Xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật cho Viện Dầu khí Việt Nam

Một phần của tài liệu Lịch sử ngành dầu khí Việt Nam_ chương 4 (Trang 83 - 89)

VI. Nghiên cứu khoa học cơng nghệ

2. Xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật cho Viện Dầu khí Việt Nam

Nghiên cứu - Thiết kế biển của Vietsovpetro

Xây dựng Viện Dầu khí Việt Nam là một chủ trương lớn của ngành và của Nhà nước. Tuy nhiên sau khi thống nhất đất nước, tình hình kinh tế cịn rất khĩ khăn, Việt Nam chưa cĩ đủ nguồn kinh phí để đầu tư xây dựng cơ sở vật chất - kỹ thuật cho một viện nghiên cứu như mong muốn. Ngay cả việc xây dựng trụ sở làm việc rất khiêm tốn cho Viện ở Hà Nội cũng đã khĩ triển khai dẫn đến việc một bộ phận rất nhỏ của Viện đã được đưa về Hà Nội trước đĩ cũng phải nhận quyết định quay trở lại Hưng Yên và điều này cũng phản ánh đầy đủ tình hình thực tế của giai đoạn này.

Mùa hè năm 1977, Thủ tướng Chính phủ Phạm Văn Đồng thăm chính thức Cộng hịa Pháp và đặt nền mĩng cho một mối quan hệ mới giữa hai nước. Bộ trưởng phụ trách cơng tác dầu khí Đinh Đức Thiện là thành viên trong đồn của Thủ tướng. Đồn đã đến thăm Viện Dầu khí Pháp (IFP)1.

Trong chuyến đi này, Chính phủ Pháp tài trợ cho Việt Nam 80.000 phờrăng Pháp để mua một số thiết bị cơ bản của 3 phịng thí nghiệm: Phịng Đánh giá dầu thơ, Phịng Phân tích hĩa lý và Phịng Cơ lý di dưỡng. Thiết bị được đưa về lắp đặt và khai thác tốt tại Viện Dầu khí Việt Nam năm 1978.

Giai đoạn tiếp theo là đàm phán mua 11 phịng thí nghiệm. Riêng Phịng Dầu thơ bổ sung phần phân tích tiêu chuẩn, Phịng Hĩa lý bổ sung phần cơ lý PVT.

Bộ trưởng Đinh Đức Thiện đã viết thư cho Tổng Giám đốc Viện Dầu khí Pháp - ơng Jean Claude Balaceanu và cử các ơng Trần Xanh, phụ trách Viện Dầu khí Việt Nam; ơng Đỗ Quang Tồn, cử nhân hĩa của Viện Dầu khí Việt Nam đến Viện Dầu khí Pháp để thảo luận về dự án trợ giúp kỹ thuật và đào tạo cán bộ kỹ thuật cho Viện Dầu khí Việt Nam.

Trong khuơn khổ đĩ Viện Dầu khí Việt Nam được chọn làm đối tác hợp tác với Viện Dầu khí Pháp (IFP). Viện Dầu khí Pháp đã giao cho Cơng ty BEICIP là

thành viên của mình lập dự án 11 phịng thí nghiệm cho Viện Dầu khí Việt Nam bằng vốn của Chính phủ Pháp1.

Theo Quyết định số 572DK/TC4 ngày 1-12-1977, 7 cán bộ kỹ thuật của Viện Dầu khí Việt Nam gồm Phan Huy Quynh, Nguyễn Văn Hội (cổ sinh), Trần Cơng Tào, Lê Như Tiêu (địa hĩa), Nguyễn Văn Huần (dầu thơ), Vũ Văn Thư (PVT), Phạm Đăng Phú (thạch học) đã được gửi sang IFP thực tập để chuẩn bị tiếp nhận các phịng thí nghiệm đĩ.

Sau khi BEICIP tư vấn, lập danh sách chi tiết và nêu các điều kiện thực hiện thì phát sinh vấn đề: giá trọn gĩi cung cấp thiết bị và đào tạo, bảo hành… (36 triệu phờrăng Pháp) lại vượt quá mức tiền vay được (12 triệu phờrăng Pháp). Bộ trưởng Đinh Đức Thiện đã chỉ đạo thay đổi đối tác. Cơng ty dầu mỏ châu Âu (CEP - một cơng ty của Đảng Cộng sản Pháp) được chọn thay BEICIP. Cơng ty này đã thay tồn bộ nhà cung cấp thiết bị theo danh sách mà BEICIP và IFP tư

1. Cơng văn số 370/VP7 ngày 8-9-1978 của Văn phịng Phủ Thủ tướng gửi các bộ, ngành, tổng cục về việc sử dụng vốn trong Nghị định thư mà Chính phủ Việt Nam ký với Chính phủ Pháp thì Tổng cục Dầu mỏ và Khí đốt Việt Nam được phân bổ 22 triệu phờrăng Pháp, trong đĩ kinh phí cho 11 phịng thí nghiệm là 12 triệu phờrăng Pháp.

vấn (kinh phí vẫn trong mức 12 triệu phờrăng Pháp)… Năm 1980, thiết bị của 11 phịng thí nghiệm đã được tập kết về Viện Dầu khí tại Hưng Yên. Trong quá trình tiếp nhận bàn giao, do cĩ nhiều vấn đề nảy sinh, bên cung cấp và Cơng ty CEP khơng giải quyết được trong khi thời hạn vay tiền đã hết. Việc nhận 11 phịng thí nghiệm này khơng cĩ chuyên gia sang vận hành và bàn giao, kế hoạch đưa 10 kỹ sư đi đào tạo để triển khai vận hành các phịng thí nghiệm này cũng bị huỷ bỏ. Các cán bộ của Viện Dầu khí phải tự mày mị triển khai. Kết quả khai thác cũng vì thế mà cĩ phần bị hạn chế.

Tuy nhiên, đây là các thiết bị thí nghiệm hiện đại, đạt trình độ quốc tế ở thời điểm đĩ, bao gồm hĩa lý, dầu thơ, địa hĩa, thạch học, cổ sinh, cơ lý, PVT, ăn mịn, xúc tác, dung dịch khoan và một xưởng cơ khí sửa chữa nhỏ đã về đến Viện Dầu khí (thị xã Hưng Yên). Lần đầu tiên trong lịch sử dầu khí Việt Nam chúng ta cĩ được kính hiển vi điện tử quét, các máy phân tích sắc ký, máy đo độ phản xạ vitrinit, v.v., cĩ cùng thế hệ với thiết bị của các nước phát triển trong hệ thống tư bản chủ nghĩa và với sự thơng minh, sáng tạo của cán bộ kỹ thuật Việt Nam, hầu hết các phịng thí nghiệm này đã làm thay đổi hẳn chất lượng nghiên cứu và giúp nâng cao uy tín khoa học của Viện.

Tiêu biểu cho những điều nĩi ở trên là rất nhiều thay đổi ở bộ mơn địa hĩa, phịng phân tích dầu thơ và phân tích PVT. Trước đây, bộ mơn địa hĩa cũng đã cĩ phân tích định lượng tổng hàm lượng carbon hữu cơ nhưng tham số này chỉ dùng riêng lẻ nên khơng đánh giá được mẫu đĩ cĩ vai trị là đá mẹ (đá nguồn sinh dầu) hay khơng. Với hệ thống thiết bị mới, các chuỗi tham số địa hĩa được phân tích đồng bộ cho phép đánh giá được mẫu đá cĩ đủ tiêu chuẩn là đá mẹ giàu hay nghèo, trưởng thành hay chưa trưởng thành, cĩ khả năng sinh dầu hay sinh khí cũng như cho phép đánh giá mơi trường địa chất mà trong đĩ loại đá mẹ đã hình thành. Phịng thí nghiệm PVT lần đầu tiên tương đối cĩ đủ khả năng phân tích sự biến đổi các tính chất lý hĩa của chất lưu trong các tầng chứa sản phẩm trong điều kiện áp suất (P), thể tích (V) và nhiệt độ (T) mỏ. Phịng Phân tích dầu thơ đã thực hiện được việc chưng cất dầu thơ, condensat, nhận được các sản phẩm chế biến theo từng phân đoạn chưng cất, đánh giá được tính chất, thành phần dầu thơ Việt Nam ở các tầng, các mỏ khác nhau, v.v.. Tất cả những thành cơng này đã giúp cho ngành từng bước đánh giá được tiềm năng dầu khí của nước ta cũng như biết được giá trị dầu thơ, khí đốt Việt Nam, tạo dựng cơ sở khoa học cho Nhà nước hoạch định chiến lược phát triển ngành Dầu khí trung hạn và dài hạn.

Ngày 19-3-1983, Phân viện Dầu khí phía Nam được thành lập. Một số thiết bị, máy mĩc được chuyển vào Thành phố Hồ Chí Minh và được mua thêm để tiến hành

phân tích, thí nghiệm, phục vụ kịp thời yêu cầu nghiên cứu và sản xuất ở Đồng bằng sơng Cửu Long cũng như ở thềm lục địa phía Nam, nhất là để phối hợp với bộ phận nghiên cứu, thí nghiệm của Xí nghiệp Liên doanh Vietsovpetro vừa mới ra đời.

Một chuyên ngành quan trọng khác của các hoạt động dầu khí là xử lý các dữ liệu địa vật lý đo trên mặt đất, mặt biển và trong lịng giếng khoan (karota) trong quá trình tìm kiếm, thăm dị, khai thác.

Tháng 4-1976, Tổng cục Dầu khí đã cử các ơng Hồ Đắc Hồi, Hà Quốc Quân, Nguyễn Văn Giáp, Hứa Văn Tân, Trần Quốc Vinh sang Trung tâm Xử lý số liệu địa vật lý CGG (Pari) học và thực hành xử lý số liệu địa chấn trong khuơn khổ hợp đồng khảo sát địa vật lý giữa Tổng cục Dầu khí và Cơng ty Địa vật lý CGG. Việc xử lý được tiến hành trên các máy tính hiện đại như IBM thế hệ 4-5, Cyber, v.v., nhưng Việt Nam khơng thể mua được các loại máy này do bị Mỹ cấm vận. Tháng 4-1977, Tổng cục Dầu khí tiếp tục cử các ơng Hồ Đắc Hồi và Nguyễn Đăng Liệu tham gia minh giải tài liệu địa chấn đã xử lý tại Trung tâm CGG (Pari).

Sau nhiều cuộc bàn thảo, với sự ủng hộ nhiệt thành của Bộ Quốc phịng, phương án sử dụng các giàn máy tính IBM của quân đội Mỹ cịn bỏ lại tại Tân Sơn Nhất đã được Nhà nước ta cho phép.

Năm 1980, chuyên gia Liên Xơ A.F. Reva được Viện Dầu khí Việt Nam mời tham quan, đánh giá tình trạng các máy IBM thế hệ 3, model 40, 50 đang cịn hoạt động ở Thành phố Hồ Chí Minh và sau đĩ một đề án xử lý thử nghiệm được xây dựng. Mùa hè năm 1981, đồn chuyên gia Liên Xơ của Liên hiệp Thăm dị UKRGEOPHYZIKA thuộc Bộ Địa chất Ucraina, đã mang hệ thống phần mềm xử lý địa chấn SOSM-1M sang Việt Nam để tiến hành xử lý thử nghiệm. Tháng 7 năm đĩ, cuộc thử nghiệm đi đến kết luận máy tính IBM 360/50 hiện

cĩ ở Thành phố Hồ Chí Minh cĩ thể xử lý được số liệu địa chấn bằng hệ xử lý SOSM-1M dưới hệ điều hành OSIBM.

Với kết quả này, một hợp đồng cĩ mã số 55-012/22400 được ký kết vào năm 1983 với UKRGEOPHYZIKA để triển khai hoạt động xử lý số liệu địa chấn phục vụ sản xuất. Cơng ty đã cho thuê hệ xử lý SOSM-1M và cung cấp thiết bị phụ trợ khác, cũng như cử chuyên gia sang Việt Nam làm việc. Việc tiếp nhận thiết bị hồn tất vào tháng 10-1984. Đồn chuyên gia gồm cĩ các ơng A.F. Reva, Comarinski, Cononov, Nexin, Klitstein, Vasenko, Culicovski, Gorovnikov. Cán bộ Phía Việt Nam gồm trung tá Vũ Hồng Sơn, các đại úy Hùng, Nhì, Nhân cùng nhiều nhân viên kỹ thuật khác thuộc đơn vị 31551 của Quân đội nhân dân Việt Nam cùng các chuyên viên địa vật lý, địa chất, tốn - máy tính như Hà Quốc Quân, Trần Đức Chính, Nguyễn Cao, Phạm Thu Hải, Nguyễn Văn Tiến, Phạm Kim Trung, Hồng Thế Dũng, Hồng Ngọc Đang, Phan Tiến Viễn, Trịnh Việt Thắng, Lê Xuân Vệ, Bùi Minh Tuấn đã làm việc hết sức tích cực.

Ngày 24-10-1984, khánh thành Trung tâm Xử lý số liệu địa chấn đầu tiên tại nước ta. Đĩ là kết quả của tư tưởng dám nghĩ, dám làm đầy sáng tạo trong điều kiện vơ cùng khĩ khăn lúc bấy giờ, nếu chúng ta biết rằng, máy tính IBM 360/50 chỉ cĩ dung tích bộ nhớ trong 512 Kbytes và tốc độ cơ sở là 0,5 MHz (tương đương với bộ nhớ của điện thoại di động loại rẻ tiền hiện nay). Trung tâm này đã xử lý trên 3.000 km tuyến địa chấn do tàu Bình Minh thu nổ trên khu vực Tây Bắc vịnh Bắc Bộ, cùng nhiều tuyến khác

trên đất liền và thềm lục địa suốt từ Bắc vào Nam, vừa phục vụ cho điều tra cơ bản, vừa phục vụ cho Xí nghiệp Liên doanh Vietsovpetro.

Cơng tác nghiên cứu khoa học - cơng nghệ trong Xí nghiệp Liên doanh Vietsovpetro bắt đầu từ năm 1982 trong khuơn khổ Xưởng Nghiên cứu khoa học và thiết kế với một biên chế hết sức nhỏ, chủ yếu là

Tổng cục trưởng Tổng cục Dầu khí Nguyễn Hịa thăm Trung tâm máy tính điện tử IBM 360/50 Tân Sơn Nhất

gồm cán bộ địa chất - địa vật lý. Đến ngày 26-10-1985, đơn vị này mới đổi tên thành Viện Nghiên cứu và Thiết kế dầu khí biển (NIPI - НИПИ).

Hồi ký của các ơng Phạm Anh Tuấn, Lê Đình Lăng ghi lại: “Việc xây dựng các phịng thí nghiệm trong giai đoạn đầu thực sự từ con số khơng. Nhĩm cán bộ kỹ thuật gồm các anh Lương, Nghĩa, Hiến, Hưng, Thọ, v.v., sau khi đi thực tập ở Viện Nghiên cứu Khoa học và Thiết kế dầu khí biển thành phố Okha, Sakhalin (Liên Xơ) về, bắt tay vào cơng việc hầu như chẳng liên quan gì đến khoa học như đúc xi măng, lát gạch làm bàn đặt thiết bị, đĩng các tủ hút, lập thiết kế các bản vẽ chân bàn, dụng cụ thí nghiệm rồi đem xuống xưởng cơ khí để gia cơng”.

Mãi về sau, một số thiết bị tối thiểu do Liên Xơ sản xuất mới được trang bị và chỉ sau khi dịng dầu đầu tiên ở mỏ Bạch Hổ được khai thác thì việc xây dựng cơ sở vật chất cho đơn vị nghiên cứu - thiết kế này mới thật sự bắt đầu.

Viện được tổ chức thành 2 khối riêng biệt: khối khoa học và khối thiết kế. Mỏ Bạch Hổ được đưa vào hoạt động năm 1986, khai thác dầu từ tầng sản phẩm Miocen dưới. Tiếp theo dầu trong mĩng granit của mỏ Bạch Hổ được phát hiện và là đối tượng đưa vào khai thác thử cuối năm 1988. Giai đoạn này Viện thực hiện các dự án thiết kế khai thác và xây dựng mỏ đầu tiên với sự trợ giúp hoặc cố vấn của các Viện Nghiên cứu khoa học cĩ kinh nghiệm của Liên Xơ, cụ thể là Viện Nghiên cứu khoa học và Thiết kế dầu khí biển thành phố Okha, Sakhalin, Viện Dầu Liên bang VNIINEFT.

Viện cĩ chức năng và nhiệm vụ chính như sau:

- Thiết lập chính sách kỹ thuật và cơng nghệ cho Xí nghiệp Liên doanh Vietsovpetro nhằm bảo đảm nâng cao liên tục hiệu quả cơng tác tìm kiếm, thăm dị và khai thác dầu khí trên khu vực thềm lục địa phía Nam Việt Nam đã được giao cho Xí nghiệp Liên doanh.

- Soạn thảo và hồn thiện cũng như ứng dụng một cách hiệu quả cơng nghệ tiên tiến trong nghiên cứu khoa học, khảo sát thiết kế và thiết kế thử nghiệm trong mọi lĩnh vực hoạt động của Xí nghiệp Liên doanh Vietsovpetro.

- Lập tồn bộ hồ sơ thiết kế dự tốn và cơng nghệ, các luận chứng kinh tế - kỹ thuật và nghiên cứu phương án khả thi cho việc tổ chức triển khai các cơng trình lớn và quan trọng cho Xí nghiệp Liên doanh Vietsovpetro bao gồm từ dự án tìm kiếm thăm dị, dự án khai thác mỏ, dự án xây dựng các cơng trình biển, mua sắm tàu thuyền, xây dựng, sửa chữa các cơng trình trên bờ, trên biển.

- Tổ chức thực hiện các đề tài nghiên cứu khoa học phục vụ cho việc nghiên cứu mỏ, tính tốn trữ lượng, đề xuất và áp dụng cơng nghệ mới trong khoan giếng,

khai thác, vận chuyển và xử lý vỉa, xử lý giếng, xử lý nước bơm ép cũng như sản phẩm khai thác được.

- Tổ chức nghiên cứu giám sát tồn bộ quá trình tìm kiếm, thăm dị và khai thác mỏ, trên cơ sở đĩ xây dựng kế hoạch cho các hoạt động trên của Xí nghiệp Liên doanh Vietsovpetro hàng tháng, hàng quý và hàng năm, đồng thời đề xuất định hướng chiến lược để lãnh đạo Xí nghiệp Liên doanh Vietsovpetro xem xét và phê duyệt.

- Tổ chức hoạt động của Trung tâm phân tích thí nghiệm phục vụ cho cơng tác tìm kiếm, thăm dị và khai thác dầu khí.

Viện trưởng trong thời gian này là các ơng A.M.O. Đzapharov, E.G. Aresev; Viện phĩ là các ơng Iu.I. Demuskin, Trần Ngọc Cảnh.

Một phần của tài liệu Lịch sử ngành dầu khí Việt Nam_ chương 4 (Trang 83 - 89)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(140 trang)