Tài trợ rủi ro tín dụng

Một phần của tài liệu 317 Định hướng và giải pháp hạn chế rủi ro trong hoạt động tín dụng tại Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh Thăng Bình (Trang 28 - 29)

RRTD dù có đợc kiểm soát chặt chẽ đến đâu cũng không thể ngăn chặn hoàn toàn. Tài trợ RRTD là việc chuẩn bị các nguồn tài chính để bù đắp cho những tổn thất khi RRTD xảy ra nhằm tránh cho ngân hàng rơi vào tình trạng khó khăn, khủng hoảng. Có 2 nhóm biện pháp tài trợ RRTD nh sau:

1.2.3.1 Các biện pháp tự khắc phục rủi ro tín dụng

Đây là phơng pháp mà ngân hàng bị RRTD phải tự mình thanh toán tổn thất. Nguồn dùng để bù đắp, giảm thấp thiệt hại sau khi RRTD xảy ra có thể là thu nhập, vốn tự có của ngân hàng. Vì vậy, trớc đó ngân hàng phải:

- Trích lập quỹ dự phòng RRTD

- Tham gia thực hiện bảo hiểm tiền gửi

Tự khắc phục rủi ro có thể làm tăng động lực kinh doanh của ngân hàng, làm cho ngân hàng có ý thức kiểm soát rủi ro chặt chẽ hơn vì khi RRTD xảy ra, ngân hàng phải là ngời gánh chịu tổn thất. Tuy nhiên, nếu tổn thất quá lớn, ngân hàng sẽ khó có thể chống đỡ nổi và sẽ bị phá sản.

1.2.3.2. Các biện pháp chuyển giao rủi ro tín dụng

Chuyển giao RRTD là việc sắp xếp để một vài đối tợng khác gánh chịu hoàn toàn hoặc một phần tổn thất xảy ra. Có thể chuyển tổn thất cho các đối tợng sau:

- Chuyển giao cho nhà bảo hiểm - Chuyển giao cho khách hàng

- Chuyển giao cho quỹ bảo hiểm góp chung của Nhà nớc

Chuyển giao RRTD có thể làm giảm tính bất ổn định của tổn thất và ngân hàng có thể bạo dạn hơn trong việc mở rộng quy mô cấp tín dụng. Tuy nhiên, chuyển giao RRTD có nhợc điểm là ngân hàng phải tốn kém chi phí cao cho ngời nhận chuyển giao, sự phân chia trách nhiệm giữa bên nhận chuyển giao và bên chuyển giao khó khăn

Một phần của tài liệu 317 Định hướng và giải pháp hạn chế rủi ro trong hoạt động tín dụng tại Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh Thăng Bình (Trang 28 - 29)