Thực trạng về hạn chế rủi ro tín dụng tại NHNo&PTNT chi nhánh Thăng Bình

Một phần của tài liệu 317 Định hướng và giải pháp hạn chế rủi ro trong hoạt động tín dụng tại Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh Thăng Bình (Trang 51 - 61)

- TCK T Kho Bạc Dân cư Tổng Nguồn vốn

2.2.2.Thực trạng về hạn chế rủi ro tín dụng tại NHNo&PTNT chi nhánh Thăng Bình

- Nguyên nhân khách quan. Đây là nguyên nhân chủ yếu phát sinh nợ quá hạn và nợ khó đòi tại chi nhánh. Năm 2001, nợ quá hạn do nguyên nhân này là 2.18 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 85.83% trong tổng số nợ quá hạn, nợ khó đòi là 0.27 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 90% trong tổng số nợ khó đòi tại chi nhánh Thăng Bình. Năm 2005 nợ quá hạn do nguyên nhân này gây ra chỉ còn là 1.22 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 83.56% trong tổng nợ quá hạn, nợ khó đòi là 0.06 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 75% trong tổng số nợ khó đòi tại chi nhánh Thăng Bình. Mặt khác, trong những năm qua, hạn hán, bão lụt thờng xuyên xảy ra trên địa bàn cộng với nạn dịch cúm gia cầm, bệnh lỡ mồm long móng ở gia súc tái phát gây thiệt hại lớn về kinh tế của ngời dân nói chung và nông dân Thăng Bình nói riêng làm giảm khả năng trả nợ cho ngân hàng.

- Nguyên nhân chủ quan. Nhìn chung nợ quá hạn và nợ khó đòi do nguyên nhân này gây ra là rất thấp. Năm 2001, nợ quá hạn là 0.36 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 14.17% trong tổng nợ quá hạn, nợ khó đòi là 0.03 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 10% trong tổng nợ khó đòi của chi nhánh, đến năm 2005, nợ quá hạn theo nguyên nhân này là 0.24 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 16.44% trong tổng số nợ quá hạn, nợ khó đòi là 0.02 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 25% trong tổng số nợ khó đòi của chi nhánh. Tuy nhiên, nợ quá hạn và nợ khó đòi theo nguyên nhân chủ quan có chiều hớng gia tăng về tỷ trọng, cần phải đợc quan tâm đúng mức.

Trong nguyên nhân chủ quan thì nguyên nhân do sản xuất, kinh doanh thua lỗ gây ra nợ quá hạn chiếm tỷ trọng lớn. Điều đó, chứng tỏ hoạt động sản xuất kinh doanh của khách hàng cha nhạy bén nắm bắt, định hớng và dự đoán đợc thị trờng để trồng cây gì, nuôi con gì và kinh doanh ở lĩnh vực nào để thu đợc kết quả. Nhất là, những năm gần đây giá cả hàng nông sản, thực phẩm, hàng vật t nông nghiệp thờng xuyên biến động; đặc biệt, năm 2005 giá điều nguyên liệu tăng đột biến, nhng điều nhân không có đầu ra dẫn đến thua lỗ nặng nề.

Ngoài ra, do chất lợng thẩm định kém và sự kiểm tra, kiểm soát của cán bộ tín dụng cha đợc chặt chẽ, kịp thời nên phát sinh nợ xấu. Tuy nhiên, nguyên nhân này đợc chấn chỉnh kịp thời nên trong những năm gần đây ít phát sinh nợ xấu.

2.2.2. Thực trạng về hạn chế rủi ro tín dụng tại NHNo&PTNT chi nhánh Thăng Bình Thăng Bình

Việc hạn chế RRTD tại chi nhánh Thăng Bình đang là vấn đề quan tâm chú ý. Tuy việc hạn chế này cha đợc thực hiện theo một chơng trình có hệ thống, nhng các biện pháp nhằm hạn chế RRTD tại chi nhánh Thăng Bình đợc thể hiện rõ trong mục tiêu, chính sách, quy trình thẩm định, xét duyệt cho vay và chủ yếu trong công tác kiểm soát RRTD trên mọi mặt hoạt động tại chi nhánh Thăng Bình.

2.2.2.1. Về công tác nhận dạng, đo lờng RRTD của chi nhánh * Về công tác nhận dạng RRTD của chi nhánh

Công tác này mới đợc chi nhánh Thăng Bình thực hiện mang tính chất định tính dựa trên cảm nhận và kinh nghiệm của CBTD đối với từng loại hình cho vay và đối với từng đối tợng khách hàng mà cha có một mô hình nhận dạng RRTD cụ thể nào. Việc nhận dạng theo nguồn rủi ro, theo nghi vấn về điều kiện gây ra rủi ro và nguy cơ đều cha đợc chi nhánh đặt ra. Đây cũng là tình hình chung của các NHTM trên địa bàn Quảng Nam hiện nay. Do vậy, để có cái nhìn toàn diện về RRTD đã, đang và sẽ xảy ra, chi nhánh Thăng Bình cần phải xây dựng mô hình nhận dạng RRTD để đáp ứng đợc yêu cầu mới trong điều kiện hoạt động kinh doanh tín dụng ngày nay.

* Về công tác đo lờng RRTD của chi nhánh Thăng Bình

Công tác này đợc chi nhánh Thăng Bình thực hiện khá tốt thông qua việc thẩm định, đánh giá cụ thể cho từng đối tợng khách hàng nh sau:

- Đối với khách hàng là cá nhân, HSX. Mỗi khách hàng vay và những ngời bảo lãnh cho họ đều đợc yêu cầu phải hoàn tất và cung cấp một báo cáo chi tiết về tình trạng bản thân và đợc chi nhánh Thăng Bình tiến hành kiểm tra báo cáo này một cách cẩn thận, nếu có sự nghi ngờ sẽ tìm mọi cách để làm sáng tỏ vấn đề. Những thông tin cần thẩm định và đánh giá đó là: Các thông tin về ngời vay có đầy đủ và chính xác không, lịch sử tín dụng, nơi thờng trú có ổn định, sức khoẻ, tình trạng hôn nhân có vấn đề gì bất thờng không. Nghề nghiệp đã và đang làm gì, có liên quan gì đến kế hoạch đầu t kinh doanh đang vay, hiện tại đang làm thuê hay tự kinh doanh, công việc có lâu dài, có ổn định không. Ngời vay đề nghị dùng nguồn nào trả nợ, có đảm bảo và có hoàn toàn trong tầm kiểm soát của ngời vay không. Nếu ngân hàng cho vay và sau đó ngời vay bị chết sẽ phải làm thế nào để thu nợ. Tình trạng tài chính nh thế nào, đã từng bị phá sản cha, tài sản hiện có thuê hay sở hữu, duy nhất

hay đồng sở hữu, tài sản bảo đảm có thích hợp không, tài sản ngời vay có sẵn sàng cha. Thu nhập từ công việc, hoạt động kinh doanh có ổn định không, ngời vay có đủ tiền để trả nợ và có thích hợp với kế hoạch kinh doanh đề xuất không.

- Đối với khách hàng là doanh nghiệp. Chi nhánh Thăng Bình đã có những phân tích sâu hơn, toàn diện hơn để đo lờng chính xác và kiểm soát chặt chẽ về RRTD đối với đối tợng này.

+ Thẩm định và đánh giá những vấn đề chủ yếu về t cách vay nợ, bản thân giám đốc có phải là ngời uy tín hay không, năng lực quản lý có vững vàng không, hiện trạng và triển vọng kinh doanh trong tơng lai, lịch sử tín dụng, lịch sử quan hệ với ngân hàng. Nếu khách hàng là doanh nghiệp mới, chi nhánh tập trung thẩm định một số vấn đề chủ yếu về t cách pháp lý thật sự, uy tín, khả năng, kinh nghiệm của giám đốc và các trợ thủ, khả năng tồn tại và phát triển của doanh nghiệp, các kế hoạch kinh doanh, kế hoạch tài chính có thực tế không.

+ Thẩm định năng lực tài chính của doanh nghiệp: Để thẩm định năng lực tài chính, chi nhánh dựa vào các thông tin kế toán 2 năm gần nhất mà khách hàng cung cấp (bao gồm bảng cân đối kế toán, báo cáo kết quả kinh doanh, báo cáo lu chuyển tiền tệ và bảng thuyết minh tài chính). Dựa vào các số liệu trên các báo cáo tài chính, chi nhánh kiểm tra độ tin cậy của các thông tin đợc cung cấp và đi vào phân tích các nội dung sau:

Về nguồn vốn: xem xét khả năng tự chủ và khả năng tiếp nhận nợ vay của các doanh nghiệp thông qua việc phân tích hệ số nợ, xét sự tăng giảm nguồn vốn chủ và nguyên nhân của sự tăng giảm và tìm hiểu số d nợ vay hiện tại của khách hàng tại các TCTD.

Về khả năng thanh toán: tính toán và phân tích các chỉ tiêu khả năng thanh toán hiện hành, khả năng thanh toán nhanh.

Về tình hình công nợ: phân tích và đánh giá các khoản phải thu, khoản phải trả, nguyên nhân, đặt biệt chú ý đến các khoản nợ sắp đến hạn và quá hạn

Về hàng tồn kho: Đánh giá, so sánh vòng quay hàng tồn kho giữa các kỳ về sự tăng giảm, nguyên nhân và tính tích cực, tiêu cực về sự tăng giảm đó.

Về hiệu quả sử dụng tài sản: đánh giá chỉ tiêu về hiệu suất sử dụng TSCĐ, TSLĐ. Về kết quả kinh doanh: Xem xét kết quả hoạt động kinh doanh của khách hàng thông qua hai chỉ tiêu là doanh thu và lãi lỗ cũng nh mức độ biến động của chỉ

tiêu này.

+ Thẩm định phơng án vay vốn (đối với cho vay ngắn hạn) và phơng án SXKD (đối với cho vay trung hạn): Chi nhánh xem xét, đánh giá trên các khía cạnh sau:

Xem xét mục đích vay vốn, đối tợng sử dụng vốn có hợp lý không

Phân tích, đánh giá hiệu quả và tính khả thi của phơng án SXKD trên các mặt: tính khả thi của phơng án về công nghệ và trình độ quản lý, thị trờng tiêu thụ và khả năng thực hiện đúng tiến độ của phơng án nh thế nào, phân tích tính hiệu quả kinh tế dự tính khi thực hiện phơng án nh doanh thu, chi phí, lợi nhuận.

Xác định số vốn vay của khách hàng có phù hợp với quy định của NHNo&PTNT Quảng Nam không.

Phân tích tính khả thi của nguồn trả nợ, phân tích khả năng trả nợ tiền vay đầy đủ và đúng hạn của khách hàng nh thế nào.

+ Thẩm định tài sản bảo đảm: chi nhánh xem xét tài sản bảo đảm trên các khía cạnh: Tính chất pháp lý: tài sản có hợp pháp không, có hồ sơ, giấy tờ chứng nhận quyền sở hữu hợp pháp không.

Vị trí tài sản: ở đâu?, có thuận lợi cho việc kiểm tra và thanh lý khi khách hàng không trả đợc nợ không.

Về giá trị: giá trị hiện tại là bao nhiêu, xu hớng sẽ tăng hay giảm trong tơng lai. Sau khi thẩm định tài sản bảo đảm, chi nhánh Thăng Bình sẽ thoả thuận mức vay không quá 70% giá trị tài sản bảo đảm.

Tóm lại: việc đo lờng RRTD tại chi nhánh Thăng Bình đợc thực hiện khá tốt, tuy nhiên, các chỉ tiêu phân tích dựa theo ý kiến đánh giá khá chủ quan của CBTD chứ cha có thang điểm, tiêu chuẩn cụ thể nào để so sánh, xếp loại khách hàng một cách chính xác.

2.2.2.2. Về công tác kiểm soát rủi ro tín dụng của chi nhánh Thăng Bình * Công tác kiểm soát nguồn rủi ro cho vay của chi nhánh Thăng Bình (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Công tác kiểm soát nguồn rủi ro do thông tin. Vấn đề thu thập lu trữ thông tin: công tác thông tin đợc chi nhánh Thăng Bình chú trọng nhằm tránh tình trạng thông tin không cân xứng, tránh rủi ro do sự lựa chọn đối nghịch và rủi ro đạo đức. Để kiểm soát nguồn thông tin, chi nhánh Thăng Bình thực hiện thu thập và kiểm tra

độ tin cậy của thông tin bằng các kênh chủ yếu sau:

Sự cung cấp của khách hàng vay vốn: Thông qua việc yêu cầu khách hàng nộp các báo cáo chi tiết về mình, ngân hàng sẽ nắm đợc thông tin về khách hàng, tuy nhiên, nguồn thông tin này đợc khách hàng cân nhắc, sửa chửa kỹ trớc khi cung cấp nên độ tin cậy thấp.

Cử CBTD đến kiểm tra trực tiếp tại nơi hoạt động của khách hàng để kiểm tra độ tin cậy của thông tin do khách hàng cung cấp.

Nguồn thông tin lu trữ ở ngân hàng: Chỉ áp dụng đợc cho những khách hàng đã quan hệ với ngân hàng.

Nguồn thông tin tại chi nhánh NHNo&PTNT Quảng Nam và trung tâm thông tin CIC của Ngân hàng Nhà nớc Việt Nam.

Nhìn chung, công tác thông tin của chi nhánh còn yếu và cha đợc quan tâm đúng mức, do vậy, hậu quả xảy ra với chi nhánh Thăng Bình trong năm 2005, đã gặp phải rủi ro do cho vay đối với một khách hàng cùng với chi nhánh Kế Xuyên, Bình Quý, chi nhánh Chợ Đợc.

- Công tác kiểm soát nguồn rủi ro do khách hàng. Công tác tìm kiếm và đa dạng hoá khách hàng, phân tích, chọn lọc khách hàng để quan hệ đợc chi nhánh Thăng Bình rất chú trọng.

Đối với khách hàng là doanh nghiệp, chi nhánh Thăng Bình đã mở rộng khách hàng từ hai khách hàng DNNN và một DNTN năm 2000, thì đến năm 2005, khách hàng của chi nhánh Thăng Bình đã tăng lên 27 DNNQD và một DNNN. Ngoài ra, nhu cầu vay vốn đầu t của các khách hàng này cũng khá đa dạng nh đầu t để phát triển các làng nghề truyền thống, hàng thủ công mỹ nghệ, đầu t phát triển cơ sở hạ tầng. Đây cũng là hớng chính để mở rộng khách hàng của chi nhánh Thăng Bình phù hợp với xu hớng phát triển kinh tế trên địa bàn hiện nay.

Đối với khách hàng là HSX và cá nhân: Đây là khách hàng truyền thống và chủ yếu của chi nhánh Thăng Bình, ngoài việc mở rộng về số lợng đối với đối tợng này, chi nhánh đã đa dạng hoá các loại hình cho vay, nh mở rộng cho vay tiêu dùng, cho vay hộ để nuôi tôm, nuôi bò, nuôi heo sữa, phát triển các loại hình kinh tế trang trại trên địa bàn.

Nhìn chung, có thể khẳng định rằng, mục đích vay vốn hiện nay của các đối tợng vay vốn tại chi nhánh Thăng Bình đa dạng hơn so với trớc đây, cả về loại hình và về mục đích sử dụng vốn vay. Chính sự đa dạng này đã giúp chi nhánh Thăng Bình phân tán đợc rủi ro, trong hoạt động tín dụng không còn rơi vào tình trạng nợ quá hạn của chi nhánh tăng cao hay giảm thấp tuỳ thuộc vào một vài đối tợng vay chủ yếu, ví dụ phụ thuộc vào đối tợng vay là HSX. Tuy nhiên, xét theo giác độ phát triển kinh tế của huyện, nhiều ngành nghề, lĩnh vực mới phát triển cha đ- ợc chi nhánh Thăng Bình chú trọng đầu t nên cơ cấu tín dụng vẫn còn khá tập trung vào một số ngành, lĩnh vực hẹp, trong đó, đặc biệt quá chú trọng, tập trung cho vay doanh nghiệp, chỉ có 28 doanh nghiệp nhng chiếm gần 33% d nợ của chi nhánh Thăng Bình. Do vậy, muốn giảm thiểu RRTD, chi nhánh Thăng Bình cần phải đẩy mạnh đa dạng hóa khách hàng, trong đó cần chú trong đa dạng hóa về số lợng khách hàng vay vốn lẫn ngành nghề, lĩnh vực hoạt động kinh doanh của khách hàng.

- Công tác kiểm soát nguồn rủi ro do nhân viên. Với công việc và áp lực ngày càng tăng, trong khi, đội ngũ của chi nhánh Thăng Bình có độ tuổi ngày càng cao nên trong những năm qua, công tác đào tạo và đào tạo lại, bồi dỡng cán bộ đợc chi nhánh Thăng Bình đặc biệt quan tâm, chi nhánh Thăng Bình đã đề nghị một số cán bộ đợc tham gia học lớp cao học, cao cấp chính trị, cử một số cán bộ tham dự các lớp về nghiệp vụ ngân hàng, vi tính, tập huấn quy chế, cơ chế, quy trình nghiệp vụ do văn phòng miền trung mở nhằm nâng cao hơn nữa trình độ chuyên môn cũng nh trình độ chính trị, đổi mới t duy, nhận thức, đáp ứng yêu cầu trong tình hình kinh doanh mới. Thờng xuyên tổ chức kiểm tra, phân loại cán bộ để bố trí công việc phù hợp với năng lực của từng ngời. Ngoài ra, chi nhánh Thăng Bình thờng xuyên phát động phong trào thi đua trong đơn vị vào các ngày lễ lớn, thực hiện cơ chế khoán tín dụng đến từng cán bộ nghiệp vụ, từng khu vực tạo nên khí thế thi đua sôi nổi trong tập thể CBCNV trong chi nhánh Thăng Bình nhằm phấn đấu hoàn thành tốt các chỉ tiêu kế hoạch và nhiệm vụ đợc giao. Bên cạnh đó, chi nhánh Thăng Bình còn chú trọng đến công tác tập huấn và sử dụng có hiệu quả đội ngũ cộng tác viên, giúp việc ở hầu hết các địa phơng, nhờ vậy công tác cho vay, thu nợ, xử lý nợ quá hạn đợc kịp

thời đã góp phần không nhỏ cho việc hạn chế nợ quá hạn phát sinh của chi nhánh Thăng Bình. Tuy nhiên, vấn đề số lợng lẫn chất lợng con ngời của chi nhánh Thăng Bình cần đáng phải xem xét trong điều kiện hội nhập và cạnh tranh trong thời gian đến.

* Công tác giảm thiểu rủi ro cho vay của chi nhánh Thăng Bình

Song song với việc kiểm soát nguồn rủi ro, chi nhánh Thăng Bình cũng đã áp dụng các biện pháp kiểm soát cho vay nhằm giảm thiểu tổn thất nh:

- Xây dựng các chỉ tiêu cụ thể trong chính sách cho vay phù hợp với từng thời kỳ để có mục tiêu phấn đấu. Để hạn chế RRTD, hàng tháng, quý, năm, chi nhánh đặt

Một phần của tài liệu 317 Định hướng và giải pháp hạn chế rủi ro trong hoạt động tín dụng tại Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh Thăng Bình (Trang 51 - 61)