CÁC CHÍNH SÁCH CHỦ YẾU:

Một phần của tài liệu Quá trình hình thành phát triển các khu công nghiệp và tác động của nó đến sự phân bố nguồn lao động tỉnh Bình Dương (Trang 67 - 71)

1. Chính sách thị trường và bảo hộ hàng hóa trong nước:

Chính sách phát triển thị trường không chỉ tập trung vào phát triển thị trường trong nước mà còn phải đáp ứng nhu cầu thị trường nước ngoài, thực hiện nền kinh tế mở cửa cho mọi thành phần kinh tế.

Tạo điều kiện thành lập và khuyến khích các hiệp hội kinh doanh trong các ngành công nghiệp; tăng cường vai trò trong việc phổ biến thông tin thị trường và tạo điều kiện thuận lợi cho điều phối thị trường của các hiệp hội này.

Cải tiến các thủ tục xuất nhập khẩu để giảm bớt phiền hà cho các cơ sở sản xuất hàng xuất khẩu, tạo điều kiện cho hàng hóa công nghiệp đủ sức cạnh tranh bình đẳng trên thị trường, chuẩn bị tốt các điều kiện trước khi tham gia đầy đủ vào AFTA, WTO.

Thực hiện tốt chính sách kích cầu để mở rộng thị trường tiêu thụ hàng hóa ở nông thôn; khuyến khích nhân dân sử dụng hàng nội; kiên quyết thực hiện các biện pháp chống buôn lậu, chống hàng giả.

Cần có những biện pháp mạnh mẽ để đảm bảo thị trường cho sản phẩm công nghiệp xuất khẩu; tự do hóa thương mại bằng cách loại bỏ dần hàng rào hành chính, phi thuế quan.

Tiếp tục sửa đổi những mặt bất hợp lý trong chính sách thuế, nhất là thuế xuất nhập khẩu.

Cần tích cực bảo hộ có thời hạn để tiến tới loại bỏ bảo hộ thông qua chính sách thuế, cấm hoặc hạn chế nhập những sản phẩm đã sản xuất đủ nhu cầu trong nước.

Xây dựng các tiêu chuẩn, chuẩn mực để xác định các ngành hàng, mặt hàng cần được Nhà nước bảo hộ nhằm đảm bảo được lợi ích hài hòa giữa quyền lợi Nhà nước, quyền lợi của doanh nghiệp và quyền lợi của người tiêu dùng, trong đó lấy quyền lợi của người tiêu dùng là cơ bản.

2. Chính sách khuyến khích đầu tư:

− Tiếp tục thực hiện chính sách phát triển công nghiệp nhiều thành phần bằng cách đa dạng hóa các hình thức sở hữu như thành lập các công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn, kinh tế tư nhân, cá thể, hợp tác xã... mở rộng các hình thức liên doanh liên kết trong ngoài tỉnh, trong và ngoài nước.

− Thực hiện chính sách “1 sân chơi” cho mọi thành phần kinh tế, phá bỏ thế độc quyền, tạo điều kiện cho các thành phần kinh tế ngoài Nhà nước tham gia đầu tư vào cả lĩnh vực điện, nước, giao thông...

− Tiếp tục cải tiến thủ tục hành chính một cửa, nhanh chóng xóa bỏ chính sách “xin cho”, thiết lập chính sách các doanh nghiệp “ghi tên-đăng ký”.

− Thực hiện chính sách thuế khuyến khích đầu tư, phân loại các hạng mục dự án đầu tư để có chính sách ưu đãi về mức thuế:

+ Đầu tư hạ tầng cơ sở được hưởng mức ưu đãi thuế thấp. + Đầu tư công nghiệp: 1 ÷ 2 năm đầu miễn thuế

2 ÷ 3 năm tiếp theo áp dụng 50% mức thuế.

3. Chính sách huy động vốn:

− Nâng mức tỷ lệ chi ngân sách cho tích lũy đầu tư lên ≥ 40% − Tạo vốn thông qua tín dụng ngân hàng.

− Để tạo sức hút đầu tư cho các thành phần kinh tế, ngân hàng cần cải tiến thủ tục tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp trong việc vay vốn như: nới rộng điều kiện thế chấp (có thể thế chấp bằng doanh nghiệp), áp dụng mức lãi suất ưu đãi (dưới 1%) cho những khoản vay dài hạn để đầu tư phát triển công nghiệp. Áp dụng nguồn vốn vay hỗ trợ cho các chủ đầu tư ở mức tối thiểu trên dưới 10%.

− Áp dụng chính sách tạo vốn đầu tư bằng cách thuê mướn tài chính, nhất là thuê mướn tài chính của các tổ chức nước ngoài.

− Áp dụng nhiều hình thức huy động vốn trong dân và các tổ chức kinh tế như: quỹ tiết kiệm, phát hành xổ số, phát hành tín phiếu, cổ phiếu, trái phiếu...

− Tích cực cổ phần hóa các doanh nghiệp Nhà nước làm ăn có hiệu quả, các doanh nghiệp kém hiệu quả mạnh dạn bán, nhượng, cho thuê hoặc giải thể để thu hồi vốn về đầu tư vào mục đích khác.

− Áp dụng huy động vốn ứng trước đối với khách hàng để đầu tư hạ tầng mà trước tiên là đầu tư cho điện và nước.

− Xác định lại quỹ đất để xác định lại nguồn vốn từ quỹ đất.

4. Chính sách khoa học công nghệ:

Áp dụng chính sách miễn giảm thuế cho các doanh nghiệp đầu tư đổi mới công nghệ – thiết bị, miễn giảm thuế cho phần vốn nghiên cứu đổi mới công nghệ, miễn giảm cho các sản phẩm đạt tiêu chuẩn chất lượng thay thế hàng nhập khẩu và xuất khẩu trong một thời gian nhất định (khoảng 5 năm).

Hàng năm, tỉnh dành một phần ngân sách cho việc hỗ trợ nghiên cứu, triển khai, áp dụng công nghệ mới (từ 2 – 5% GDP).

Ban hành chính sách ưu đãi để thu hút nguồn nhân lực cho hoạt động khoa học và công nghệ. Đối với các cán bộ quản lý giỏi, các chuyên gia khoa học kỹ thuật đầu đàn, công nhân có tay nghề cao... đến tỉnh làm việc được hưởng chế độ ưu đãi về nhà ở, đất ở, phương tiện đi lại, phương tiện làm việc, phụ cấp lương...

5. Chính sách đào tạo và sử dụng lao động:

Đối với đội ngũ cán bộ quản lý Nhà nước, ngoài khả năng chuyên môn ra phải được đào tạo qua trường quản lý hành chính quốc gia, phải được bổ túc đầy đủ về các kiến thức của luật pháp.

Đối với đội ngũ quản lý doanh nghiệp, phải được đào tạo qua các trường quản lý kinh tế, quản trị doanh nghiệp. Những cán bộ trẻ có năng lực cần được gửi đi đào tạo tại các nước phát triển. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Triệt để áp dụng chính sách tuyển dụng cán bộ thông qua thi tuyển. Các giám đốc doanh nghiệp chỉ được bổ nhiệm sau khi tố nghiệp qua thi tuyển. Tiến dần tới chính sách thuê giám đốc thông qua hợp đồng, có quy định quyền hạn và trách nhiệm rõ ràng, xóa bỏ tình trạng bổ nhiệm lâu nay vẫn sử dụng.

Tạo điều kiện thường xuyên cho các cán bộ quản lý, cán bộ kỹ thuật giao lưu trao đổi học hỏi với nước ngoài để cập nhật được các thông tin thị trường, thông tin khoa học công nghệ và thông tin của các đối tác cạnh tranh.

Lao động kỹ thuật trong các doanh nghiệp phải được chuẩn bị đào tạo cẩn thận về chuyên môn cũng như tính kỷ luật và tác phong công nghiệp. Những nguồn lực lao động này chính là lực hấp dẫn quan trọng đối với các nhà đầu tư nước ngoài.

6. Chính sách phát triển các vùng nguyên liệu công nghiệp:

Cần có quy hoạch các vùng nguyên liệu gắn liền với các nhà máy chế biến; cho phép các ngành chế biến được để lại 2 – 3% giá trị nguyên liệu trong giá thành để phát triển vùng nguyên liệu.

Tạo mối liên hệ giữa nông dân và công nhân nhà máy, giữa trồng trọt và chế biến trong các tổ chức hợp tác nhằm điều hòa lợi ích hợp lý giữa các phía, ưu đãi phát triển ở các vùng sâu, vùng xa nhiều hơn ở các vùng có điều kiện thuận lợi. Khuyến khích người sản xuất nguyên liệu góp vốn (hoặc đóng cổ phần) với nhà máy. Các nhà máy cần có bộ phận nông vụ để lo về nguyên liệu, từ đó tạo được vùng nguyên liệu ổn định vững chắc, đảm bảo cho nhà máy hoạt động hết công suất và có hiệu quả.

Hướng dẫn nông dân trong việc chọn giống, áp dụng các tiến bộ kỹ thuật thâm canh, chăm sóc cây trồng, vật nuôi, kỹ thuật thu hái và sơ chế, bảo quản, vận chuyển sau thu hoạch để nâng cao chất lượng nguyên liệu và hiệu quả sản xuất.

Một phần của tài liệu Quá trình hình thành phát triển các khu công nghiệp và tác động của nó đến sự phân bố nguồn lao động tỉnh Bình Dương (Trang 67 - 71)