VI. Nghiên cứu khoa học cơng nghệ
7. Hợp tác quốc tế trong lĩnh vực khoa học kỹ thuật
Trong giai đoạn trước năm 1980, Tổng cục Dầu khí chưa cĩ các chương trình hợp tác quốc tế trong cơng tác nghiên cứu, mà chỉ giới hạn trong việc mời chuyên gia theo các hợp đồng sản xuất và cử một số cán bộ kỹ thuật đi thực tập, hoặc dự một số hội nghị địa chất - địa vật lý ở nước ngồi khi được tài trợ kinh phí.
Khi Viện Dầu khí được thành lập, Bộ Địa chất Liên Xơ đã trang bị một số phịng thí nghiệm tối thiểu với thiết bị của Nga và cử chuyên gia sang giúp đào tạo
cán bộ, phân tích mẫu, tổng hợp dữ liệu địa chất - địa vật lý, nên Viện đã cĩ được những cơng trình khoa học cĩ giá trị phục vụ cho việc nghiên cứu cấu trúc địa chất, đánh giá tiềm năng và phân vùng triển vọng dầu khí ở miền võng Hà Nội, vùng trũng An Châu, vùng châu thổ sơng Cửu Long cũng như xác định vị trí các giếng khoan sâu trên các địa bàn nĩi trên.
Cũng như đã nĩi ở các phần trước, tàu thăm dị địa chấn biển đầu tiên của Việt Nam mang tên Bình Minh, trang bị bằng trạm địa chấn ghi số Progress-2, khơng thể ra đời được nếu khơng cĩ sự tư vấn, thiết kế và trực tiếp đào tạo cán bộ vận hành của các chuyên gia Liên Xơ. Cũng tương tự như vậy, Trung tâm Xử lý số liệu địa chấn đầu tiên ở Tân Sơn Nhất nếu khơng cĩ sự giúp đỡ của các chuyên gia cũng khĩ cĩ thể hình thành. Các cơng trình nĩi trên vừa giúp Tổng cục Dầu khí giải quyết được các yêu cầu tìm kiếm, thăm dị dầu khí trong giai đoạn đĩ vừa giúp đào tạo cán bộ kỹ thuật dầu khí Việt Nam cho tương lai, đồng thời là một minh chứng cho khả năng của Việt Nam cĩ thể vượt qua được những khĩ khăn để tự lực xây dựng cho mình một ngành cơng nghiệp dầu khí hiện đại nếu biết kết hợp sáng tạo tài năng trí tuệ Việt Nam với sự hợp tác quốc tế.
Ngồi việc hợp tác với Liên Xơ, Viện Dầu khí cũng đã bắt đầu tiếp xúc, tìm kiếm sự hợp tác với các đối tác khác trên cơ sở của quan hệ thị trường. Trong các năm 1987-1988, Viện đã đàm phán với Geochem Group (Anh), và ngày 28-11- 1989, tiến sĩ Trương Minh, Phĩ Viện trưởng, đại diện Viện Dầu khí Việt Nam cùng tiến sĩ Firoze K. Din, Giám đốc thương mại của Geochem Group đã ký một hợp đồng nghiên cứu địa hĩa khơng độc quyền trên khu vực thềm lục địa Nam Việt Nam.
Mục đích của hợp đồng này là tập hợp, phân tích và tổng hợp một cách cĩ hệ thống các số liệu địa hĩa của các bể trầm tích Cửu Long, Nam Cơn Sơn bằng cơng nghệ hiện đại, phổ biến trong các cơng ty dầu khí quốc tế lớn của phương Tây, để phục vụ cho việc đánh giá tiềm năng, xác định kế hoạch tìm kiếm - thăm dị dầu khí trên thềm lục địa nước ta, đồng thời cung cấp thơng tin cho các cơng ty dầu khí nước ngồi cĩ mong muốn đầu tư vào dầu khí Việt Nam. Nhiệm vụ cụ thể của hợp đồng là nghiên cứu các đặc trưng của đá mẹ (nguồn sinh dầu khí), dự báo thời điểm, thời gian và hướng di cư dầu khí từ nguồn sinh đến các tầng chứa, phân vùng khu vực nạp bẫy, xác định số lượng và chủng loại dầu khí, mối liên kết giữa chúng với tầng đá mẹ.
Hợp đồng này đã sử dụng trên 200 mẫu vụn của 18 giếng khoan thuộc 2 bể Cửu Long và Nam Cơn Sơn. Cơng tác phân tích, thí nghiệm và tổng hợp được tiến hành ở phịng thí nghiệm của Geochem Group ở Chester, Vương quốc Anh. Phía Việt Nam cĩ một nhĩm kỹ sư địa hĩa do Trần Cơng Tào phụ trách tham gia nghiên cứu trực tiếp và qua đĩ đào tạo nâng cao nghiệp vụ.
Giữa năm 1991, hợp đồng đã được nghiệm thu. Đây là lần đầu tiên các chỉ tiêu địa hĩa ở bể trầm tích Cửu Long và Nam Cơn Sơn được nghiên cứu và liên kết một cách hệ thống, đưa đến những kết luận quan trọng để định hướng tìm kiếm - thăm dị ở 2 bể này.
Ở Nam Cơn Sơn, trầm tích Miocen giữa và trên giàu vật chất hữu cơ song chúng cĩ xu thế sinh khí nhiều hơn sinh dầu, ngược lại, tầng đá mẹ sinh dầu đặc biệt tốt lại là trầm tích Oligocen ở bể Cửu Long, phân bố phổ biến ở khu vực lơ 15, thời gian đầu cũng gây ra một số tranh cãi và ngay cả tiến sĩ Barry - Giám đốc Geochem Group cũng do dự, nhưng về sau khi cơng tác tìm kiếm - thăm dị được mở rộng, cĩ nhiều số liệu bổ sung, giá trị khoa học của các kết luận này đã được khẳng định.
Cĩ 15 cơng ty dầu khí quốc tế đã mua kết quả nghiên cứu nĩi trên, Viện Dầu khí Việt Nam đã thu về 450.000 bảng Anh, số ngoại tệ mạnh đầu tiên cĩ được từ nghiên cứu khoa học. Phía đối tác cũng thu được một khoản lợi nhuận tương xứng với phần đĩng gĩp của họ. Về phương diện quản lý, hợp đồng này đã mở ra một hướng đi mới để nâng cao tiềm năng khoa học dầu khí của Việt Nam, đồng thời khẳng định nguyên tắc 2 bên cùng cĩ lợi trong quan hệ hợp tác khoa học kỹ thuật giữa ngành Dầu khí Việt Nam và cộng đồng dầu khí thế giới.
Hợp tác với Tổ chức CCOP (The Committee for Co-ordination of joint prospecting for mineral resources in Asia offshore Areas - Ủy ban điều phối cùng tìm kiếm tài nguyên khống sản ở vùng biển châu Á) cũng là một lĩnh vực quan trọng mà Tổng cục Dầu khí rất quan tâm. Mặc dù cuối những năm 1970, kinh tế Việt Nam rất khĩ khăn, thiếu ngoại tệ… chưa tham gia nhiều vào các tổ chức quốc tế… nhưng trước thực tế là tổ chức “phi Chính phủ” giúp tìm kiếm, thăm dị dầu khí, nên qua rất nhiều lần trình giải trình, năm 1981 Chính phủ đã đồng ý cho Tổng cục Dầu khí tham gia CCOP, lúc đĩ với niên liễm “ưu tiên” là 1.000 USD/năm.
Đại diện thường trực của Việt Nam trong tổ chức này là ơng Lê Văn Cự (1981- 1988), sau đĩ là ơng Nguyễn Hiệp (1988-2001).
Thơng qua CCOP, chúng ta đã bắt đầu tiếp cận với cộng đồng khoa học dầu khí thế giới, tạo điều kiện sau này mở rộng hợp tác quốc tế, tìm nguồn vốn cho khoa học cũng như nguồn thơng tin mà ta vơ cùng thiếu.