V. SỰ HÌNH THÀNH – PHÁT TRIỂN CÁC KHU CÔNG NGHIỆP VÀ ẢNH HƯỞNG CỦA NÓ ĐẾN SỰ PHÂN BỐ NGUỒN LAO
1. Khái quát về các khu công nghiệp trên địa bàn của tỉnh:
Với chính sách thông thoáng tạo điều kiện về cơ sở hạ tầng kỹ thuật cho việc đầu tư, Bình Dương đã được chính phủ phê duyệt quy hoạch 13 khu công nghiệp tập trung, trong đó có 9 khu được cấp giấy phép đầu tư, đã triển khai xây dựng hoàn chỉnh cơ sở hạ tầng đi vào hoạt động, thu hút vốn đầu tư trong và ngoài nước. Đến nay tỷ lệ lấp kín diện tích bình quân trong 9 khu đạt 60%, trong đó 5 khu cơ bản đã lấp kín, các khu còn lại:
(1) KCN Mỹ Phước
(2) KCN Tân Đông Hiệp A và B
(3) KCN Việt Nam – Singapore (giai đoạn 2)
đã từng bước vừa xây dựng hạ tầng kỹ thuật vừa thu hút đầu tư. Tính đến tháng 7/2003 đã có 479 doanh nghiệp thành lập và hoạt động trong khu công nghiệp, trong đó có 339 doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài với tổng vốn đầu tư 1 tỷ 523 triệu USD và 140 doanh nghiệp trong nước với tổng vốn đầu tư 1.736 tỷ đồng.
CỤ THỂ 9 KHU CÔNG NGHIỆP:
+ KCN Việt Nam – Singapore, địa điểm xã Bình Hòa, huyện Thuận An.
+ KCN Việt Hương, diện tích 46,29 ha (tỷ lệ lấp kín diện tích 48%), địa điểm xã Bình Hòa, huyện Thuận An.
+ KCN Đồng An, diện tích 132,3 ha, địa điểm xã Bình Hòa, huyện Thuận An.
+ KCN Mỹ Phước, diện tích 377 ha, địa điểm trị trấn Mỹ Phước và xã Thới Hòa, huyện Bến Cát.
+ KCN Sóng Thần 1, diện tích 180 ha, địa điểm thị trấn Dĩ an, huyện Dĩ An
+ KCN Sóng Thần 2, diện tích 318 ha, địa điểm thị trấn Dĩ an, huyện Dĩ An
+ KCN Bình Đường, diện tích 26 ha, địa điểm xã An Bình, huyện Dĩ An.
+ KCN Tân Đông Hiệp A, diện tích 54,7 ha, thành lập theo Quyết định số 1282/QĐ-TTg ngày 19/12/2000 của Thủ tướng Chính phủ, địa điểm xã Tân Đông Hiệp, huyện Dĩ An.
+ KCN Tân Đông Hiệp B, diện tích 164 ha, thành lập năm 2002, địa điểm xã Tân Đông Hiệp, huyện Dĩ An.
9 KCN Việt Nam- Singapore: tổng vốn đầu tư thực hiện từ khi cấp giấy phép đầu tư đến nay đạt gần 75 triệu USD đạt 75% tổng vốn đầu tư dự kiến cho các giai đoạn, diện tích 500 ha, chia làm 3 giai đoạn: giai đoạn 1: 116 ha (tỷ lệ lấp kín diện tích 90%), giai đoạn 2: 191 ha và giai đoạn 3: 193 ha.
9 KCN Đồng An: tổng vốn đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật đã thực hiện 130 tỷ đồng (bằng 88% tổng vốn đầu tư dự kiến). Diện tích đất cho thuê lại đạt 78,65 ha/92,6 ha. Tỷ lệ lấp kín diện tích: 84,94%.
9 KCN Sóng Thần 1: tổng vốn đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật đã thực hiện 157 tỷ đồng (bằng 76% tổng vốn đầu tư dự kiến). Diện tích đất cho thuê lại đạt 140,05 ha/154,2 ha. Tỷ lệ lấp kín diện tích: 90,82%.
9 KCN Sóng Thần 2: tổng vốn đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật đã thực hiện 338 tỷ đồng (bằng 87% tổng vốn đầu tư dự kiến). Diện tích đất cho thuê lại đạt 175,5 ha/225,08 ha. Tỷ lệ lấp kín diện tích: 77,97%.
9KCN Bình Đường: tổng vốn đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật đã thực hiện 17,54 tỷ đồng (bằng 105% tổng vốn đầu tư dự kiến). Diện tích đất cho thuê lại đạt 17,54ha. Tỷ lệ lấp kín diện tích: 100%.
9 KCN Việt Hương: tổng vốn đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật đã thực hiện 43,5 tỷ đồng (bằng 43% tổng vốn đầu tư dự kiến). Diện tích đất cho thuê lại đạt 20,13 ha/37,72 ha. Tỷ lệ lấp kín diện tích: 53%.
9 Các khu công nghiệp Mỹ Phước, Tân Đông Hiệp A, Tân Đông Hiệp B, tuy mới được Chính phủ quyết định thành lập năm 2002, song song với việc đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật, đã thu hút đầu tư và đạt các bước triển khai rất đáng kể như KCN Mỹ Phước đến nay tổng vốn đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật đã thực hiện 17 tỷ đồng (bằng 56% tổng vốn đầu tư dự kiến). Diện tích đất cho thuê lại đạt 54,4 ha/223,7 ha. Tỷ lệ lấp kín diện tích 21%; KCN Tân Đông Hiệp A, tổng vốn đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật đã thực hiện 49 tỷ đồng (bằng 77% tổng vốn đầu tư dự kiến). Diện tích đất cho thuê lại đạt 17 ha/29 ha. Tỷ lệ lấp kín diện tích 56%.
Hình thức đầu tư xây dựng và kinh doanh hạ tầng khu công nghiệp tại tỉnh Bình Dương rất đa dạng và phong phú. Cụ thể như:
− DNNN đầu tư như: KCN Bình Đường, Sóng Thần 1, Mỹ Phước.
− DNTN, Công ty cổ phần đầu tư như: KCN Việt Hương, Đồng An, Sóng Thần 2, Tân Đông Hiệp B.
− DNNN liên doanh với nước ngoài như: KCN Việt Nam-Singapore.
− DNNN liên doanh với DNTN như: KCN Tân Đông Hiệp A.
Các doanh nghiệp đầu tư hoạt động trong các khu công nghiệp cũng bao gồm từ nhiều thành phần kinh tế như doanh nghiệp nhà nước có các doanh nghiệp trực thuộc các tổng công ty như: Tổng Công ty Sành sứ Thủy tinh, Công ty Nhựa Việt Nam, Bóng đèn Điện Quang... đầu tư nhiều tại khu công nghiệp Đồng An. Dự án của các doanh nghiệp tư nhân với số lượng các dự án có vốn đầu tư nước ngoài tập trung tại các khu công nghiệp Sóng Thần 1 và 2, Bình Đường. Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài chiếm gần như đa số tuyệt đối tại KCN Việt Nam – Singapore.
Ngoài việc phát triển các khu công nghiệp, Bình Dương còn chú trọng phát triển các khu, cụm sản xuất công nghiệp trên cơ sở qui hoạch tổng thể của tỉnh như:
− Cụm Bình Chuẩn, diện tích 54 ha tại xã Bình Chuẩn, huyện Thuận An
− Cụm An Thạnh, diện tích 80 ha tại thị trấn An Thạnh, huyện Thuận An.
− Cụm Phú Hòa, diện tích 20 ha tại xã Thái Hòa, huyện Tân Uyên.
− Khu Tân Định, diện tích 53 ha tại xã Tân Định, huyện Bến Cát.
− Khu sản xuất công nghiệp dệt may của Vinatex, diện tích 30 ha tại xã Bình An, huyện Bình An.