Vấn đề tài trợ rủi ro tín dụng của chi nhánh Thăng Bình

Một phần của tài liệu 317 Định hướng và giải pháp hạn chế rủi ro trong hoạt động tín dụng tại Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh Thăng Bình (Trang 98 - 100)

- Trong điều kiện kinh doanh ngân hàn gở Việt Nam hiện nay, các phơng pháp phân tích, đánh giá khách hàng chủ yếu là phơng pháp định tính nên hiệu

3.2.4. Vấn đề tài trợ rủi ro tín dụng của chi nhánh Thăng Bình

3.2.4.1. Công tác khắc phục rủi ro

* Công tác trích lập quỹ dự phòng rủi ro tín dụng

Để khắc phục RRTD, cần thiết phải trích lập quỹ dự phòng. Để thực hiện đúng đối tợng, có hiệu quả, chi nhánh Thăng Bình cần phải thực hiện tốt 1 số vấn đề sau:

- Thực hiện phân loại tài sản có và trích lập quỹ dự phòng rủi ro đúng quy định. Hiện nay, việc phân loại tài sản có và trích dự phòng rủi ro theo Quyết định số 493/2005/QĐ-NHNN ngày 22/4/2005 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nớc; tuy nhiên, chơng trình giao dịch của chi nhánh Thăng Bình còn lạc hậu, việc chuyển nợ đến hạn và trạng thái nợ phải thực hiện bằng phơng pháp thủ công nên thực hiện phân loại nợ cha kịp thời dẫn đến việc trích dự phòng rủi ro cha đúng quy định. Do vậy, Ban lãnh đạo cần phải quán triệt cho bộ phận kế toán thờng xuyên theo dõi các khoản nợ đến hạn, nợ gia hạn và điều chỉnh kỳ hạn nợ, trạng thái nợ để chuyển đúng vào các nhóm theo văn bản hớng dẫn và thực hiện trích dự phòng rủi ro theo tỷ lệ quy định.

- Rà soát lại các khoản nợ khó đòi có khả năng bị tổn thất để xác định đúng đối tợng đợc xử lý bù đắp rủi ro. Các khoản nợ thuộc nhóm 5 đợc quy định tại Điều 6 ban hành kèm theo Quyết định 493, tiến hành lập hồ sơ theo quy định trình Hội đồng xử lý rủi ro cấp trên phê duyệt. Việc làm này phải đợc triển khai kịp thời; bởi vì, khi các khoản nợ này còn nằm trên tài khoản nợ quá hạn thì phải chịu phí sử dụng vốn, trong khi đó nguồn xử lý rủi ro đã có mà không đợc trả phí. Vấn để này, trong thời gian qua chi nhánh Thăng Bình cha tính tới.

- áp dụng triệt để các biện pháp tận thu. Cần quán triệt đội ngũ cán bộ làm công tác tín dụng là việc sử dụng nguồn dự phòng để xử lý rủi ro không phải là xoá nợ cho khách hàng. Do vậy, các khoản nợ đợc xử lý rủi ro phải đợc quan tâm, thờng xuyên theo dõi và phân loại nợ theo khả năng thu hồi để có biện pháp thích hợp. Tiến hành ký hợp đồng với các cơ quan chức năng để uỷ quyền thu hồi nợ và chi hoa

hồng theo tỷ lệ quy định. Đối với các con nợ có khả năng thu hồi, nhng cố tình trốn tránh nhiệm trả nợ thì khởi kiện ra toà. Đây là khoản thu nhằm bổ sung nguồn tài chính của chi nhánh Thăng Bình; tuy nhiên, trong thời gian qua vấn đề này cha đợc quan tâm đúng mức.

3.2.4.2. Công tác chuyển giao rủi ro

* Tăng cờng các biện pháp đảm bảo an toàn trong hoạt động cho vay: Việc cho các DNNN vay trong khi tài sản đảm bảo của các doanh nghiệp này luôn bé hơn vốn vay đã gây không ít khó khăn cho ngân hàng trong việc giảm thiểu rủi ro cho vay, bên cạnh đó không nâng cao đợc trách nhiệm trả nợ của các DNNN, làm cho tỉ lệ nợ quá hạn, nợ khó đòi của thành phần kinh tế này gia tăng, gây nên rủi ro cho vay của ngân hàng. Do vậy, vấn đề cần làm hiện nay của chi nhánh Thăng Bình là phải thay đổi cơ chế cho vay với các DNNN, kiên quyết thực hiện việc bảo đảm tiền vay bằng các hình thức thế chấp, cầm cố, bảo lãnh, tránh tình trạng nơng tay, buông lỏng đối với các doanh nghiệp này. Mặt khác giảm dần d nợ nếu khách hàng không đáp ứng đủ điều kiện tài sản đảm bảo theo quy định của ngân hàng.

Đối với việc nhận tài sản đảm bảo, chi nhánh Thăng Bình cần thờng xuyên xem xét tính hợp lệ, hợp pháp và tính thị trờng của tài sản đó. Linh hoạt trong phạm vi cho phép đối với doanh nghiệp có tín nhiệm, kinh doanh có hiệu quả.

- Phối hợp với các công ty bảo hiểm để đa thêm điều khoản về bảo hiểm vật nuôi, cây trồng trong SXNN, bảo hiểm tàu thuyền trong nghề đánh bắt.

Ngoài rủi ro về dịch bệnh, các rủi ro thiên tai, sự biến động về giá cả cũng là những mối quan tâm rất lớn của ngời SXNN. Hơn nữa, khi các rủi ro này xuất hiện, không chỉ ảnh hởng đến một vài hộ mà ảnh hởng đến hầu hết các hộ SXKD và làm cho họ không thể chống đỡ nổi, tất yếu sẽ dẫn đến mất khả năng trả nợ ngân hàng. Vì vậy, việc triển khai các loại hình bảo hiểm này sẽ giúp cho ngời SXNN chủ động bù đắp chi phí, ổn định đời sống của họ và khôi phục hoạt động sản xuất, khuyến khích họ đầu t kỹ thuật để phát triển SXNN. Tuy nhiên, nớc ta hiện nay, các loại hình bảo hiểm nông nghiệp cha phát triển vì nhiều lý do khác nhau nên trớc mắt, chi nhánh Thăng Bình cần phối hợp với các công ty bảo hiểm để triển khai các loại hình bảo hiểm này. Qua đó bắt buộc các khách hàng vay vốn Ngân hàng phải tham gia bảo hiểm trong thời gian vay vốn.

Một phần của tài liệu 317 Định hướng và giải pháp hạn chế rủi ro trong hoạt động tín dụng tại Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh Thăng Bình (Trang 98 - 100)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(85 trang)
w