiết bị kiểm soát, chỉ dẫn, điều khiển, thông tin liên lạc. Công nghệ GPS/ GIS/ GSM/ CDMA giúp các doanh nghiệp dễ dàng truy cập các thông tin cần thiết về phương tiện vận tải, tài xế từ các thiết bị cầm tay như laptop, PDA, điện thoại di động. Các ứng dụng này có thể làm cho các doang nghiệp kinh doanh dịch vụ logistics thay đổi quan điểm trong công tác vận hành, quản lý hệ thống xe vận tải của mình, nhằm tiết giảm và kiểm soát chi phí một cách hiệu quả nhất.

Với thiết bị hộp đen được lắp đặt trên xe thu và truyền dữ liệu trực tuyến có tích hợp công nghệ định vị toàn cầu GPS, tự động thu thập các thông tin về vị trí, tốc độ xe trong suốt hành trình, cho phép người quản lý có thể thu nhận các thông tin được truyền về trung tâm, hiển thị trên bản đồ số và cho phép chuyển các tin nhắn điều hành như kẹt xe, ngập nước… ngược lại đến người lái xe. Như vậy, doang nghiệp có thể tiết giảm được chi phí điều hành, thiết lập hệ thống cảnh báo lỗi vi phạm của tài xế, thiết lập hệ thống liên lạc nội bộ và kiểm soát chi phí thông tin liên lạc. Giải pháp này ngoài việc có thể giúp cho doanh nghiệp vận tải kiểm soát kế hoạch vận tải - giao nhận và giám sát đội xe mà còn góp phần giải quyết bài toán an toàn giao thông. Đây là giải pháp hữu hiệu giúp doanh nghiệp điều tiết phương tiện vận tải của mình trong tình trạng hệ thống giao thông trì trệ, kẹt xe, ô nhiễm môi trường, kiểm soát tài xế về tính an toàn lẫn chi phí vận tải.

- Cần nghiên cứu ứng dụng công nghệ nhận dạng bằng tần số (RFID) trong quản lý chuổi cung ứng. Công nghệ RFID cho phép các nhà bán lẻ và các nhà cung ứng dịch vụ logistics theo dõi và kiểm soát hàng hóa của mình xuyên suốt chuỗi cung ứng, từ đó có thể quản lý hàng tồn kho, tiết kiệm thời gian, chi phí không cần thiết. Những thẻ RFID được sử dụng để nhận dạng một món hàng riêng biệt. Khi những tấm thẻ này đi qua khu vực được bố trí một đầu đọc tương thích thì chúng sẽ chuyển những thông tin về cho đầu đọc như nơi sản xuất, ngày sản xuất, nhật ký hành trình của hàng hóa… Ngoài ra, một đầu đọc được trang bị phần mềm đặt hàng còn có thể tự động đặt hàng khi hàng hóa trong kho đã gần hết.

- Theo kết quả nghiên cứu của tác giả, các công ty kinh doanh dịch vụ logistics hiện nay vẫn chủ yếu sử dụng hệ thống thông tin truyền thống như điện thoại, fax, email… để trao đổi thông tin, gửi và nhận chứng từ.

100% 20% 20% 60% 6.70% 26.70% 0% 20% 40% 60% 80% 100% 120%

Điện thoại Fax Email Website Gặp gỡ trực

tiếp

(Nguồn: Khảo sát của tác giả, phụ lục 2, câu 5 phần B)

- Để nâng cao khả năng cạnh tranh và tính chuyên nghiệp trong hoạt động kinh doanh, các công ty logistics cần phải ứng dụng các chương trình, phần mềm quản lý logistics chuyên dụng như Lotus Logistics Management, Nextcom Fleet Management System, Transport Management System, Warehouse Management System… hay các công cụ truyền dữ liệu trực tuyến như EDI. Nếu tuân thủ các tiến trình hoạt động trên phần mềm, các công ty có thể quản lý chặt chẽ các hoạt động sản xuất kinh doanh của mình, từ quản lý chi phí kinh doanh đến chi phí vận chuyển và cho đến các chi phí văn phòng khác một cách chính xác và hiệu quả. So với hoạt động theo kiểu thủ công thì điều này không chỉ giúp doanh nghiệp tiết kiệm chi phí, nhân lực mà còn tạo một quy trình chặt chẽ, xuyên suốt giúp việc lưu thông hàng hóa trở nên khoa học hơn. Ngoài ra, khách hàng có thể tương tác trực tiếp trên trang web của công ty, có thể đặt hàng và theo dõi quá trình đi, đến của chính hàng hóa của mình thông qua các công cụ như track and trace (theo dõi đơn hàng), lịch tàu, e- booking, theo dõi chứng từ...

Tính kh thi ca gii pháp:

Công nghệ thông tin ngày nay đang phát triển một cách vượt bậc. Với lợi thế là người đi sau, các công nghệ tiên tiến hiện đang được áp dụng tại các nước khác sẽ là cơ sở cho chúng ta học hỏi kinh nghiệm. Hơn thế nữa, các công ty giải pháp

phần mềm trong nước đã và đang cho ra đời các sản phẩm tiện ích với chi phí rẻ hơn. Đó cũng là điều làm cho giải pháp có tính khả thi cao khi các doanh nghiệp logistics Việt Nam có thể ứng dụng được các công nghệ hiện đại với chi phí hợp lý nhất.

Một phần của tài liệu 10 Thực trạng và những giải pháp phát triển Logistics trong giao nhận vận tải biển quốc tế tại Việt Nam đến năm 2015 (Trang 77 - 80)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(84 trang)