Sự giống nhau

Một phần của tài liệu 378 Hoàn thiện kiểm toán chu trình mua hàng và thanh toán trong kiểm toán báo cáo tài chính do Công ty TNHH kiểm toán và tư vấn ACPA thực hiện (Trang 99 - 102)

. Xử lý dữ liệu > không chính xác

c. Đánh giá tính trọng yếu

2.4.1. Sự giống nhau

Điểm giống nhau cơ bản đối với tất cả các cuộc kiểm toán nói chung và cho hai khách hàng X và Y nói riêng đó là về qui trình kiểm toán chung Risk-based audit đợc áp dụng. Theo đó, các thủ tục kiểm toán đợc thiết kế bao gồm 4 bớc cơ bản:

- Tìm hiểu (tiếp cận) hoạt động kinh doanh của khách hàng.( tham chiếu phần D- Understanding the Business)

- Thực hiện thủ tục kiểm soát (tham chiếu phần R- Risk control matrix,Risk control documents)

- Thực hiện các thủ tục kiểm toán cơ bản (tham chiếu phần Z- Risk reduction procedure)

- Thực hiện các thủ tục kiểm toán bổ trợ (công việc này đợc thực hiện sau khi kết thúc toàn cuộc kiểm toán)

Các bớc công việc này đợc KTV thực hiện tuần tự và chi tiết nhằm thu thập đợc đầy đủ những bằng chứng cần thiết hỗ trợ cho KTV đa ra những kết luận của mình về các mục tiêu kiểm toán: tính có thực, tính đầy đủ, tính định giá, trình bày

và khai báo của chu trình mua hàng và thanh toán trên BCTC. Trong phần ví dụ về cuộc kiểm toán tại hai khách hàng các bớc công việc đợc thể hiện chi tiết nh sau:

• Tìm hiểu hoạt động kinh doanh của khách hàng

Đây là công việc đầu tiên mà KTV cần phải thực hiện trong các cuộc kiểm toán. Các thông tin thu đợc trong giai đoạn này có ý nghĩa hết sức quan trọng, nó cung cấp cho các KTV các thông tin tổng quan nhất về hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp từ đó hỗ trợ cho việc khoanh vùng các rủi ro có thể xảy ra đối với các nghiệp vụ mua hàng hay thanh toán nói riêng cũng nh đánh giá các yếu tố môi trờng ảnh hởng đến khả năng sai phạm xảy ra đối với việc trình bày và khai báo các BCTC. Trong quá trình thực hiện KTV tìm hiểu các thông tin chung về doanh nghiệp, về ngành nghề kinh doanh, đặc điểm đặc thù cũng nh các yếu tố môi trờng có ảnh hởng tới kết quả hoạt động kinh doanh. Bên cạnh những thông tin chung nhất, KTV còn tiến hành thu thập các hiểu biết về hệ thống xử lý thông tin của khách hàng nh các thủ tục kiểm soát chính đợc thiết lập và vận hành đối với chu trình mua hàng và thanh toán, đồng thời đa ra các nhận định đánh giá của mình về sự thiết kế phù hợp của những thủ tục đó. Phần này sẽ hỗ trợ rất nhiều cho KTV khi tiến hành thiết kế và thực hiện các thử nghiệm kiểm soát. Từ những thông tin chung nhất thu đợc cũng nh những tài liệu đợc cung cấp từ phía khách hàng, KTV thực hiện tính toán, xem xét một số chỉ tiêu trên BCĐKT và BCKQ hoạt động kinh doanh cũng nh xem xét biến động của chi phí quá các tháng nhằm đảm bảo sự hợp lý chung trên toàn bộ BCTC (thể hiện trên giấy tờ làm việc BPR- Business Performment Review). Công việc cuối cùng KTV thực hiện trong quá trình tìm hiểu thông tin về khách hàng là việc thực hiện tính toán mức trọng yếu (Materiality). Việc tính toán mức trọng yếu này đợc thực hiện theo qui trình chuẩn chung và dựa trên lợi nhuận hoạt động trớc thuế và một số yếu tố khác do đó mức trọng yếu này thay đổi phù hợp với qui mô và hoạt động của từng khách hàng. Căn cứ vào mức trọng yếu này, KTV sẽ đa ra các bút toán điều chỉnh hoặc phân loại lại nếu nh có các sai phạm xảy ra đối với chu trình mua hàng- thanh toán vợt quá mức trọng yếu.

• Đánh giá các rủi ro kiểm soát (thông qua việc thiết kế và thực hiện các thử nghiệm kiểm soát)- Risk control documents

Thông qua những hiểu biết của KTV về hệ thống KSNB cũng nh các thủ tục kiểm soát đợc thiết lập đối với quá trình mua hàng và thực hiện thanh toán, KTV thực hiện dựa vào Ma trận rủi ro-Risk control matrix để xác định ra các thủ tục kiểm soát chính đang đợc áp dụng đối với quá trình MH-TT nhằm đảm bảo việc thiết kế và thực hiện các thủ tục kiểm soát đã bao quát đợc hầu hết quá trình kiểm soát của toàn Công ty đối với khoản mục đó. Việc thiết kế các thử nghiệm kiểm soát xác định rõ nguồn gốc của các rủi ro và tầm ảnh hởng của chúng tới các khoản mục hàng mua và khoản phải trả đối với nhà cung cấp và đợc áp dụng cho các thủ tục mà KTV đã tìm hiểu và xác định trong phần tìm hiểu hệ thống thông tin của khách hàng. Nhằm thu thập vằng chứng về sự thiết kế và vận hành hữu hiệu các thủ tục kiểm soát, KTV tiến hành chọn mẫu từ 3 đến 4 tháng ngẫu nhiên để tiến hành kiểm tra nhằm xác định xem các thủ tục này có đợc thực hiện một cách thờng xuyên theo đúng thiết kế hay không cũng nh hoạt động hiệu quả để ngăn ngừa và phát hiện các sai sót hay không. Trên cơ sở đó KTV đa ra đánh giá của mình về khả năng ngăn ngừa giảm sai sót, rủi ro của hệ thống KSNB đối với cả quá trình.

• Thực hiện các thủ tục kiểm toán cơ bản đối với quá trình.

Sau khi tiến hành thực hiện thử nghiệm kiểm soát đối với chu trình, các KTV đánh giá các rủi ro còn lại sau khi đã đợc sàng lọc bởi hệ thống KSNB của khách hàng trên cơ sở đó thiết kế các thủ tục kiểm toán cơ bản nhằm giảm rủi ro đối với chu trình MH-TT của Công ty xuống mức có thể chấp nhận đợc. Các thủ tục kiểm toán cơ bản của Công ty bao gồm: việc thực hiện thủ tục phân tích và thực hiện các thủ tục kiểm tra chi tiết khoản mục. Các thủ tục phân tích giúp KTV tìm ra các khoản mục không hợp lý, các biến động bất thờng hay các tỉ suất quay vòng không đúng với chính sách đã đợc thiết lập của Công ty từ đó giúp khoanh vùng sai phạm. Các thủ tục kiểm tra chi tiết đối với quá trình MH-TT nhằm hớng tới đảm bảo các mục tiêu: Tính có thực (E), tính đầy đủ (C), tính định giá (V), trình bày và khai báo (P) đây là những mục tiêu cơ bản nhất đối với quá trình này.

Kết quả các công việc thực hiện của KTV đợc thể hiện rất rõ trong phần Các thủ

tục làm giảm rủi ro còn lại (Risk reduction procedure).

• Thực hiện các công việc soát xét cuối cùng khi cuộc kiểm toán kết thúc Tại đây em không đề cập đến các thủ tục kiểm toán bổ trợ thực hiện cho toàn cuộc kiểm toán tuân theo chuẩn mực (nh: đánh giá về tính hoạt động liên tục, các rủi ro về gian lận nh đã trình bày phần qui trình kiểm toán chung) mà chỉ đề cập đến các công việc KTV thực hiện khi kết thúc kiểm toán phần hành. Đố với quá trình kiểm toán chu trình MH-TT kết thúc, các KTV thờng rà soát và tập hợp các bút toán điều chỉnh đã thực hiện trong quá trình kiểm toán. Bên cạnh việc xem xét các bút toán điều chỉnh và phân loại đã thực hiện đối với từng chu trình, trởng nhóm kiểm toán sẽ xem xét lại giấy tờ làm việc của các trợ lý kiểm toán và các KTV tham gia cuộc kiểm toán, căn cứ vào các giấy tờ làm việc đó trởng nhóm kiểm toán sẽ đa ra Bảng câu hỏi về những điểm còn thiếu sót (ARQ-Audit Review

Questionare) giúp cho ngời thực hiện thấy đợc những điểm cha hợp lý cần làm rõ

trên giấy tờ làm việc của mình để khắc phục và hoàn thiện. Công việc này một lần nữa cho phép KTV nhìn nhận lại toàn bộ quá trình kiểm toán đã thực hiện, đây cũng chính là một nhân tố quan trọng đảm bảo chất lợng của cuộc kiểm toán.

Một phần của tài liệu 378 Hoàn thiện kiểm toán chu trình mua hàng và thanh toán trong kiểm toán báo cáo tài chính do Công ty TNHH kiểm toán và tư vấn ACPA thực hiện (Trang 99 - 102)

w