Theo báo cáo tổng hợp quan hệ phát triển KTXH của tỉnh Theo các quan hệ chuyên ngành.

Một phần của tài liệu Quá trình hình thành phát triển các khu công nghiệp và tác động của nó đến sự phân bố nguồn lao động tỉnh Bình Dương (Trang 34 - 39)

− Thu nhập bình quân đầu người (theo giá so sánh 1994) đạt 3,530 triệu đồng năm 1996; đạt 4,029 triệu đồng năm 1997; đạt 4,339 triệu đồng năm 1998; đạt 4,731 triệu đồng năm 1999 và năm 2000 đạt 5,238 triệu đồng.

− Thu nhập bình quân đầu người (theo giá hiện hành) đạt 4,826 triệu đồng năm 1996; đạt 5,722 triệu đồng năm 1997; đạt 6,530 triệu đồng năm 1998; đạt 7,256 triệu đồng năm 1999 và năm 2000 đạt 7,999 triệu đồng.

Cơ cấu kinh tế và chuyển dịch cơ cấu: Cùng với sự tăng trưởng kinh tế, cơ cấu kinh tế cũng chuyển dịch theo chiều hướng tăng tỷ trọng công nghiệp và giảm tỷ trọng ngành nông nghiệp, dịch vụ. Chuyển dịch cơ cấu diễn ra theo hướng Nghị quyết Đại hội Đại biểu Tỉnh, Đảng bộ Tỉnh lần thứ VII đề ra là “tăng tỷ trọng công nghiệp trong cơ cấu kinh tế”.

2. Thực trạng phát triển các ngành:

Nhóm ngành công nghiệp và xây dựng: Ngành công nghiệp và xây dựng có tốc độ tăng trưởng nhanh và chiếm tỷ trọng lớn, thu hút nhiều lao động trong tỉnh. Tốc độ tăng trưởng thời kỳ 1996-2000 trung bình đạt 21,6%/năm. Năm 1998 do ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế thế giới nhưng tốc độ tăng trưởng vẫn đạt 16,1%/năm, giá trị sản xuất trung bình trong thời kỳ đạt 52,3% GDP. Tính đến cuối năm 2000 nhóm ngành thu hút khoảng 34,5% lao động làm việc trong tỉnh.

Nhóm ngành dịch vụ: Nhóm ngành dịch vụ đạt tốc độ tăng trưởng 8,3% thời kỳ 1996-2000, tính đến cuối năm 2000 nhóm ngành dịch vụ đã thu hút khoảng 20,1% lao động làm việc trong tỉnh.

Nhóm ngành nông-lâm-thủy sản: Lao động trong ngành nông-lâm- thủy sản tính đến cuối năm 2000 chiếm khoảng 45,4% tổng số lao động làm việc trong tỉnh.

Tốc độ tăng trưởng ngành nông nghiệp trung bình thời kỳ 1996-2000 là 5,6%; năm 1997 đạt tốc độ tăng trưởng là 4,4%; năm 1998 là 5,6%; năm 1999 là 6,5%; năm 2000 là 5,7%.

Ngành thủy sản thời kỳ 1996-2000 đạt tốc độ tăng trưởng 9,4%/năm, trong đó năm 2000 tốc độ tăng trưởng chỉ có 3,6%. Giá trị sản xuất của ngành thủy sản chỉ chiếm 0,5% giá trị sản xuất nông-lâm nghiệp.

3. Thực trạng phát triển cơ sở hạ tầng:

— Về giao thông:

Đối với đường bộ: Toàn tỉnh có 1.008 tuyến đường với tổng chiều dài 4.023km. Trong đó đường bêtông nhựa chiếm 19,2%; đường đá nhựa chiếm 8,6%; đường cấp phối chiếm 54,2%; còn lại là đường đất. Tổng số cầu toàn tỉnh là 203 chiếc với chiều dài 3.920m.

Đối với đường sông: Tỉnh Bình Dương có nhiều sông nhưng chỉ có 3 tuyến lưu thông thủy gồm: sông Đồng Nai từ Hiếu Liêm về Thạnh Phước (Tân Uyên), sông Sài Gòn từ Dầu Tiếng về Thuận An (dài 100km) và sông Thị Tính. Ngoài 3 sông trên tỉnh còn có một số rạch cho phép lưu thông thủy bằng thuyền nhỏ từng đoạn ngắn như các rạch: Lái Thiêu, Bà Lụa, Vĩnh Bình, Bình An... các sông rạch khác lưu lượng nước về mùa khô rất ít không có khả năng lưu thông thủy.

— Về cấp điện, cấp nước:

Cấp điện: Cho đến nay, năng lực ngành điện đã có 1706 trạm biến thế với tổng dung lượng 185.474 KVA; 509,5 km đường dây hạ thế; 717 km đường dây trung thế; 100% số xã và 72% số hộ đã có điện dùng. Ngành đang tiến hành xây dựng quy hoạch hệ thống lưới điện đến năm 2010 nhằm đáp ứng nhu cầu điện cho các khu công nghiệp.

Cấp nước: Hiện tại, toàn tỉnh có 3 nhà máy nước: Nhà máy nước Thủ Dầu Một công suất 21.600m3/ngày với mạng lưới ống dài 30.000m, Nhà máy nước Lái Thiêu công suất 1000m3/ngày với mạng lưới đường ống dài 5.900m, hệ thống đường ống ấp nước thị trấn Dĩ An công suất 100-120m3/ngày với chiều dài đường ống 1.100m. Đến cuối năm 2000, toàn bộ các xã có từ 62 – 68,5% số hộ được dùng nước sạch trở lên. Hiện tỉnh đang triển khai xúc tiến mở rộng Nhà máy nước Thủ Dầu Một, xây mới Nhà máy nước Dĩ An, Tân Ba, Uyên Hưng, Dầu Tiếng, Phước Vĩnh, Tân Định.

— Bưu chính viễn thông:

Cho đến năm 2000 toàn tỉnh có 29 tổng đài điện thoại, tổng số máy điện thoại là 43.696 máy, hiện tại có thể liên lạc nhanh chóng bằng telex, fax, điện thoại, truyền dẫn số liệu tự động 2 chiều theo tiêu chuẩn quốc tế đến mọi nơi trong nước và quốc tế. 100% số xã, phường, thị trấn của tỉnh đã có điện thoại, năm 2000 bình quân có 5,9 máy điện thoại/100 dân.

4. Thực trạng phát triển văn hóa - xã hội:

— Giáo dục đào tạo:

Người trong độ tuổi 15-35 tuổi biết chữ 97,8% số người trong độ tuổi biết chữ, 100% số xã, phường có trường tiểu học, 50% số xã, phường có trường trung học, năm học 1998-1999 số học sinh đạt 22,5 em/100 dân. Việc xã hội hóa giáo dục được triển khai sâu rộng, công tác dạy nghề được chú trọng.

— Y tế bảo vệ sức khỏe:

Công tác chăm sóc sức khỏe, khám chữa bệnh cho nhân dân được đẩy mạnh, không để xảy ra các dịch lớn. Công tác tiêm chủng cho trẻ em đạt tỷ lệ từ 90 – 95%. Công tác chăm sóc bảo vệ sức khỏe bà mẹ trẻ em, kế hoạch hóa gia đình đạt kết quả tốt. Bình quân có 3,75 bác sĩ/10.000 dân.

— Dân số lao động việc làm:

− Theo số liệu của Cục Thống Kê tính đến cuối năm 2000, dân số tỉnh Bình Dương là 742.790 người. Tốc độ tăng dân số tự nhiên năm 2000 là 14,79%/năm; trong đó, đô thị tăng 11,51%/năm, nông thôn tăng 16,69%/năm. Dân số thành thị 241.406 người (chiếm 32,50%), dân số nông thôn 501.384 người (chiếm 67,5%).

− Số người trong độ tuổi lao động đến năm 2000 là 406.875 người chiếm 54,77% dân số. Số người có khả năng lao động là 402.262 người chiếm 54,15% dân số; trong đó, số người thực đang tham gia lao động trong các ngành kinh tế 368.867 người, chiếm 49,65%, lao động nông nghiệp là 194.065 người, lao động phi nông nghiệp 212.761 người.

− Việc giải quyết việc làm đã được Đảng, Chính quyền và các tổ chức xã hội của Bình Dương làm khá tốt, bình quân mỗi năm tạo khoảng 16.000 chỗ làm mới.

− Xóa đói giảm nghèo cũng được chỉ đạo tập trung với sự tham gia tích cực của các cấp, các ngành, đoàn thể, các tổ chức xã hội và nhân dân. Đã huy động trên 200 tỷ đồng vốn từ nhiều nguồn cho các đối tượng nghèo vay vốn, góp phần giảm được 11.555 hộ nghèo; đến cuối năm 2000, số hộ nghèo còn khoảng 2,7%, không còn hộ đói.

5. Thực trạng phát triển các đô thị:

Hiện tỉnh Bình Dương có 8 thị trấn và 5 phường, đó là các thị trấn: Uyên Hưng, Tân Phước Khánh, Mỹ Phước, Dầu Tiếng, Lái Thiêu, An Thạnh, Dĩ An, Phước Vĩnh, phường Hiệp Thành, Phú Cường, Phú Thọ, Chánh Nghĩa, Phú Hòa với tổng diện tích các phường, thị trấn là 18.713 ha, dân số đô thị 241.406 người.

6. Thực trạng phát triển khu dân cư nông thôn:

Do đặc điểm về địa hình, thời tiết, đất đai, khu dân cư nông thôn tỉnh Bình Dương bao gồm đất ở và đất vườn trong khuôn viên của tổng hộ gia đình được gọi là đất thổ canh. Đất vùng dân cư nông thôn gồm 66 xã, với tổng diện tích 250.841 ha, dân số nông thôn 501.384 người.

7. Đánh giá chung về thực trạng phát triển kinh tế-xã hội gây áp lực đối với đất đai: đối với đất đai:

Trong những năm gần đây, Bình Dương nổi lên như một điểm sáng trong khu vực về phát triển công nghiệp. Công nghiệp đã giữ vai trò chủ đạo trong cơ cấu kinh tế của Tỉnh. Quá trình phát triển công nghiệp gắn liền đẩy mạnh quá trình đô thị hóa, hình thành mạng lưới đô thị có công nghiệp và dịch vụ, kết cấu hạ tầng đồng bộ, đòi hỏi cần nhiều quỹ đất đai cho mở rộng nâng cấp và phát triển.

Đời sống của nhân dân trong những năm qua cũng đã được nâng cao rõ rệt, tuy mức thu nhập bình quân của tỉnh cao hơn so với thu nhập bình quân cả

nước nhưng so với khu vực vẫn còn ở mức thấp, nguồn lao động dồi dào nhưng thực tế trong một số ngành công nghiệp vẫn thiếu lao động do đòi hỏi phải có tay nghề chuyên môn, dân số tăng nhanh trong những năm qua cũng đòi hỏi nhu cầu về đất đai tăng lên.

Một phần của tài liệu Quá trình hình thành phát triển các khu công nghiệp và tác động của nó đến sự phân bố nguồn lao động tỉnh Bình Dương (Trang 34 - 39)