Giải pháp về tổ chức:

Một phần của tài liệu Quá trình hình thành phát triển các khu công nghiệp và tác động của nó đến sự phân bố nguồn lao động tỉnh Bình Dương (Trang 74 - 77)

II. NHỮNG KIẾN NGHỊ VỀ GIẢI PHÁP 1.Những giải pháp chính:

1.4. Giải pháp về tổ chức:

1.4.1. Quản lý Nhà nước:

Đến nay, việc quản lý Nhà nước về công nghiệp trong cả nước thực sự chưa thiết lập một mô hình nào thật chuẩn mực. Quản lý công nghiệp còn quá nhiều cửa, phân tán, chồng chéo và tỏ ra kém hiệu quả. Nguyên nhân thì có nhiều nhưng cái gốc phải kể đến là còn quá nhiều đầu mối chủ quản.

Thời gian qua, Bình Dương là một trong những tỉnh đi đầu trong việc cải cách thủ tục hành chính theo nguyên tắc một cửa, áp dụng nhiều chế độ ưu đãi linh hoạt để thu hút đầu tư trong ngoài nước và đã đạt được những kết quả rất khả quan. Để thực hiện tốt hơn kết quả phát triển công nghiệp, Uỷ ban nhân dânTỉnh phải làm việc với Chính phủ, Bộ Công Nghiệp và ngành liên quan mạnh dạn tiến hành bước thứ hai trong cải cách quản lý Nhà nước đối với công nghiệp trên địa bàn tỉnh.

Tiếp tục xóa bỏ chế độ chủ quản đối với các loại hình doanh nghiệp, giao quyền tự chủ tự chịu trách nhiệm về kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh cho doanh nghiệp.

Thực hiện phân công, phân cấp quản lý Nhà nước đối với công nghiệp trên địa bàn một cách rõ ràng:

− Ở cấp Tỉnh: Việc quản lý Nhà nước về công nghiệp là UBND Tỉnh, Sở Công Nghiệp là cơ quan chuyên môn và là đầu mối giúp UBND Tỉnh thực hiện quản lý Nhà nước về công nghiệp. Chức năng chủ yếu của Sở Công nghiệp là: xây dựng trình UBND Tỉnh các văn bản pháp quy để thực hiện Luật, Pháp lệnh, Nghị định và các văn bản pháp luật khác của Chính phủ về công nghiệp; xây dựng trình UBND Tỉnh về quy hoạch, kế hoạch phát triển công nghiệp trên địa bàn tỉnh và tổ chức chỉ đạo thực hiện sau khi được UBND Tỉnh phê duyệt; tổ chức hướng dẩn các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế trong ngành công nghiệp trên địa bàn tỉnh; thực hiện các tiêu chuẩn, định mức kinh tế kỹ thuật, quy trình quy phạm kỹ thuật, an toàn công nghiệp theo quy định của Nhà nước, Bộ Công Nghiệp và UBND Tỉnh. Nghiên cứu tổng hợp các kiến nghị của các doanh nghiệp để báo cáo UBND Tỉnh xem xét đề nghị với Chính phủ, Bộ Công Nghiệp bổ sung, sửa đổi cơ chế, chính sách, chế độ về sản xuất kinh doanh hàng công nghiệp trên địa bàn tỉnh hoặc kiến nghị với UBND Tỉnh bổ sung, sửa đổi theo thẩm quyền....

− Ở cấp Huyện: UBND các huyện, thị xã (dưới đây gọi là Huyện) thực hiện chứng năng quản lý Nhà nước các loại hình doanh nghiệp do Huyện cấp giấy phép hoạt động. Các huyện Thuận An, Dĩ An và thị xã Thủ Dầu Một có giá trị công sản xuất công nghiệp chiếm trên 60% GDP của huyện cần thiết tổ chức Phòng Công Nghiệp; còn các huyện khác bộ phận quản lý công nghiệp nằm trong Phòng Kinh tế Kỹ thuật. Phòng Công Nghiệp và bộ phận quản lý công nghiệp trong Phòng Kinh tế Kỹ thuật chịu sự chỉ đạo trực tiếp của Sở Công Nghiệp về mặt chuyên môn, nghiệp vụ.

1.4.2. Tổ chức, sắp xếp lại các doanh nghiệp:

Đến năm 2005, cần tiến hành công tác kiểm tra rà soát lại hoạt động sản xuất của các doanh nghiệp Nhà nước địa phương. Căn cứ vào kết quả kiểm tra để phân loại và có biện pháp xử lý thích hợp. Tiếp tục thực hiện cổ phần hóa đối với Công ty Tấn Lợi; sáp nhập một số doanh nghiệp Nhà nước vào Công ty Becamex để hình thành một Tổng Công ty mạnh của tỉnh; sáp nhập xí nghiệp cơ khí Phú Lợi và trạm đăng kiểm thành doanh nghiệp công ích; củng cố lại Công ty thuốc lá, Công ty sản xuất xuất nhập khẩu Bình

Dương; bán một số doanh nghiệp Nhà nước quy mô nhỏ; giải thể các doanh nghiệp Nhà nước kinh doanh không hiệu quả.

Từng bước tổ chức sản xuất công nghiệp trên địa bàn theo 3 loại hình công nghiệp hợp tác chặt chẽ với nhau: loại hình công nghiệp chủ đạo, loại hình công nghiệp vệ tinh và loại hình tiểu thủ công nghiệp. Trước hết nghiên cứu để thành lập Công ty Cổ phần Sản xuất Xuất nhập khẩu Gốm Sứ Bình Dương để làm vai trò chủ đạo trong sản xuất và đầu mối xuất khẩu hàng hóa và nhập khẩu nguyên liệu cho ngành gốm sứ của Tỉnh.

Tổ chức lại bộ máy quản lý tại các doanh nghiệp cho phù hợp với cơ chế thị trường. Trong cơ chế thị trường, hai bộ phận thực sự là sức sống của doanh nghiệp không thể thiếu được là: Bộ phận nghiên cứu thị trường và xúc tiến thương mại, bộ phận nghiên cứu phát triển (R & D).

2. Về cơ chế quản lý:

− Tạo điều kiện cho các doanh nghiệp cạnh tranh một cách công bằng và bình đẳng. Tách mục tiêu phi thương mại ra khỏi các hoạt động kinh doanh, xóa bỏ các lợi thế so sánh và các phân biệt đối xử để đảm bảo sự bình đẳng giữa các thành phần kinh tế.

− Mở rộng tối đa quyền tự chủ, xác định rõ quyền về tài sản pháp nhân của doanh nghiệp, doanh nghiệp có quyền tự do kinh doanh theo pháp luật.

− Phân định rõ quyền của chủ sở hữu Nhà nước và quyền của pháp nhân doanh nghiệp. Nhà nước thực hiện nguyên tắc với tư cách là chủ sở hữu vốn đầu tư vào doanh nghiệp về mặt giá trị, không quản lý theo hiện vật (trừ những trang thiết bị đặc biệt thuộc các dây chuyền sản xuất quan trọng); Nhà nước chỉ quản lý kiểm tra việc thực hiện vốn và hiệu quả sử dụng vốn, không quản lý từng tài sản của doanh nghiệp; Nhà nước không trực tiếp quản lý doanh nghiệp mà thông qua đại diện của mình trong bộ máy quản lý doanh nghiệp theo quy định của pháp luật và thụ hưởng quyền lợi của cổ đông. Mở rộng quyền cho Hội đồng quản trị doanh nghiệp đi đôi với việc tăng động lực và thiết lập chế độ trách nhiệm chi doanh nghiệp, bộ máy quản lý và người

lao động; hoàn thiện phân cấp thực hiện quyền đại diện chủ sở hữu của các cơ quan quản lý Nhà nước.

− Chuyển đổi cơ chế kiểm tra, giám sát hoạt động của doanh nghiệp từ cơ chế kiểm soát quá trình ra quyết định của doanh nghiệp sang kiểm tra giám sát hướng vào việc đánh giá thực hiện các mục tiêu của doanh nghiệp thông qua các chỉ tiêu như tỷ lệ lợi tức trên doanh số, chi phí trên doanh số, các doanh số trên tổng số đầu tư, lợi tức trên số lượng lao động.

− Đổi mới khuôn khổ pháp lý nhằm sửa đổi các quy định của pháp luật không còn phù hợp và thể chế hóa các nội dung trên đây.

Một phần của tài liệu Quá trình hình thành phát triển các khu công nghiệp và tác động của nó đến sự phân bố nguồn lao động tỉnh Bình Dương (Trang 74 - 77)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)