CHÍNH SÁCH SỬ DỤNG VÀ PHÁT TRIỂN NGUỒN LỰC LAO ĐỘNG:

Một phần của tài liệu Quá trình hình thành phát triển các khu công nghiệp và tác động của nó đến sự phân bố nguồn lao động tỉnh Bình Dương (Trang 43 - 48)

Nổi tiếng với khẩu hiệu “trải chiếu hoa đón nhà đầu tư, trải thảm đỏ rước nhân tài”, Bình Dương được xem là địa phương ban hành chính sách thu hút nhân tài sớm nhất so với cả nước và cũng đạt được một số thành công nhất định.

Vốn dồi dào và nguồn nhân lực tốt là hai đầu vào quan trọng để nền kinh tế tăng trưởng. Chính vì vậy, bên cạnh việc thu hút nguồn vốn đầu tư, tỉnh Bình Dương ngay từ khi tái lập tỉnh đã quan tâm đến việc thu hút nhân tài, tập trung sức lực và trí tuệ xây dựng quê hương. Từ đó đến nay, đã 4 năm kể từ khi tỉnh Bình Dương đưa ra chủ trương thu hút nhân tài về tỉnh.

Nhân tài đã về tỉnh nhưng chưa đủ.

Vào tháng 8/1998, chính sách thu hút nhân tài mới lần đầu tiên được Bình Dương công bố, trong đó nêu lên những ưu tiên trong việc thu hút “nhân tài” về tỉnh công tác, phục vụ nhu cầu phát triển kinh tế-xã hội địa phương.

Chẳng hạn, sinh viên tốt nghiệp đại học chính quy đúng với ngành học mà tỉnh đang cần thì được hưởng trợ cấp ban đầu và hàng năm được hưởng thêm 50-200% mức lương. Với các chức danh có học hàm, học vị cao hơn như thạc sĩ, tiến sĩ, mỗi tháng được hưởng trợ cấp từ 1,5 – 3 triệu đồng ngoài tiền lương. Đích nhắm của Bình Dương chính là thị trường lao động dồi dào nhưng khá đắt đỏ tại TP.Hồ Chí Minh.

Sau gần 4 năm “đột phá”, tỉnh đã nhận hơn 100 hồ sơ đăng ký với nguyện vọng về làm việc tại tỉnh, trong số này tỉnh nhận hơn 80 người, gồm 1 tiến sĩ, 1 thạc sĩ và còn lại là các cử nhân tốt nghiệp đại học loại khá, giỏi. Hầu hết những người về theo chính sách thu hút nhân tài đều có hộ khẩu từ các tỉnh miền Bắc, Trung và Tây Nguyên.

Mặc dù so với các cán bộ, công chức trong tỉnh, đối tượng ngoại tỉnh được hưởng mức lương cao gấp 5 – 10 lần, nhưng do Bình Dương ở gần TP.Hồ Chí Minh nên mức thu nhập đó xem ra vẫn chưa đủ hấp dẫn để thu hút tài năng từ thành phố về làm việc lâu dài tại địa phương. Theo nhận định của lãnh đạo tỉnh Bình Dương, các chính sách trên chưa thật sự thu hút những người có học hàm, học vị cao ở ngoài tỉnh và chưa thúc đẩy những người tài giỏi trong tỉnh phát huy năng lực. Do đó, lãnh đạo tỉnh đi đến quyết định cần phải điều chỉnh lại chính sách “trải thảm đỏ” đón nhân tài trong thời điểm mới sao cho phù hợp.

Hướng tới nguồn nhân tài tại chỗ, nâng cao chế độ cho người ngoại tỉnh

Đầu năm 2002, Chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh Bình Dương, ông Hồ Minh Phương, đã ký Quyết định số 06/2002/QĐ-UB về việc ban hành chính sách đào tạo, thu hút nguồn nhân lực cho nhu cầu tập trung và phát triển. Quyết định này có nhiều ưu tiên hơn trong phát triển nguồn nhân lực tại chỗ đang công tác, học tập và sinh sống trên địa bàn của tỉnh. Nó còn được xem như hành động “trải thảm đỏ” đón nhân tài trong tỉnh trong thời điểm mới, có tác dụng khuyến khích cán bộ, công chức của tỉnh phấn đấu theo học các chương trình sau đại học hoặc văn bằng hai về ngoại ngữ và tin học.

Quyết định số 06 hướng vào 3 vấn đề trọng tâm, trong đó có quy định về đào tạo tu nghiệp, thu hút nguồn nhân lực và tổ chức thực hiện. Việc đào tạo tu nghiệp cho các cán bộ, công chức trong tỉnh nhằm mục đích nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ tương ứng với công việc đang đảm trách và cũng đáp ứng nhu cầu quy hoạch kế thừa cho các chức danh, chức vụ chủ chốt sau này. Trường hợp các cán bộ, công chức đang làm việc, sinh sống trên địa bàn nhưng thuộc các cơ quan, đơn vị hưởng lương ngành dọc khi đi học chuyên môn, nghiệp vụ sẽ được ngân sách tỉnh cấp bù thêm cho đủ theo quy định này cùng tiền trợ cấp tàu xe.

Về chế độ trợ cấp cho cán bộ, công chức trong tỉnh đi học tập trung các lớp lý luận chính trị, quản lý nhà nước, Bình Dương luôn trợ cấp cao hơn so với các tỉnh khác. Riêng các khóa đào tạo tu nghiệp ở nước ngoài, cán bộ, công chức còn được hưởng thêm một số chế độ ưu tiên hơn ngoài các chế độ nêu trên. Nhằm phát triển nhân tài tại chỗ, tỉnh còn trợ cấp cho cán bộ số tiền để thực hiện và bảo vệ luận án tốt nghiệp, trong đó tiến sĩ 30 triệu đồng, thạc sĩ 20 triệu đồng, bác sĩ và dược sĩ chuyên khoa cấp I là 12 triệu đồng, cấp II là 20 triệu đồng.

Đối với chính sách thu hút nhân tài ngoại tỉnh cũng có những đổi mới. Ông Nguyễn Thanh Hùng, Trưởng Ban tổ chức Ủy ban Nhân dân Tỉnh cho biết: “Quyết định số 06 có nhiều điểm mới về chính sách thu hút nhân tài, nhất là các cán bộ công chức có trình độ sau đại học”. Nếu là cán bộ dưới 45 tuổi, được tiếp nhận về Bình Dương công tác trong các cơ quan hành chính với cam kết làm việc tại tỉnh ít nhất 7 năm, được cấp một lần theo định mức: bác sĩ, dược sĩ chuyên khoa cấp I là 10 triệu đồng; thạc sĩ, dược sĩ chuyên khoa cấp II là 15 triệu đồng và tiến sĩ là 20 triệu đồng.

Trường hợp người có học hàm, học vị từ bác sĩ, dược sĩ chuyên khoa cấp I đến giáo sư có năng lực chuyên môn làm việc trong một thời gian nhất định cho công việc cụ thể theo yêu cầu của Ủy ban Nhân dân tỉnh được chi trả lương từ 4 triệu đến 8 triệu đồng/người/tháng.

Đối với người trúng tuyển vào ngạch công chức ở tỉnh, nếu tốt nghiệp đại học loại giỏi được trợ cấp ban đầu là 2 triệu đồng, thạc sĩ là 10 triệu đồng. Đối với các chức danh, ngành nghề mà tỉnh cần cho một cơ quan, đơn vị cụ thể (nằm trong danh mục của Ủy ban Nhân dân tỉnh thông báo) sẽ được xem xét cấp thêm mỗi tháng từ 50% đến 200% mức lương đang hưởng và được cấp ban đầu 2 triệu đồng.

Với nỗ lực không ngừng, Bình Dương đang từng bước cụ thể hóa chính sách “trải thảm đỏ” mời đón nhân tài, phù hợp với tình hình mới, tạo điều kiện cho người lao động trong và ngoài tỉnh được an cư lạc nghiệp và an tâm khi về Bình Dương công tác.

Bảng 4: TỐC ĐỘ TĂNG TRƯỞNG CÔNG NGHIỆP

Đơn vị: %

Các chỉ tiêu 1997 1998 1999 2000 2001 Bình quân giai đoạn

Cả nước 13,9 12,5 10,4 15,5 14,2 13,3

Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam 16,8 15,9 15,9 16,8 16,2 16,3

Bình Dương 48,0 17,0 32,0 34,3 29,1 31,7

Đồng Nai 21,4 15,8 14,7 17,0 15,1 16,8

Bà Rịa-Vũng Tàu 15,9 23,5 24,8 11,7 4,0 16,0

TP.Hồ Chí Minh 13,5 12,5 10,2 17,4 16,5 14,0

Nguồn: Sở Công Nghiệp Bình Dương

Bảng 5: GIÁ TRỊ SẢN XUẤT CÔNG NGHIỆP (GIÁ SO SÁNH NĂM 1994) (GIÁ SO SÁNH NĂM 1994)

Đơn vị: Tỷ đồng

1997 1998 1999 2000 2001 Giá trị sản xuất công nghiệp 3.977,9 4.663,8 6.512,6 9.282,1 11.973,5 Giá trị sản xuất công nghiệp 3.977,9 4.663,8 6.512,6 9.282,1 11.973,5

Khu vực quốc doanh 700,2 652,6 1.016,3 1.281,3 1.366,7

− Công nghiệp Trung ương 302,6 322,2 670,5 738,1 729,3

− Công nghiệp địa phương 397,6 330,5 345,7 543,2 637,3

Khu vực ngoài quốc doanh 1.393,0 1.583,8 2.235,3 3.186,1 3.909,4

Khu vực có vốn đầu tư nước ngoài 1.884,8 2.427,3 3.261,1 4.814,8 6.697,3

— Các ngành công nghiệp được ưu tiên phát triển:

+ Ngành công nghiệp chế biến nông sản thực phẩm

+ Ngành công nghiệp chế tạo máy và gia công kim loại gồm: máy móc cơ khí, phương tiện vận tải, máy và thiết bị điện - điện tử - tin học, phụ tùng máy móc và chế biến kim loại.

+ Ngành công nghiệp hóa chất và các sản phẩm hóa chất.

+ Ngành công nghiệp dệt may-giày dép.

+ Ngành công nghiệp gốm sứ – vật liệu xây dựng.

+ Ngành công nghiệp khai khoáng.

— Công nghiệp tỉnh Bình Dương sau ngày giải phóng:

Sau gần 30 năm phát triển, ngành công nghiệp Bình Dương đã trải qua nhiều thăng trầm, song nhìn chung liên tục phát triển. Từ một ngành chiếm tỷ trọng nhỏ trong GDP tỉnh, đến nay, giá trị sản xuất của ngành công nghiệp Bình Dương đã chiếm 59,3% GDP toàn tỉnh. Để thấy rõ hơn về quá trình đi lên của ngành công nghiệp Bình Dương, dưới đây chúng tôi xin điểm lại những giai đoạn phát triển của ngành kinh tế mũi nhọn này.

9 Thời kỳ 1975 – 1985: Ngành công nghiệp tập trung chủ yếu vào thực hiện cải tại xã hội chủ nghĩa, xây dựng kinh tế quốc doanh và tập thể. Đến năm 1985, hai thành phần kinh tế này chiếm 85% về cơ cấu thành phần và 90% giá trị sản xuất công nghiệp. Tốc độ tăng trưởng bình quân đạt 3,2%/năm. Giá trị sản xuất công nghiệp năm 1985 đạt 160 tỷ đồng, trong đó tập trung chủ yếu vào hai ngành nghề truyền thống: gốm sứ và sơn mài.

9Thời kỳ 1986 – 1990: Trong thời kỳ đầu của sự nghiệp đổi mới, nhiều xí nghiệp quốc doanh địa phương hoạt động không có hiệu quả phải giải thể và tổ chức sắp xếp lại một số xí nghiệp. Công nghiệp Bình Dương bắt đầu phát triển với tốc độ 8%/năm, giá trị sản xuất công nghiệp năm 1990 đạt 367 tỷ đồng. Tỷ trọng công nghiệp trong cơ cấu kinh tế chiếm 13%.

9 Thời kỳ 1991 – 1995: Sự sụp đổ của các nước xã hội chủ nghĩa ở Đông Âu và Liên Xô (cũ), cũng như tình hình khó khăn chung của nền kinh tế Việt Nam lúc bấy giờ đã ảnh hưởng đến sự phát triển của ngành công nghiệp Bình Dương. Tuy nhiên, năm 1992, với tác động tích cực chủ trương, chính sách mở cửa thu hút đầu tư trong và ngoài nước, ngành công nghiệp Bình Dương đã phát triển với tốc độ cao, bình quân các năm 1993-1994-1995 là 43,7%. Đến năm 1995, giá trị sản xuất công nghiệp của toàn tỉnh đã vượt trên con số 1000 tỷ đồng, đứng thứ sáu cả nước, tỷ trọng công nghiệp chiếm 32% GDP toàn tỉnh.

9 Thời kỳ từ năm 1996 tới nay: Là giai đoạn ngành công nghiệp của tỉnh thực hiện chủ trương tăng tỷ trọng công nghiệp trong cơ cấu kinh tế, phù hợp với việc phát huy và sử dụng có hiệu quả lợi thế của địa phương với vị trí, điều kiện tự nhiên, tiềm năng và nguồn lực của tỉnh. Từng bước chuyển dần và đầu tư mới toàn ngành công nghiệp chế biến nông sản thực phẩm, công nghiệp khai khoáng và công nghiệp vật liệu xây dựng lên các vùng phía Bắc gần vùng nguyên liệu. Quy hoạch đầu tư các khu công nghiệp tập trung, đón nhận các nhà đầu tư công nghiệp trong và ngoài nước ở khu vực phía Nam. Vì vậy, công nghiệp tỉnh trong thời kỳ này có tốc độ tăng trưởng cao 31,7% và giá trị sản xuất công nghiệp của tỉnh trong năm 2001 đạt 11.974 tỷ đồng, tỷ trọng công nghiệp chiếm 59,3% trong cơ cấu GDP toàn tỉnh.

Một phần của tài liệu Quá trình hình thành phát triển các khu công nghiệp và tác động của nó đến sự phân bố nguồn lao động tỉnh Bình Dương (Trang 43 - 48)