TẠI VIỆT NAM

Một phần của tài liệu 10 Thực trạng và những giải pháp phát triển Logistics trong giao nhận vận tải biển quốc tế tại Việt Nam đến năm 2015 (Trang 56 - 57)

3.1 MỤC TIÊU, QUAN ĐIỂM VÀ CĂN CỨ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP:

3.1.1 Mc tiêu đề xut gii pháp:

- Đưa ra các giải pháp ở tầm vi mô và vĩ mô, giúp cho các doanh nghiệp kinh doanh logistics có thể nâng cao hiệu quả hoạt động với sự hỗ trợ từ phía Chính Phủ và các tổ chức, Hiệp hội…

- Xây dựng định hướng chiến lược và phát triển hệ thống Logistics chuyên nghiệp cho các doanh nghiệp giao nhận, vận tải.

- Giải pháp tạo nền tảng vững chắc cho các doanh nghiệp Việt Nam trong hoạt động kinh doanh trong nước, đặt nền móng vững vàng để vươn ra thị trường các nước trên thế giới.

- Giải pháp được đề xuất giúp cho các doanh nghiệp Logistics duy trì hoạt động hiện tại của mình trong điều kiện cạnh tranh bình đẳng với các doanh nghiệp logistics có vốn đầu tư nước ngoài thời hậu WTO.

- Giúp cho các doanh nghiệp Logistics thực hiện tốt vai trò của mình đối với quốc gia, góp phần ổn định nền kinh tế Việt Nam.

3.1.2 Quan đim đề xut gii pháp:

- Thứ nhất, sự phát triển của các doanh nghiệp logistics phải gắn với sự phát triển chung của ngành logistics Việt Nam. Các doanh nghiệp Logistics hoạt động ngày càng phát triển thì thì ngành logistics Việt Nam mới phát triển được. Tuy nhiên giải pháp phải hướng đến sự phát triển chung chứ không vì lợi ích cục bộ của một bộ phận doanh nghiệp nào đó gây ảnh hưởng đến sự phát triển chung của ngành. Từ đó mới có thể làm động lực phát triển cho các ngành liên quan.

- Thứ hai, nội lực của doanh nghiệp chính là động lực chính cho cạnh tranh và phát triển. Các doanh nghiệp Logistics Việt Nam cần phải xác định rõ quan điểm phát triển bằng chính nội lực của mình. Nhà nước và Hiệp hội chỉ đóng vai trò hỗ

trợ, định hướng và giúp đỡ những khó khăn, vướng mắc mang tính vĩ mô và có tính chất quốc tế vượt ngoài khả năng của doanh nghiệp.

- Thứ ba, hoàn thiện và phát triển hoạt động logistics trong giao nhận có vai trò quan trọng trong việc gia tăng khà năng xuất nhập khẩu và nâng cao hiệu quả ngoại thương. Bằng cách sử dụng phương thức vận tải hiệu quả nhất, cắt giảm chi phí, nâng cao chất lượng và trình độ hoạt động logistics, qua đó, doanh nghiệp có khả năng hạ giá thành sản phẩm xuất khẩu, nâng cao lợi nhuận. Hoàn thiện và phát triển hoạt động logistics có ý nghĩa nâng cao khả năng hội nhập, tiếp cận với thị trường quốc tế, đồng thời thu hút các nguồn lực quốc tế vào trong nước.

Một phần của tài liệu 10 Thực trạng và những giải pháp phát triển Logistics trong giao nhận vận tải biển quốc tế tại Việt Nam đến năm 2015 (Trang 56 - 57)