0
Tải bản đầy đủ (.doc) (120 trang)

3 1 Phân công chức năng, nhiệm vụ

Một phần của tài liệu HỆ THỐNG BHXH Ở VIỆT NAM HIỆN NAY - THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP (Trang 57 -60 )

- Đối với trợ cấp cho ngời sống phụ thuộc (trợ cấp thân nhân):

2. 1 1 Mô hình tổ chức và bộ máy

2.2. 3 1 Phân công chức năng, nhiệm vụ

BHXH Việt Nam là cơ quan sự nghiệp thuộc Chính phủ, có chức năng thực hiện chính sách, chế độ BHXH, bảo hiểm y tế (gọi chung là BHXH) và quản lý quỹ BHXH theo quy định của pháp luật.

BHXH Việt Nam có nhiệm vụ và quyền hạn sau: Xây dựng và trình Thủ tớng Chính phủ phê duyệt:

• Chiến lợc phát triển ngành và kế hoạch dài hạn (kế hoạch 5 năm) về thực hiện chế độ, chính sách BHXH.

• Đề án bảo tồn và tăng trởng quỹ BHXH.

Chỉ đạo và tổ chức thực hiện chính sách, chế độ BHXH; thu các khoản đóng góp BHXH bắt buộc và tự nguyện; chi các khoản trợ cấp về BHXH cho đối tợng tham gia BHXH đầy đủ, thuận tiện, đúng thời hạn theo quy định của pháp luật;

Cấp các loại sổ, thẻ BHXH;

Quản lý quỹ BHXH theo nguyên tắc tập trung thống nhất theo chế độ tài chính của nhà nớc, hạch toán độc lập và đợc nhà nớc bảo hộ;

Kiến nghị với Chính phủ, Thủ tớng Chính phủ và các cơ quan nhà nớc có liên quan về việc sửa đổi, bổ sung chính sách, chế độ BHXH; cơ chế quản lý quỹ, cơ chế quản lý tài chính và tổ chức thực hiện sau khi đợc phê duyệt;

Ban hành các văn bản hớng dẫn thực hiện việc giải quyết các chế độ BHXH và nghiệp vụ thu, chi BHXH theo thẩm quyền; quản lý nội bộ ngành BHXH;

Tổ chức hợp đồng với các cơ sở khám, chữa bệnh hợp pháp để phục vụ ngời có sổ, thẻ bảo hiểm theo quy định của pháp luật;

Kiểm tra việc ký hợp đồng và việc thu chi BHXH đối với cơ quan, đơn vị, tổ chức sử dụng lao động, cá nhân, cơ sở khám chữa bệnh; kiến nghị với cơ quan nhà nớc có thẩm quyền và cơ quan cấp trên của đơn vị sử dụng lao động, cơ sở khám chữa bệnh để xử lý những hành vi vi phạm pháp luật về BHXH;

Từ chối việc chi các chế độ BHXH khi đối tợng tham gia BHXH không đủ điều kiện hởng BHXH theo quy định của pháp luật hoặc khi có căn cứ pháp lý về các hành vi giả mạo, khai man hồ sơ để đợc hởng BHXH;

Bồi thờng mọi khoản thu, chi sai theo quy định của pháp luật về chế độ BHXH cho đối tợng tham gia BHXH;

Giải quyết khiếu nại, tố cáo của tổ chức và cá nhân về việc thực hiện chính sách, chế độ BHXH theo quy định của pháp luật;

Lu trữ hồ sơ của đối tợng tham gia và hởng chế độ BHXH theo quy định; Tổ chức nghiên cứu, ứng dụng khoa học; ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý, điều hành hoạt động BHXH;

Tổ chức đào tạo và bồi dỡng chuyên môn nghiệp vụ BHXH;

Tổ chức công tác thông tin, tuyên truyền, phổ biến chính sách, chế độ BHXH;

Thực hiện hợp tác quốc tế về BHXH theo quy định của pháp luật;

Chủ trì, phối hợp với các cơ quan nhà nớc, các tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội ở trung ơng và địa phơng, với các bên tham gia BHXH để giải quyết các vấn đề có liên quan đến việc thực hiện chính sách, chế độ BHXH theo quy định của pháp luật;

Quản lý tổ chức, cán bộ, công chức, viên chức nhà nớc; tài chính và tài sản của BHXH Việt Nam theo quy định của pháp luật;

Thực hiện chế độ báo cáo với Chính phủ, Thủ tớng Chính phủ và các cơ quan nhà nớc có thẩm quyền theo quy định của pháp luật.

Lãnh đạo cao nhất của BHXH Việt Nam là Hội đồng quản lý. Đây là cơ quan quản lý cao nhất của BHXH Việt Nam. Hội đồng quản lý giúp Thủ tớng Chính phủ thực hiện các nhiệm vụ sau:

Chỉ đạo, giám sát, kiểm tra việc thu, chi, quản lý quỹ BHXH; Thông qua dự toán và quyết toán hàng năm về thu, chi quỹ BHXH;

Thông qua các chiến lợc phát triển ngành BHXH Việt Nam, kế hoạch dài hạn, kế hoạch 5 năm về thực hiện chính sách, chế độ BHXH và các đề án bảo tồn giá trị và tăng trởng quỹ BHXH do Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam xây dựng để Tổng Giám đốc trình Thủ tớng Chính phủ phê duyệt; giám sát, kiểm tra Tổng Giám đốc thực hiện chiến lợc, kế hoạch, đề án sau khi đợc phê duyệt;

Đề nghị Thủ tớng Chính phủ bổ nhiệm, miễn nhiệm Tổng Giám đốc và các Phó Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam.

Hội đồng quản lý hoạt động theo nguyên tắc tập thể; họp thờng kỳ 3 tháng 1 lần để xem xét những vấn đề thuộc nhiệm vụ, quyền hạn của mình. Hội đồng có thể họp bất thờng để giải quyết những vấn đề cấp bách khi Chủ tịch Hội đồng hoặc Tổng Giám đốc hoặc trên 50% thành viên của Hội đồng đề nghị. Cuộc họp của Hội đồng chỉ đợc tiến hành nếu có ít nhất 2/3 tổng số thành viên tham dự.

Qua những thông tin nói trên, có thể thấy vị trí, vai trò quan trọng của Hội đồng quản lý trong việc quyết định các vấn đề trọng tâm của BHXH Việt Nam. Nếu xét thêm cả cơ cấu của Hội đồng (đã đợc đề cập), có thể thấy những quyết định của Hội đồng quản lý mang tính thống nhất, thể hiện quan điểm, ý chí và ý nguyện của hầu hết các bên tham gia BHXH.

Thực hiện nghiệp vụ điều hành hoạt động của hệ thống BHXH là Bộ máy điều hành. Bộ máy điều hành của BHXH Việt Nam gồm có:

Tổng Giám đốc: Có chức năng quản lý và điều hành toàn bộ hệ thống BHXH Việt Nam để thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định của Chính phủ (tại Nghị định số 100/2002/NĐ- CP).

Tổng Giám đốc là đại diện pháp nhân của BHXH Việt Nam, do Thủ tớng Chính phủ bổ nhiệm theo đề nghị của Hội đồng quản lý. Tổng Giám đốc chịu trách nhiệm trớc Thủ tớng Chính phủ và Hội đồng quản lý về việc thực hiện chính sách, chế độ BHXH và quản lý quỹ BHXH.

Các Phó tổng giám đốc do Thủ tớng Chính phủ bổ nhiệm, miễn nhiệm theo đề nghị của Hội đồng quản lý và Tổng giám đốc.

Các Phó tổng giám đốc đợc Tổng Giám đốc phân công chỉ đạo một số mặt công tác và chịu trách nhiệm trớc Tổng Giám đốc về nhiệm vụ đợc phân công.

Qua việc phân công chức năng nhiệm vụ nh đã đợc trình bầy ở trên, có thể rút ra nhận xét:

• Việc giao chức năng nhiệm vụ cho BHXH khá rõ ràng, có sự phân biệt rõ giữa các cấp quản lý và bao hàm khá đầy đủ các hoạt động cơ bản của BHXH. Quyền hạn và trách nhiệm đợc giao cho Hội đồng quản lý đã thể hiện vai trò khá rõ nét của Hội đồng trong việc quyết sách các vấn đề cơ bản nhất của BHXH. Điều đó đã góp phần tạo ra những thành công trong hoạt động BHXH ở Việt Nam trong những năm gần đây.

• Việc giao chức năng nhiệm vụ gắn liền với tổ chức bộ máy. Do các bộ phận cấu thành của bộ máy còn cha đủ (ví dụ, bộ phận bảo hiểm thất nghiệp, v. v nh… đã đề cập ở trên) nên trong chức năng nhiệm vụ và phân công chức năng nhiệm vụ của BHXH Việt Nam cha đề cập đến vấn đề này.

Một phần của tài liệu HỆ THỐNG BHXH Ở VIỆT NAM HIỆN NAY - THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP (Trang 57 -60 )

×