Cơng ty Phục vụ đời sống

Một phần của tài liệu Lịch sử ngành dầu khí Việt Nam_ chương 4 (Trang 32 - 35)

II. Hình thành dịch vụ dầu khí

4.Cơng ty Phục vụ đời sống

Những năm cuối thập kỷ 70, đầu thập kỷ 80 của thế kỷ XX, trong bối cảnh nền kinh tế đất nước vận hành theo cơ chế tập trung quan liêu, bao cấp, đời sống của cán bộ cơng nhân viên chức làm việc trong các cơ quan, doanh nghiệp nhà nước và lực lượng vũ trang dựa hồn tồn vào chế độ tem phiếu. Lương thực, thực phẩm và một số nhu yếu phẩm, được định lượng theo lao động, ngành nghề và vùng lãnh thổ. Những người ăn theo thì định lượng theo lứa tuổi. Đời sống cán bộ cơng nhân viên chức hưởng lương từ ngân sách nhà nước rất thiếu thốn, khĩ khăn.

Trước hồn cảnh đĩ, để cải thiện phần nào khĩ khăn cho cán bộ cơng nhân viên chức và người lao động đang làm việc trong ngành Dầu khí, ngày 2-12- 1978, Tổng cục Dầu khí thành lập Cơng ty Phục vụ đời sống với chức năng chính là tổ chức các cơ sở trồng trọt, chăn nuơi, đánh cá và các cơ sở chế biến lương thực, thực phẩm nhằm cải thiện đời sống cho cán bộ cơng nhân viên chức trong ngành1.

Giám đốc đầu tiên của Cơng ty Phục vụ đời sống là ơng Nguyễn Xuân Đại. Đến năm 1984, ơng Bùi Anh Tuấn được bổ nhiệm làm Giám đốc Cơng ty thay ơng Nguyễn Xuân Đại.

Trước khi Cơng ty Phục vụ đời sống được thành lập, dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Phĩ Tổng cục trưởng Đặng Quốc Tuyển, các hoạt động của Cơng ty đã được tiến hành từ đầu năm 1978, với nịng cốt là một số cán bộ từ các đơn vị quân đội thuộc Tổng cục Xây dựng kinh tế của Bộ Quốc phịng, tạm biên chế về Văn phịng Tổng cục để làm các bước chuẩn bị cho sự ra đời của Cơng ty.

Ở miền Bắc, Cơng ty đã cĩ cơ sở sản xuất 9 ha lúa tại vùng đồng trũng của huyện Thanh Liêm, tỉnh Hà Nam, cơ sở nuơi trâu và đánh bắt hải sản ở cửa sơng Trà Lý thuộc các xã Đơng Long, Đơng Hồng, huyện Tiền Hải, tỉnh Thái Bình.

Ở miền Nam, cĩ các cơ sở trồng lúa ở Cà Mau, Phương Ninh, Hịa Mỹ và các cơ sở nuơi ong, bị, lợn.

Trại lúa Cà Mau (thành lập ngày 1-5-1978) trên đất mượn của Nơng trường Minh Hà với 3 cán bộ quản lý là sĩ quan quân đội - kỹ sư nơng nghiệp, cịn lực lượng lao động trực tiếp thì thuê tại chỗ. Năm đầu tiên, Trại thu hoạch được 47 tấn thĩc, những năm tiếp theo, bình quân đạt 75-80 tấn. Từ năm 1978 đến năm 1982, Trại lúa Cà Mau đã sản xuất được gần 500 tấn thĩc. Đến năm 1982, cơ sở này giải thể để tập trung về Trại lúa Phương Ninh.

Trại lúa Phương Ninh, huyện Phụng Hiệp, tỉnh Hậu Giang (thành lập ngày 1-6-1981), trên 500 ha đất mượn của Nơng trường Phương Ninh. Thực tế trại hoạt động từ năm 1980, bình quân hàng năm Trại lúa Phương Ninh đã sản xuất 350 đến 400 tấn thĩc, năm cao nhất đạt 510 tấn, tổng sản lượng thĩc thu được trong 10 năm đạt khoảng 4.000 tấn. Đến cuối năm 1989 đầu năm 1990 Trại giải thể.

Trại lúa Hịa Mỹ, huyện Phụng Hiệp (thành lập năm 1982) được Cơng ty Phục vụ đời sống tiếp nhận từ một đơn vị thuộc Tổng cục Hậu cần của quân đội chuyển sang, cĩ diện tích khoảng hơn 30 ha, hàng năm làm ra khoảng 25 đến 30 tấn thĩc. Đến cuối năm 1983 đầu năm 1984, Trại giải thể và chuyển về Trại lúa Phương Ninh.

Trại nuơi ong (thành lập năm 1980) gồm 1 cán bộ quản lý và các nhân viên, cơng nhân kỹ thuật nuơi tuyển tại chỗ, được sự giúp đỡ về nghiệp vụ của Chi

nhánh Cơng ty ong Trung ương tại Thành phố Hồ Chí Minh. Đến năm 1982, số đàn ong của Trại đã lên đến hơn 300 đàn, khai thác phấn hoa và mật. Trại ong thường xuyên phải di chuyển đến các địa phương khác nhau theo nguồn và mùa hoa, mỗi vụ hoa chỉ kéo dài từ 2 đến 2 tháng rưỡi. Việc làm sữa ong chúa chỉ được tiến hành trong thời kỳ dưỡng đàn trước mùa chuẩn bị khai thác mật. Hàng năm, sản lượng thu được khoảng gần 200 kg phấn hoa, 5 đến 6 tấn mật và 2 đến 3 kg sữa ong chúa. Phấn hoa và sữa ong chúa chủ yếu dùng để trao đổi với Cơng ty ong Trung ương lấy đường trắng Cuba, dùng để phân phối lại cho cán bộ cơng nhân viên trong ngành. Đến năm 1985 Trại nuơi ong giải thể.

Trại chăn nuơi lợn (thành lập năm 1981) trên cơ sở một trại chăn nuơi của người Hoa để lại ở quận Tân Bình, Thành phố Hồ Chí Minh. Quy mơ nuơi hàng năm từ 15 đến 20 con lợn nái giống ngoại để tự túc giống và từ 100 đến 150 con lợn thịt. Sản lượng thịt hàng năm đạt từ 14 đến 15 tấn thịt cung cấp thường xuyên cho hai nhà khách của Tổng cục ở Vũng Tàu và Thành phố Hồ Chí Minh, Trạm điều dưỡng của Tổng cục ở Bãi Dâu, các đơn vị của Tổng cục ở phía Nam vào các dịp lễ, tết. Đến năm 1989, Trại chăn nuơi lợn giải thể.

Trại chăn nuơi bị (thành lập tháng 9-1986) tại ngã ba thị trấn Tam Hiệp, thành phố Biên Hịa với quy mơ gần 200 con, sản lượng thịt thu được gần 12 tấn. Đến năm 1989 Trại giải thể.

Ngồi ra, Cơng ty Phục vụ đời sống cịn triển khai một số hoạt động sản xuất, kinh doanh phụ trợ khác như mua bán trao đổi hàng hĩa, nhu yếu phẩm với số lượng khơng lớn. Cơng ty cịn tham gia dọn sạch lịng hồ thuỷ điện Trị An để tận dụng củi, gỗ và trồng mía, nhưng mía bị voi rừng phá sạch, khơng thu hoạch được gì.

Cơng ty Phục vụ đời sống trực thuộc Tổng cục Dầu khí hoạt động được gần 8 năm, đến tháng 7-1986 sáp nhập với Xí nghiệp Dịch vụ Dầu khí thành Cơng ty Dịch vụ Dầu khí (PSC), nhưng nhiệm vụ sản xuất lương thực, thực phẩm vẫn tiếp tục đến năm 1989. Trong gần 12 năm xây dựng và phát triển, Cơng ty Phục vụ đời sống đã hồn thành được các nhiệm vụ do Tổng cục Dầu khí giao, sản xuất được một khối lượng sản phẩm bao gồm: hơn 5.000 tấn lúa, gần 120 tấn thịt lợn và bị, hơn 20 tấn mật ong, 1 tấn phấn hoa. Tuy số lượng sản phẩm Cơng ty làm ra khơng lớn nhưng đã gĩp phần quan trọng cải thiện đời sống cho cán bộ cơng nhân viên chức và người lao động trong tồn Tổng cục, nhất là đối với cán bộ từ miền Bắc thường xuyên vào cơng tác ở các đơn vị phía Nam, anh em cơng nhân làm các cơng việc nặng nhọc, người lao động nghỉ ở các Trạm điều dưỡng và cán

bộ cơng nhân viên chức các đơn vị phía Bắc vào những thời điểm Nhà nước gặp khĩ khăn về cung cấp lương thực.

Một phần của tài liệu Lịch sử ngành dầu khí Việt Nam_ chương 4 (Trang 32 - 35)