CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC CHO HOẠT ĐỘNG LOGISTICS TRONG GIAO NHẬN VẬN TẢI BIỂN QUỐC TẾ SAU KHI VIỆT NAM GIA NHẬP

Một phần của tài liệu 10 Thực trạng và những giải pháp phát triển Logistics trong giao nhận vận tải biển quốc tế tại Việt Nam đến năm 2015 (Trang 49 - 52)

9 Dự án liên doanh giữa Prudential và Busan Authority Port của Hàn Quốc Tuy

2.3.CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC CHO HOẠT ĐỘNG LOGISTICS TRONG GIAO NHẬN VẬN TẢI BIỂN QUỐC TẾ SAU KHI VIỆT NAM GIA NHẬP

GIAO NHẬN VẬN TẢI BIỂN QUỐC TẾ SAU KHI VIỆT NAM GIA NHẬP WTO:

- Việt Nam đã chính thức trở thành thành viên thứ 150 của WTO. Việc gia nhập này sẽ giúp Việt Nam thu hút các nhà đầu tư nước ngoài, biến Việt Nam trở thành trung tâm sản xuất cho thế giới, sau Trung Quốc và Ấn Độ. Hơn thế nữa, cùng với làn sóng đầu tư trực tiếp từ các công ty đa quốc gia về sản xuất, các công ty kinh doanh dịch vụ logistics nước ngoài như Maersk Logistics, APL Logistics, NYK Logistics, MOL Logistics… cũng đã sẵn sàng đầu tư vào thị trường logistics non trẻ này. Sự đầu tư của các tập đoàn logictics này giúp nâng cấp cơ sở hạ tầng và mở rộng hệ thống dịch vụ của Việt Nam.

- Thị trường logistics Việt Nam còn rất non trẻ và đang trong giai đoạn đầu phát triển. Hiện nay, các doanh nghiệp Việt Nam chưa quan tâm nhiều đến các hoạt động logistics dẫn đến chi phí logistics và lượng hàng tồn kho cao. Việc làm thế nào để tối ưu hóa việc tồn kho hàng hóa, giảm chi phí, nâng cao năng lực cạnh tranh… là cơ hội tốt cho các nhà cung cấp dịch vụ logistics khai thác, chào bán các sản phẩm, dịch vụ hơn là chỉ đơn thuần làm vận chuyển, giao nhận và khai thuê hải quan.

- Hoạt động thuê ngoài các dịch vụ logistics vẫn là xu hướng chung và phổ biến của các tập đoàn đa quốc gia tại Việt Nam. Các công ty đa quốc gia này đang xem việc sử dụng chuỗi cung ứng của mình là vũ khí trong việc tạo ra lợi thế cạnh tranh. Các công ty có quy mô càng lớn càng thực hiện nhiều hoạt động thuê ngoài. Do đó, họ sẵn sàng thuê ngoài một số hoạt động logistics trong chuỗi cung ứng của mình nhằm tối ưu hóa chuỗi cung ứng với chi phí thấp nhất có thể. Theo bảng 2.11 bên dưới, việc thuê ngoài có thể giúp doanh nghiệp giảm được chi phí từ 13-20% và chu kỳ cho một đơn hàng được rút ngắn xuống khoảng 25-30%.

Bng 2.11: Li ích t hot động thuê ngoài Lợi ích Tất cả các khu vực Bắc Mỹ Châu Âu Châu Á – Thái Bình Dương Châu Mỹ Latin

Giảm chi phí logistics (%) 13 11 13 12 16 Giảm chi phí cố định dành

cho logistics (%) 18 14 20 17 25

ngoài (ngày) bình cho một đơn hàng Có thuê ngoài (ngày) 10,3 13,1 10,2 9,7 6,8 (Nguồn: Capgemini, Georgia Institute of Technology, SAP and DHL, The State of Logistics Outsourcing – 2007 third-party logistics, 2007)

Khi gia nhập WTO nguồn cầu logistics sẽ tăng lên nhanh chóng so với hiện nay nhờ vào gia tăng hoạt động thương mại giữa Việt Nam với nước ngoài và hoạt động đầu tư trực tiếp của nước ngoài vào Việt Nam. Theo Bộ Kế Hoạch và Đầu Tư năm 2007 vốn FDI của Việt Nam đạt mức kỷ lục 20.3 tỉ USD. Nguồn FDI này góp phần gia tăng tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam năm 2007 đạt 112,2 tỉ USD, tăng 31.3% so với năm 2006, trong đó xuất khẩu đạt 48,56 tỉ USD, tăng 21,9% so với năm 2006 và nhập khẩu là 62,7 tỉ USD. Một số thị trường xuất nhập khẩu lớn trên thế giới của Việt Nam được thể hiện qua bảng 2.12 dưới đây.

Bng 2.12:Th trường xut nhp khu chính ca Vit Nam giai đon 2006 - 2007

Thị trường xuất khẩu Thị trường nhập khẩu Thứ

hạng Quốc gia 2006 2007 Quốc gia 2006 2007

1 Hoa Kì 6.819,50 10.005,00 Trung Quốc 6.643,50 11.728,83 2 EU 6.272,60 8.860,77 Singapore 5.148,60 7.208,42 3 Nhật Bản 5.028,50 5.907,38 Đài Loan 5.064,90 6.674,80 4 Trung Quốc 3.227,50 3.251,88 Nhật Bản 4.502,30 5.894,98 5 Australia 3.032,60 3.161,02 Hàn Quốc 4.140,00 5.105,48 6 Singapore 2.115,40 2.131,06 EU 2.924,40 4.908,19 7 Đức 1.129,40 1.787,04 Thái Lan 2.728,00 3.620,77 8 Anh 1.060,20 1.423,05 Malaysia 1.459,30 2.256,84 9 Malaysia 1.214.60 1.343.56 Hong Kong 1.370,80 1.835.19 10 Hàn Quốc 842.90 1.226.04 Hoa Kỳ 820,80 1.604.17

Từ năm 2003-2007, sản lượng hàng hóa chuyên chở bằng đường biển của Việt Nam hàng năm tăng trung bình 19.88% như phân tích ở 2.13.

Bng 2.13: Sn lượng hàng hóa và container xut nhp khu qua các cng ca Vit Nam giai đon 2003-2007.

Năm Sản lượng container (Teu)

2003 1.798.800

2004 2.270.700

2005 2.698.100

2006 3.710.870

2007 4.489.165

% Tăng trưởng (2007 so với 2006) 20,97% Mức tăng trưởng trung bình (2003-2007) 20,71%

(Ngun: Cc Hàng Hi Vit Nam)

Nếu tốc độ tăng trưởng này được tiếp tục thì năm 2010 lượng hàng hóa chuyên chở bằng container sẽ đạt mức trên 7 triệu TEU.

- Một cơ hội nữa cho các doanh nghiệp Việt Nam là rào cản đầu tư ra nước ngoài về ngành logistics cũng được tháo gỡ ở các nước thành viên WTO. Tuy nhiên cơ hội này chỉ được nắm bắt khi các doanh nghiệp Việt Nam đủ mạnh để thắng thế cạnh tranh trên sân nhà.

Một phần của tài liệu 10 Thực trạng và những giải pháp phát triển Logistics trong giao nhận vận tải biển quốc tế tại Việt Nam đến năm 2015 (Trang 49 - 52)