Hoàn thiện khung pháp lý về định giá, về hoạt động mua lại, sáp nhập

Một phần của tài liệu 173 Định giá trong hoạt động mua lại và sáp nhập doanh nghiệp tại Việt Nam (Trang 72 - 75)

5. Kết cấu của luận văn

3.2.1. Hoàn thiện khung pháp lý về định giá, về hoạt động mua lại, sáp nhập

nghiệp

- Việt Nam cũng cần hoàn thiện hành lang pháp lý về M&A. Hành lang pháp lý này sẽ

tạo điều kiện để xác lập giao dịch, địa vị của bên mua, bên bán, hậu quả pháp lý sau khi kết thúc giao dịch. Hiện nay, các quy định liên quan đến hoạt động M&A để xác lập giao dịch đã được hình thành trong các quy định của Bộ luật Dân sự, Luật Doanh nghiệp, Luật Đầu tư, Luật Cạnh tranh... Tuy nhiên, các quy định này mới chỉ dừng lại ở

dịch thương mại, tài chính, nó đòi hỏi phải có quy đinh cụ thể, có một cơ chế thị trường

để chào bán, chào mua doanh nghiệp, giá cả, cung cấp thông tin, chuyển giao và xác lập sở hữu, chuyển dịch tư cách pháp nhân, cổ phần, cổ phiếu các nghĩa vụ tài chính, đất

đai người lao động, thương hiệu... Đồng thời, còn hàng loạt vấn đề liên quan trực tiếp

đến M&A mà pháp luật nước ta còn chưa có quy định cụ thể như kiểm toán, định giá, tư vấn, môi giới, bảo mật thông tin, cơ chế giải quyết tranh chấp... Do đó Việt Nam phải hoàn thiện hành lang pháp lý về mặt M&A trong thời gian tới đây.

- Hoàn cảnh của Việt Nam hiện nay là các doanh nghiệp đang đối đầu với 2 vấn đề lớn:

o Việc gia nhập WTO sẽ giảm đáng kể các yếu tố bảo hộ của Nhà nước đối với công nghiệp nội địa. Các doanh nghiệp sẽ phải đối phó với sự cạnh tranh trực tiếp của các đối thủ cạnh tranh nước ngoài.

o Các doanh nghiệp Việt Nam phần lớn là ở quy mô vừa và nhỏ nên tính cạnh tranh yếu so với các doanh nghiệp nước ngoài.

Cho nên trước mắt, hành lang pháp lý cho hoạt động này nên tạo điều kiện cho việc mua lại và sáp nhập giữa các doanh nghiệp Việt Nam.

Nhằm khuyến khích các doanh nghiệp nâng cao năng lực cạnh tranh bằng hình thức mua lại hoặc sáp nhập có thể dùng công cụ thuế. Cơ sở sản xuất mới thành lập được miễn giảm thuế TNDN là những cơ sở mới được thành lập và được cấp giấy phép kinh doanh kể từ ngày Luật Thuế TNDN có hiệu lực thi hành.( Nghị định số 164/2003/NĐ- CP). Nay cũng cho phép các doanh nghiệp sau sáp nhập hoặc mua lại doanh nghiệp

đang thua lỗ được hưởng mức thuế thu nhập doanh nghiệp ưu đãi hơn hoặc được miễn thuế trong 2 năm đầu, giảm 50% trong thời gian tiếp theo… Kinh nghiệm cho thấy, với công cụ này đã phát huy tác dụng rất lớn khi khuyến khích được các doanh nghiệp tiến hành niêm yết trên thị trường chứng khoán.

- Một số ngành nghề hiện nay chỉ mang tính nhỏ lẻ, không đủ khả năng cạnh tranh với các công ty nước ngoài, hoặc dựa trên tiến độ cam kết khi gia nhập WTO thì Nhà nước

- Xu hướng đầu tư của các Tập đoàn xuyên quốc gia từ các nước kinh tế phát triển là đầu tư vào vào các công ty bản địa thông qua hình thức mua cổ phần, đối tác chiến lược (M&A) để mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh ra toàn thế giới. Việt Nam nên xây dựng hệ thống ưu đãi dựa trên hình thức trợ cấp đầu tư - ưu đãi được cấp theo tỷ lệ

phần trăm của tổng chi phí đầu tư trong năm tính thuế thu nhập doanh nghiệp và sẽ được khấu trừđi từ thuế thu nhập doanh nghiệp. Đây là phương thức đã được áp dụng thành công ở một số nước.

- Đưa vào Luật những hướng dẫn về việc mua lại một doanh nghiệp bị thua lỗ cần các thủ tục, điều kiện như thế nào. Nếu khơi thông, giải tỏa được các được vấn đề pháp lý cho hoạt động này, chúng ta có thể thu hút được một lượng vốn đáng kể từ nước ngoài vì Việt Nam đang là điểm đến của các nhà đầu tư trên thế giới.

- Cần đưa vào luật những quy định về việc mua cổ phần của các doanh nghiệp nước ngoài, các quy định vềđầu tư ra nước ngoài…để tạo điều kiện cho các doanh nghiệp có thể thực hiện niêm yết chứng khoán trên thị trường chứng khoán nước ngoài thông qua hình thức M&A.

- Nhìn chung, M&A đóng một vai trò rất quan trọng và hữu ích trong tất cả các nền kinh tế thị trường trong bất kì điều kiện nào và Việt Nam không phải là một ngoại lệ. Những thương vụ M&A được thực hiện một cách đúng đắn đem lại lợi ích cho các bên, bao gồm người mua, người bán, người tiêu dùng và chính phủ, thông qua việc trả thuế

cao.Tuy nhiên, khi M&A chỉ tập trung vào một vài lĩnh vực nào đó và nhằm cho phép một số ít doanh nghiệp chi phối thị trường, nó có thể làm giảm tính cạnh tranh và hạn chế sự phát triển của đất nước. Hiện tại bối cảnh này chưa diễn ra ở Việt Nam, tuy nhiên đó vẫn là vấn đề đáng được suy ngẫm cho tương lai đối với các cơ quan chức năng có liên quan.

- Thẩm quyền của các cơ quan cạnh tranh, cơ quan đăng ký kinh doanh được thực hiện trong những công đoạn pháp lý khác nhau của quá trình tiến hành tập trung kinh tế. Vì vậy, sự phối hợp trong họat động giữa các cơ quan này là hết sức cần thiết để đảm bảo hiệu quả của việc kiểm soát tập trung kinh tế.

- Việc khống chế, kiểm soát hoạt động tập trung kinh tế có vai trò đặc biệt quan trọng trong hội nhập kinh tế quốc tế. Khi hội nhập Việt Nam phải mở cửa cho các tập đoàn đa quốc gia vào. Với sức mạnh kinh tế vượt trội, các tập đoàn này có khả năng thôn tính các doanh nghiệp khác, nhất là các doanh nghiệp trong nước. Nếu hoạt động này không

được kiểm soát sẽ gây lũng đoạn và khống chế thị trường ở mức độ cao. Tuy nhiên cần lưu ý là không nhất thiết phải thông qua tất cả các vụ sáp nhập, mua lại vì sẽ tạo gánh nặng không đáng có cho cơ quan quản lý.

- Luật Cạnh tranh năm 2004 quy định những trường hợp tập trung kinh tế mà thị phần kết hợp của các doanh nghiệp tham gia chiếm trên 50% trên thị trường liên quan luôn mang bản chất hạn chế cạnh tranh. Khi thị phần kết hợp của các doanh nghiệp tham gia chỉ chiếm dưới 30% trên thị trường liên quan thì sự tập trung kinh tế chưa có khả năng tạo ra vị trí thống lĩnh cho doanh nghiệp hình thành sau khi tập trung. Lúc này, việc sáp nhập, mua lại chỉ đơn giản là các biện pháp cơ cấu lại kinh doanh hoặc đầu tư vốn bình thường nên chưa chứa đựng những nguy cơ đe dọa đến trật tự cạnh tranh trên thị

trường. Câu hỏi đặt ra là thị phần doanh nghiệp (bao gồm cả thị phần hàng hoá, dịch vụ

và thị phần kết hợp) sẽ được xác định như thế nào và thẩm định sự chính xác của chỉ

tiêu này trên cơ sở khoa học nào? Kinh nghiệm của thế giới cho thấy có thể sử dụng một số tiêu chí khác để đánh giá dự án tập trung kinh tế như tổng doanh thu chưa tinh thuế trên phạm vi toàn cầu của toàn bộ các doanh nghiệp hoặc nhóm pháp nhân, thể

nhân tham gia vụ tập trung kinh tế; tổng doanh thu chưa tính thuế được thực hiện trên lãnh thổ quốc gia bởi hai doanh nghiệp hoặc nhóm pháp nhân, thể nhân liên quan. - Quy định các vấn đề pháp lý liên quan đến việc sáp nhập nhân lực của các Doanh

nghiệp sáp nhập: hợp đồng lao dộng, bảo hiểm xã hội,…

Một phần của tài liệu 173 Định giá trong hoạt động mua lại và sáp nhập doanh nghiệp tại Việt Nam (Trang 72 - 75)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)