Biện pháp bảo vệ môi trường:

Một phần của tài liệu Quá trình hình thành phát triển các khu công nghiệp và tác động của nó đến sự phân bố nguồn lao động tỉnh Bình Dương (Trang 77 - 82)

II. NHỮNG KIẾN NGHỊ VỀ GIẢI PHÁP 1.Những giải pháp chính:

3. Biện pháp bảo vệ môi trường:

Chương trình hành động của Tỉnh ủy Bình Dương thực hiện Chỉ thị 36/CT-TW của Bộ Chính Trị về “Tăng cường công tác bảo vệ môi trường trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước”, đã xác định các biện pháp như sau:

− Xử lý nghiêm ngặt các cơ sở gây ô nhiễm môi trường, hướng dẫn các doanh nghiệp thực hiện tốt các biện pháp bảo vệ môi trường sinh thái, xây dựng dự án đầu tư xử lý rác thải của tỉnh Bình Dương, xây dựng chương trình đổi mới công nghệ ở các ngành mũi nhọn góp phần làm giảm ô nhiễm môi trường, từng bước hiện đại hóa các lò gốm sứ và gạch ngói, thực hiện tốt chủ trương di dời các cơ sở sản xuất công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp ô nhiễm ra khỏi khu đô thị, khu dân cư và khu du lịch.

− Tiếp tục lập lại kỷ cương pháp luật trong khai thác tài nguyên khoáng sản theo hướng chuyển dần các khu vực khai thác mỏ ở phía Nam lên phía Bắc của tỉnh, làm tốt công tác cải tạo đóng cửa mỏ sau khi khai thác để hạn chế tối đa việc khai thác khoáng sản phá hoại môi trường sinh thái.

− Các doanh nghiệp xây dựng mới phải thực hiện tốt các yêu cầu về bảo vệ môi trường. Các doanh nghiệp đang hoạt động đặc biệt là các doanh nghiệp thuộc các ngành nghề độc hại, các khu công nghiệp phải xây dựng

được hệ thống xử lý chất thải và bảo đảm chất thải ra môi trường phải đạt tiêu chuẩn cho phép.

− Tăng cường cơ sở vật chất cho Trung tâm quan trắc và phân tích môi trường để đáp ứng tốt cho việc quản lý Nhà nước về môi trường và phục vụ cho các thành phần kinh tế trong và ngoài tỉnh. Củng cố và kiện toàn bộ máy biên chế quản lý môi trường của tỉnh ngang tầm với nhiệm vụ và yêu cầu của thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa.

KẾT LUẬN

Trong công cuộc đổi mới, với vị thế của một tỉnh gần như thuần nông, lại mới được tái lập còn gặp rất nhiều khó khăn; Đảng bộ, Chính quyền, nhân dân tỉnh Bình Dương bằng những chính sách năng động đã phát huy khối đoàn kết ra sức thi đua, nỗ lực phấn đấu cho một tỉnh Bình Dương ngày càng giàu mạnh. Bình Dương đã đi sớm, đi nhanh vào công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Kinh tế Bình Dương luôn đạt mức tăng trường với nhịp độ cao (14,2%) giai đoạn 1997-2002. Tổng sản phẩm quốc nội GDP năm 2001 tăng 1,93 tấn, thu nhập bình quân đầu người tăng 1,66 lần, năm 2001 đạt 9,056 triệu đồng/người, gấp khoảng 1,5 lần so với bình quân cả nước. Trong khi nguồn nội lực còn hạn chế, Bình Dương đã sớm xem việc thu hút nguồn lực bên ngoài (địaphương khác và cả nước ngoài) làm động lực chính phát triển kinh tế; bằng cách tạo môi trường đầu tư và kinh doanh thông thoáng, có tính chất cạnh tranh cao, hợp lý. Với cách làm này đã tạo niềm tin cho các doanh nghiệp và các nhà đầu tư, chú trọng “trải chiếu hoa” cộng với lòng hiếu khách và cởi mở của chính quyền đã tạo sức hút với các nhà đầu tư nước ngoài. Theo số liệu thống kê của Bộ Kế hoạch & Đầu tư Bình Dương hiện là 1 trong 5 địa bàn thu hút được nhiều vốn đầu tư nước ngoài nhất cả nước. Song song với những chính sách thông thoáng và năng động nêu trên, thực tiễn cho thấy trong những năm qua việc phát triển các khu công nghiệp đã tạo động lực lớn cho quá trình tiếp thu công nghệ, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, giảm lực lượng lao động nông nghiệp và phân công lạ lao động hợp lý phù hợp với xu thế hội nhập.

Việc phát triển các khu công nghiệp đã góp phần xóa đói giảm nghèo và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực. Tuy nhiên, đã xảy ra những nghịch lý là vấn đề thừa và thiếu: thừa số lượng, thiếu chất lượng; thừa lao động giản đơn, thiếu lao động trình độ tay nghề cao. Số lao động tập trung chủ yếu vào các ngành may mặc, da giày là ngành thâm dụng lao động mà các doanh

nghiệp thường phải đào tạo lại. Do đó việc quy hoạch khu công nghiệp phải gắn liền với quy hoạch phát triển nguồn lao động phù hợp, đồng thời phải chú ý việc phân bố và đào tạo nguồn lao động có chất lượng cao trong quá trình hội nhập kinh tế và phát triển khu công nghiệp theo chiều sâu.

Tóm lại, sự hình thành và phát triển các khu công nghiệp tỉnh Bình Dương trong những năm qua đã thúc đẩy việc phát triển các khu đô thị mới, các phòng công nghiệp phụ trợ và dịch vụ tạo điều kiện cho quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế đạt hiệu quả. Do đó những biện pháp cơ bản nêu trên cần được nghiên cứu và thực hiện một cách đồng bộ, từ đó hoạch định những chính sách và biện pháp hữu hiệu hơn nữa để các khu công nghiệp tỉnh Bình Dương tiếp tục phát triển và phát triển có chất lượng đạt hiệu quả cao nhất.

Một phần của tài liệu Quá trình hình thành phát triển các khu công nghiệp và tác động của nó đến sự phân bố nguồn lao động tỉnh Bình Dương (Trang 77 - 82)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)