Theo tác giả Phạm Hữu Tòng thì có ba kiểu định hướng cơ bản đó là:

Một phần của tài liệu Định luật bảo toàn lớp 10 (Trang 25 - 26)

* Định hướng tái tạo.Đó là kiểu định hướng mà người dạy hướng học sinh vào việc huy động áp dụng những kiến thức, cách thức học sinh đã nắm được hoặc

đã được người dạy chỉ ra một cách tường minh để học sinh có thể thực hiện được nhiệm vụ mà họ đảm nhận nghĩa là học sinh cần tái tạo lại những hành động mà giáo viên đã chỉ dẫn hoặc lặp lại những hành động quen thuộc đã làm nhiều lần trong những tình huống tương tự. Trong kiểu định hướng này lại có thể chia ra hai

trình độ khác nhau là định hướng tái tạo từng thao tác cụ thể riêng rẽ: học sinh theo dõi, bắt chước lặp lại các thao tác theo mẫu cụ thể do giáo viên chỉ ra và định hướng tái tạo angorit: giáo viên chỉ ra một cách khái quát tổng thể trình tự hành

động để học sinh tự giải quyết.

* Định hướng tìm tòi. Đó là kiểu định hướng mà giáo viên chỉ đề ra mục

đích cần đạt đến và vạch ra phương pháp chung nhất, những gợi ý tổng quát để học sinh tự lực hành động đạt đến mục đích cuối cùng (giáo viên chỉđưa ra cho học sinh những gợi ý sao cho học sinh có thể tự tìm tòi, huy động hoặc xây dựng những kiến thức và cách thức hoạt động thích hợp để giải quyết nhiệm vụđảm nhận chứ không cho học sinh một cách tường minh các kiến thức và cách thức hoạt động mà đòi hỏi học sinh tự xác định hành động thích hợp trong tình huống không phải là đã quen thuộc với họ).

* Định hướng khái quát chương trình hóa .Đó là kiểu định hướng hành

động theo từng bước, được chương trình hóa liên tiếp theo một trình tự chặt chẽ, phù hợp với trình độ của học sinh, nó giúp học sinh biết hành động từng bước cụ

thể rõ ràng. Kiểu định hướng này phối hợp các đặc điểm của định hướng tái tạo và

định hướng tìm tòi. Nghĩa là trước hết giáo viên cũng gợi ý cho học sinh tự tìm tòi, nhưng chú ý giúp học sinh ý thức được đường lối khái quát của việc tìm tòi giải quyết vấn đề và sựđịnh hướng được chương trình hóa theo các yêu cầu từ cao đến thấp đối với học sinh : từ tổng quát, tổng thể, toàn bộ đến riêng biệt, chi tiết, bộ

phận; từ tìm tòi đến tái tạo, sao cho thực hiện được một cách có hiệu quả các yêu cầu cao nhất, vừa sức học sinh.

Chúng ta nhận thấy rằng, với kiểu định hướng khái quát chương trình hóa thì những học sinh khá, giỏi có thể tích cực, tự lực tìm tòi để giải quyết vấn đề từ sự định hướng tổng quát ban đầu, còn những học sinh yếu hơn thì tham gia vào giải quyết từng phần cụ thể.

1.2.1.2. Mặt khác, để phát triển năng lực sáng tạo cho học sinh trong dạy học vật lí thì giáo viên cần định hướng tiến trình xây dựng kiến thức vật lí của học sinh

Một phần của tài liệu Định luật bảo toàn lớp 10 (Trang 25 - 26)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(162 trang)