ĐÁNH GIÁ SỰ PHÁT TRIỂN CÁC KHU CÔNG NGHIỆP TÁC ĐỘNG ĐẾN SỰ PHÂN BỐ NGUỒN LAO ĐỘNG:

Một phần của tài liệu Quá trình hình thành phát triển các khu công nghiệp và tác động của nó đến sự phân bố nguồn lao động tỉnh Bình Dương (Trang 62 - 67)

ĐỘNG ĐẾN SỰ PHÂN BỐ NGUỒN LAO ĐỘNG:

1. Những kết quả đạt được:

Thực hiện chính sách đổi mới, mở cửa do Đại hội Đảng lần VI khởi xướng, khu công nghiệp theo mô hình đã được hình thành, nhằm mục tiêu nâng cao năng lực xuất khẩu, tăng thu ngoại tệ, thu hút vốn đầu tư, công nghệ để nâng cao nhịp độ phát triển và hiện đại hóa công nghiệp, tạo điều kiện tăng trưởng GDP nhanh và vững chắc, tạo việc làm, bảo vệ môi trường, tiết kiệm và phát huy hiệu quả sử dụng đất và các nguồn lực khác.

1.1. Về kinh tế:

Đầu tư vào các khu công nghiệp hầu hết là vốn FDI (đầu tư trực tiếp nước ngoài), có tốc độ nhanh, đầu tư phát triển công nghiệp của nước ngoài vào khu công nghiệp chiếm tỷ trọng ngày càng lớn trong tổng giá trị sản xuất ngành công nghiệp của tỉnh. Hoạt động sản xuất kinh doanh trong khu công nghiệp góp phần đẩy mạnh công nghiệp, chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh theo hướng tăng dần, tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ GDP góp vào ngân sách ngày càng tăng.

Khu công nghiệp phát triển đã tạo điều kiện thuận lợi để tiếp cận thành tựu phát triển khoa học kỹ thuật tiên tiến trên thế giới.

1.2. Về xã hội:

Các khu công nghiệp đã tạo ra công việc cho hàng chục vạn lao động, góp phần giải quyết việc làm, tăng thu nhập, cải thiện đời sống của nhân dân, giảm tệ nạn xã hội. Việc đầu tư xây dựng cơ bản hạ tầng, khoa học công nghệ đã thúc đẩy quá trình đô thị hóa, phân bố dân cư và nhất là làm thay đổi bộ mặt ở Bình Dương, tạo ra cơ hội cho lao động Việt Nam học tập được kinh nghiệm quản lý, kỹ thuật xúc tiến thương mại trong nền kinh tế thị trường. Sự phát triển các khu công nghiệp sẽ làm phong phú thêm hoạt động dịch vụ,

giao thông vận tải, thương mại, vui chơi giải trí từ đó kích thích và tạo điều kiện cho sự phát triển các ngành nghề khác.

Khu công nghiệp hình thành tác động đến phát triển cơ sở nguyên liệu dịch vụ cho khu công nghiệp, nâng cao giá trị nông sản, mở rộng thị trường và hình thành các đô thị vệ tinh, từng bước thu hẹp các khoảng cách phát triển giữa các ngành, góp phần xóa đói giảm nghèo, phát triển kinh tế gắn với văn minh đô thị, mang lại tác phong công nghiệp, giảm đáng kể tệ nạn xã hội.

1.3. Về cơ chế quản lý:

Sự hình thành phát triển các khu công nghiệp đã phát huy hiệu quả cơ chế quản lý “một cửa, tại chỗ” thực hiện theo nhiệm vụ và quyền hạn của Ban quản lý khu công nghiệp được qui định cùng qui chế khu công nghiệp. Thông qua cơ chế ủy quyền của các bộ, ngành Trung ương và Ủy ban Nhân dân Tỉnh cho Ban quản lý khu công nghiệp để thực hiện một số nhiệm vụ quản lý nhà nước về đầu tư, xây dựng, thương mại, lao động... đặt cơ quan đại diện đủ thẩm quyền quản lý trực từng công việc tại từng khu công nghiệp như: Hải quan, Công an, Thuế, Ngân hàng, Bưu điện.

Thực hiện cơ chế quản lý “một cửa, tại chỗ”, Ban quản lý khu công nghiệp tỉnh đã được trao quyền quyết định nhiều hơn trong việc thực hiện quyền quản lý Nhà nước, góp phần tăng cao hiệu quả và hiệu lực quản lý Nhà nước, hiệu quả giải quyết nhanh hơn, giảm bớt khó khăn phiền hà, chi phí đi lại do việc thực hiện các thủ tục hành chính kinh tế của doanh nghiệp, kịp thời xử lý những vướng mắc, góp phần thúc đẩy phát triển các khu công nghiệp và tạo điều kiện cho doanh nghiệp trong khu công nghiệp, triển khai hoạt động sản xuất kinh doanh.

Thông qua hình thức này, Ban quản lý khu công nghiệp đã triển khai thực hiện khá thành công trong việc thu hút vốn đầu tư nước ngoài bằng cơ chế một cửa, giảm bớt thời gian chờ đợi xin phép đầu tư, do đó kết quả thu hút vốn đầu tư của các khu công nghiệp trong những năm qua luôn luôn đạt khá so với các tỉnh thành trong khu vực, tỷ lệ cho thuê đất chiếm tỷ trọng cao, điều đó thể hiện sự thành công của các khu công nghiệp.

2. Tác động về việc phân bố nguồn lao động:

Theo số liệu thống kê, cuối năm 2003 dân số tỉnh Bình Dương thời điểm 31/12/2003 là 874.507, tỷ lệ tăng tự nhiên là 12,25% (Nguồn: Niên Giám Thống Kê 2003). Trong những năm từ 1996 → 2003, dân số đô thị tăng khá nhanh do tốc độ đô thị hóa diễn ra mạnh mẽ. Bình Dương luôn diễn ra làn sóng di cư từ các tỉnh phía Bắc vào, kể cả đồng bào các dân tộc; cho nên dân số cơ học tăng khá cao, đã gây nhiều trở ngại cho việc quy hoạch dân cư, chăm sóc đời sống và tạo việc làm cho số di dân tự do này.

Số người trong độ tuổi lao động năm 2000 là 422.326 người, đến năm 2003 tăng 544.406 người. Trong khoảng có 3 năm đã tăng 122.080 người (Nguồn: Niên Giám Thống Kê 2003).

Bảng 13:

CƠ CẤU LAO ĐỘNG CHIA THEO KHU VỰC VÀ NGÀNH KINH TẾ GIAI ĐOẠN 1996 – 2002 GIAI ĐOẠN 1996 – 2002

Đơn vị: %

CHỈ TIÊU 1996 2000 2001 2002

I. Nông – lâm-thủy sản 56,25 44,72 39,86 35,67 II. Công nghiệp xây dựng 26,81 35,74 39,86 43,95 1. Công nghiệp 25,40 33,79 37,58 41,67 2. Xây dựng 1,41 1,95 2,28 2,28 III. Dịch vụ 16,94 19,54 19,43 20,38 1. Thương nghiệp, KS, Nhà hàng 5,06 4,82 5,78 7,13 2. Vận tải, bưu điện 1,01 1,66 1,55 1,43 3. Tài chính – tín dụng 0,11 0,16 0,22 0,21 4. Các ngành dịch vụ khác 10,76 12,90 11,88 11,61

Biểu đồ 5: BIỂU ĐỒ KẾT CẤU LAO ĐỘNG THEO NGÀNH

Bảng 14: DIỆN TÍCH, LAO ĐỘNG MẬT ĐỘ CÁC HUYỆN THỊ TỈNH BÌNH DƯƠNG NĂM 2001 Diện tích Lao động Huyện Thị Km2 (%) Người (%) Mật độ (Người / km2) Toàn tỉnh 2.695,54 100 418.946 100 155 Thủ Đầu Một 87,88 3,3 73.181 17,5 832 Dầu Tiếng 719,84 26,7 54.178 12,9 75 Bến Cát 588,37 21,8 58.831 14,0 99 Phú Giáo 541,45 20,1 34.072 8,1 62 Tân Uyên 613,44 92,8 60.750 14,5 99 Thuận An 84,26 3,1 73.211 17,5 868 Dĩ An 60,30 2,2 64.723 15,4 1.073

Nguồn: Niên Giám Thống Kê 2001

3. Phân bố lao động:

Qua bản thống kê diện tích – lao động và mật độ lao động huyện thị tỉnh Bình Dương và bản thống kê cơ cấu lao động chia theo khu vực và các ngành kinh tế, ta nhận thấy: 26,81 56,25 16,94 35,74 44,72 19,54 39,84 40,71 19,43 43,95 35,67 20,38 0% 20% 40% 60% 80% 100% 1996 2000 2001 2002

Bình Dương có 6 huyện và 1 thị xã nhưng sự phân bố lao động không đồng đều giữa nông thôn và thành thị, giữa vùng phía Bắc và vùng phía Nam (lao động tập trung chủ yếu ở 2 huyện và 1 thị xã là thị xã Thủ Dầu Một, huyện Thuận An và huyện Dĩ An., ba đơn vị này có mật độ lao động tập trung khá cao vì phần lớn các khu công nghiệp như: KCN Bình Đường, KCN Sóng Thần 1 + 2 đều tọa lạc tại huyện Dĩ An.

Các khu công nghiệp như: KCN Việt Nam-Singapore, KCN Đồng An, KCN Việt Hương, KCN Tân Đông Hiệp đều tọa lạc tại Thuận An, trong đó Dĩ An có mật độ cao nhất là 1073 lao động/km2 gấp 7 lần mức trung bình của toàn tỉnh và gấp 17,3 so với huyện Phú Giáo; Thuận An mật độ 868 người/km2 gấp 5,6 trung bình toàn tỉnh.

Chương 3

CÁC CHÍNH SÁCH VÀ GIẢI PHÁP NHẰM PHÁT TRIỂN NGUỒN LAO ĐỘNG PHÁT TRIỂN NGUỒN LAO ĐỘNG

µ¸

Một phần của tài liệu Quá trình hình thành phát triển các khu công nghiệp và tác động của nó đến sự phân bố nguồn lao động tỉnh Bình Dương (Trang 62 - 67)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)