Kết cấu lao động:

Một phần của tài liệu Quá trình hình thành phát triển các khu công nghiệp và tác động của nó đến sự phân bố nguồn lao động tỉnh Bình Dương (Trang 27 - 31)

IV. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ LAO ĐỘNG VÀ PHÂN BỐ LAO ĐỘNG: 1.Khái niệm về nguồn nhân lực và các đặc trưng cơ bản:

2.Kết cấu lao động:

Đây là tình trạng kết hợp giữa các bộ phận lao động lại thành nguồn lao động.

− Kết cấu theo độ tuổi.

− Kết cấu theo trình độ văn hóa.

− Kết cấu theo trình độ chuyên môn kỹ thuật.

2.1. Kết cấu lao động theo lứa tuổi:

Đây là sự phân chia dân số trong lứa tuổi lao động thành từng nhóm khác.

Sự thay đổi kết cấu lao động theo lứa tuổi sẽ phải phụ thuộc chủ yếu vào sự thay đổi, tỷ xuất sinh của dân số.

Ngoài ra, kết cấu lao động theo lứa tuổi còn phụ thuộc vào tuổi thọ, mức sống của người dân.

2.2. Kết cấu lao động theo giới tính:

Theo số liệu thống kê từ năm 1931 đến nay, tỷ lệ nữ nước ta bao giờ cũng nhiều hơn nam... Năm 1976 là năm chênh lệch nhiều nhất (nữ chiếm 52,0% tổng dân số).

Những năm gần đây, kết cấu giới tính ngày càng biến đổi theo chiều hướng tích cực.

− Kết cấu giới tính khá lên sẽ tạo điều kiện cho việc phân bố hài hòa các cơ sở sản xuất và dịch vụ, tạo điều kiện ổn định sinh hoạt gia đình và tăng năng xuất lao động xã hội.

2.3. Kết cấu lao động theo trình độ văn hóa:

Kết cấu lao động theo trình độ văn hóa qua đó phản ánh trình độ học vấn của dân cư và nguồn lao động.

Chỉ tiêu để đánh giá trình độ văn hóa của dân số là tỷ lệ người biết chữ và bình quân số năm đến trường.

Đối với lực lượng lao động, kết cấu theo trính độ văn hóa được tính theo từng cấp học và bình quân lớp học cao nhất tính theo đầu người.

Kết cấu lao động theo trình độ chuyên môn kỹ thuật, nó thể hiện trình độ công nghiệp hóa - hiện đại hóa.

Trình độ khoa học kỹ thuật càng cao, nó có tác động mạnh mẽ vào năng xuất tăng nhanh, đảm bảo sản xuất ra các sản phẩm có chất lượng cao, giá thành hạ, hiệu quả kinh tế cao. Trong giai đoạn hiện nay, khi các sản phẩm ngày càng chứa đựng dung lượng khoa học - kỹ thuật cao, khi đổi mới kịp thời công nghệ, trang thiết bị sản xuất là chìa khóa cho sự thành công.

Song song việc không ngừng cải tiến khoa học-kỹ thuật ta cũng cần phải chú ý và tận dụng tối đa các nghề nghiệp vốn có truyền thống lâu đời của người lao động.

2.5. Kết cấu lao động theo ngành:

Kết cấu lao động theo ngành là tiến hành phân bố sắp xếp lại nguồn lao động của một vùng, một nước (hoặc phạm vi rộng hơn) vào các ngành kinh tế khác nhằmđảm bảo cho sự hoạt động của toàn bộ kinh tế. Sự phân chia lao động theo ngành phản ánh tình hình và trình độ phát triển kinh tế-xã hội của mỗi quốc gia.

Với xu hướng phát triển kinh tế-xã hội như hiện nay, lao động trong khu vực sản xuất của cải vật chất sẽ giảm xuống và ngược lại tỷ lệ lao động trong khu vực phi sản xuất vật chất phát triển.

2.6. Kết cấu lao động theo thành phần kinh tế:

Kết cấu lao động theo thành phần kinh tế sẽ phụ thuộc vào chế độ chính trị-xã hội của mỗi quốc gia. Ở nước ta trước đây có hai thành phần kinh tế là quốc doanh và tập thể.

Từ khi phát triển nền kinh tế thị trường đến nay, kết cấu lao động theo thành phần kinh tế có sự thay đổi lớn. Ngoài hai loại hình nêu trên ta còn thấy các thành phần sau: tập thể, cá thể, gia đình v.v...

Sự chuyển dịch cơ cấu lao động ở nước ta đang thay đổi theo hướng giảm dần tỷ lệ lao động ở khu vực quốc doanh, tăng tỷ lệ ngoài khu vực quốc

doanh. Sự chuyển dịch này nó phù hợp với đặc điểm và khả năng phát triển nền kinh tế-xã hội nước ta.

Chương 2

Một phần của tài liệu Quá trình hình thành phát triển các khu công nghiệp và tác động của nó đến sự phân bố nguồn lao động tỉnh Bình Dương (Trang 27 - 31)