3 1 2 Tình hình thực hiện các chế độ BHXH

Một phần của tài liệu Hệ thống BHXH ở Việt Nam hiện nay - Thực trạng và giải pháp (Trang 67 - 70)

- Đối với trợ cấp cho ngời sống phụ thuộc (trợ cấp thân nhân):

2.3 1 2 Tình hình thực hiện các chế độ BHXH

Qua 7 năm hoạt động, BHXH Việt Nam đã giải quyết kịp thời, đúng chế độ, chính sách cho hơn 2 triệu ngời hởng chế độ BHXH thờng xuyên và hàng triệu lợt ngời hởng trợ cấp 1 lần. Thực hiện chi trả đầy đủ, an toàn với trên 40. 971 tỷ đồng, bao gồm cả phần chi trả từ ngân sách nhà nớc.

Đối với chế độ ốm đau và chế độ thai sản, hàng năm BHXH Việt Nam thực hiện chi trả gián tiếp qua ngời sử dụng lao động cho hàng triệu ngời lao động. Năm 2001, chi trả chế độ ốm đau cho 1.181.547 ngời với số tiền 130.697 triệu đồng, chi trả chế độ thai sản cho 79.367 ngời với số tiền 218.259 triệu đồng. Năm 2002 chi trả cho chế độ ốm đau 107.822 triệu đồng, cho chế độ thai sản 278.230 triệu đồng, cao hơn so với năm 2001. Khi phát sinh các trờng hợp ốm đau- thai sản, ngời lao động và ngời sử dụng lao động phải lập đầy đủ hồ sơ theo qui định nộp cho cơ quan BHXH. Sau đó, dựa trên cơ sở hồ sơ, chứng từ gốc, cơ quan BHXH thanh toán bằng tiền mặt thông qua đơn vị sử dụng lao động. Việc giải quyết các chế độ này thông qua hồ sơ, chứng từ tạo điều kiện cho cơ quan BHXH chi trả nhanh chóng, đơn giản.

Đối với chế độ tai nạn lao động - bệnh nghề nghiệp, do điều kiện kinh tế nớc ta còn nhiều khó khăn, các doanh nghiệp còn chậm đổi mới trang thiết bị và công nghệ, mặt khác, qui trình vệ sinh lao động và ý thức của ngời lao động cha tốt nên trong những năm qua, số vụ tai nạn lao động và số ngời mắc bệnh nghề nghiệp có chiều hớng tăng lên cả về quy mô lẫn mức độ thiệt hại. Điều đó dẫn đến số lợng ngời hởng trợ cấp tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp từ quỹ BHXH tăng. Năm 2001, có 410 ngời chết do tai nạn lao động, quỹ BHXH phải chi trả 2.066 triệu đồng; số ngời hởng 1 lần là 2063 ngời với số tiền 2. 705 triệu đồng; số ngời hởng hằng tháng 9031 ngời với số tiền 12.784 triệu đồng. Năm 2002, số tiền chi cho tai nạn lao động và phục vụ tai nạn lao động lên tới 36.155 triệu đồng, trong đó ngân sách nhà nớc chi trả 16.565 triệu đồng. Khi ngời lao động bị tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp, sau khi điều trị ổn định thơng tật sẽ đợc cơ quan BHXH giới thiệu đi giám định mức độ suy giảm khả năng lao động, trên cơ sở đóchi trả 1 lần hoặc hằng tháng.

Về chế độ nghỉ dỡng sức: thực hiện Quyết định 37/2001/QĐ- Ttg ngày 21/3/2001 của Thủ tớng Chính phủ, từ tháng 6/2001, BHXH còn thực hiện chế độ nghỉ dỡng sức cho 118. 119 ngời với số tiền 91.708 triệu đồng. Năm 2002, số tiền chi này là 124.889 triệu đồng. Chế độ này do thủ trởng các cơ quan, đơn vị kết hợp với Công đoàn quyết định đối tợng đủ điều kiện và tổ chức cho ngời lao động nghỉ dỡng sức, sau đó quyết toán với cơ quan BHXH.

Về chế độ bảo hiểm y tế, năm 2002, ngân sách nhà nớc chi trả 167.035 triệu đồng, kinh phí do quỹ BHXH bảo đảm là 30.364 triệu đồng. Nhờ việc bảo đảm chế độ này, vấn đề ốm đau bệnh tật của ngời lao động đã đợc giải quyết khá thoả đáng. Ngoài ra, BHXH còn chi nhiều chế độ bảo hiểm khác nh chi cho trang cấp dụng cụ chỉnh hình (năm 2002 chi 33 triệu đồng); công nhân cao su (năm 2002 - 1.614 triệu đồng); tiền tuất (thờng xuyên và 1 lần) (năm 2002 - 199.128 triệu đồng); mai

táng phí (năm 2002 - 41.127 triệu đồng); chi cho cán bộ xã phờng (năm 2002 - 17.400 triệu đồng).

Về việc thực hiện các chế độ dài hạn: do hệ thống BHXH ở nớc ta dang trong quá trình chuyển đổi nên có nhiều đối tợng đã hởng các chế độ dài hạn hoặc đã tham gia BHXH (cha đóng góp vào quỹ BHXH) trớc khi có Điều lệ BHXH mới (1/1/1995). Tiền chi trả hoặc đóng góp cho đối tợng này do ngân sách nhà nớc bảo đảm và hằng tháng ngân sách nhà nớc phải chuyển qua cho quỹ BHXH. Nh vậy, cùng một lúc BHXH Việt Nam phải thực hiện việc chi trả cho 2 nhóm đối tợng theo 2 nguồn chi trả khác nhau. Dù là đối tợng nào thì BHXH cũng thực hiện chi trả đúng kỳ, kể cả trờng hợp ngân sách nhà nớc cha kịp chuyển tiền cho quỹ BHXH. Số đối tợng hởng chế độ dài hạn qua các năm đợc trình bầy ở biểu 1.

Biểu 1: Số ngời hởng BHXH hằng tháng (cha tính bảo hiểm y tế)

Đơn vị: ngời

Năm Số ngời Trong đó:

Ngân sách nhà nớc Quỹ BHXH 1995 1996 1997 1998 1999 2000 2001 2002 1. 763. 143 1. 771. 036 1. 759. 823 1. 753. 577 1. 756. 012 1. 763. 485 1. 795. 563 1. 807. 554 1. 762. 167 1. 750. 418 1. 716. 257 1. 683. 500 1. 650. 709 1. 617. 755 1. 610. 010 1. 600. 011 976 20. 618 43. 566 70. 077 105. 303 145. 730 185. 553 207. 543 (Nguồn: BHXH VN)

Mặc dù số đối tợng hởng các chế độ dài hạn lớn và phân tán ở hầu khắp các địa phơng trong phạm vi cả nớc nhng sau mỗi lần Chính phủ điều chỉnh mức lơng tối thiểu, ngành BHXH cũng tập trung điều chỉnh mức trợ cấp cho các đối tợng kịp thời, bảo đảm chi trả đúng kỳ, đầy đủ. Riêng năm 2002, tổng số tiền chi cho lơng hu là 6.393.618 triệu đồng, trong đó ngân sách nhà nớc chi trả 4.968.740 triệu đồng.

Cơ quan BHXH tiến hành chi trả các chế độ dài hạn theo cách thức ký hợp đồng với các đại lý chi trả ở cấp xã, phờng để chi trả tận tay cho đối tợng. Bảodảm chi trả nhanh chóng, thuận tiện, đầy đủ. Mặt khác, đại lý chi trả cũng giúp cơ quan BHXH nắm chính xác tình hình tăng, giảm đối tợng hởng BHXH ở địa bàn, giúp ngành phát hiện đợc những đối tợng hết hạn hoặc không đủ điều kiện hởng, hạn chế tiêu cực xảy ra.

Ngành BHXH còn tạo điều kiện cho đối tợng dễ dàng thay đổi nơi nhận tiền chế độ nếu vì một lý do nào đó mà ngời hởng chế độ đi nghỉ dài ngày hoặc chuyển chỗ ở đến một địa phơng khác.

Một phần của tài liệu Hệ thống BHXH ở Việt Nam hiện nay - Thực trạng và giải pháp (Trang 67 - 70)