Nguyên tắc về tính định hướng đảm bảo mục tiêu GD&ĐT

Một phần của tài liệu Đổi mới công tác thanh tra tòan diện các trường trung học phổ thông (Trang 84 - 86)

- Việc bố trí kinh phí, phương tiện làm việc cho Thanh tra Sở và các

3.1.1.Nguyên tắc về tính định hướng đảm bảo mục tiêu GD&ĐT

Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng ta đã khẳng định mục tiêu tổng quát của Chiến lược phát triển kinh tế- xã hội 2011-2020 là: “ Phấn đấu đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại; chính trị- xã hội ổn định, dân chủ, kỷ cương, đồng thuận; đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân được nâng lên rõ rệt; độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ được giữ vững; vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế tiếp tục được nâng lên; tạo tiền đề vững chắc để phát triển cao hơn trong giai đoạn sau”. Đảng ta cũng đã chỉ rõ, để đạt được mục tiêu trên thì giáo dục và khoa học-công nghệ đóng vai trò quyết định. Tại Thông báo kết luận số 242-TB/TW ngày 15 tháng 4 năm 2009. Theo đó, Bộ Chính trị yêu cầu cấp ủy, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể các cấp cần tiếp tục quán triệt sâu sắc tư tưởng chỉ đạo của Đảng trong Nghị quyết Trung ương 2 (khóa VIII ), phấn đấu đến năm 2020 nước ta có một nền giáo dục tiên tiến, mang đậm bản sắc dân tộc, đáp ứng của yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước trong bối cảnh hội nhập quốc tế.

Nghị quyết Đại hội lần thứ XI của Đảng về giáo dục- đào tạo đã đề ra mục tiêu trong những năm đầu của thế kỷ XXI mà ngành giáo dục phải đạt được như sau: “ Phát triển giáo dục là quốc sách hàng đầu. Đổi mới căn bản, toàn diện nền giáo dục Việt Nam theo hướng chuẩn hóa, hiện đại hóa, xã hội hóa, dân chủ hóa và hội nhập quốc tế, trong đó, đổi mới cơ chế quản lý giáo dục, phát triển đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý là khâu then chốt. Tập trung nâng cao chất lượng giáo dục, đào tạo, coi trọng giáo dục đạo đức, lối sống, năng lực sáng tạo, kỹ năng thực hành, khả năng lập nghiệp. Đổi mới cơ chế tài chính giáo dục. Thực hiện kiểm định chất lượng giáo

dục, đào tạo ở tất cả các bậc học. Xây dựng môi trường giáo dục lành mạnh, kết hợp chặt chẽ giữa nhà trường, gia đình và xã hội”. Phát huy tinh thần độc lập suy nghĩ và sáng tạo của học sinh, sinh viên để nâng cao năng lực tự học, tự hoàn thiện học vấn và tay nghề, đẩy mạnh phong trào học tập trong nhân dân bằng những hình thức giáo dục chính quy và không chính quy, thực hiện “giáo dục cho mọi người”, “cả nước trở thành một xã hội học tập”. Thực hiện phương châm “học đi đôi với hành, giáo dục kết hợp với lao động sản xuất, nhà trường gắn với xã hội”. Coi trọng công tác hướng nghiệp và phân luồng học sinh trung học….

Riêng về nội dung QLGD và TT, Nghị quyết Đại hội X đã nêu: “Đổi mới và nâng cao năng lực QLNN về GD&ĐT; Nhà nước thực hiện đúng chức năng định hướng phát triển, tạo lập khung pháp lý và TT, KT, giám sát việc thực thi pháp luật, tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh trong GD&ĐT, chống bệnh thành tích”.

Giáo dục và đào tạo của chúng ta đang có những yếu kém trầm trọng ở mọi cấp học và trình độ đào tạo. Chúng ta chưa bằng lòng với trình độ dân trí của chúng ta để xây dựng xã hội công bằng, giàu mạnh, dân chủ, văn minh. Nguồn nhân lực được tạo ra, về quy mô, cơ cấu và chất lượng, nhìn chung không đáp ứng yêu cầu kinh tế-xã hội của đất nước. Nếu nói đến mục tiêu cao hơn mà Đại hội X của Đảng đã đề ra là đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa gắn với phát triển kinh tế tri thức để đến năm 2020, Việt Nam cơ bản trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại. Nếu nói đến sự cạnh tranh quốc tế trong đó có cạnh tranh về giáo dục và nguồn nhân lực trong tiến trình toàn cầu hóa, thì tình trạng bất cập đó còn lớn hơn và gay gắt hơn rất nhiều.

Điều đáng quan tâm là trong vòng hai thập kỷ gần đây, ở hầu hết mọi quốc gia trên thế giới, tuy không mấy quốc gia nêu lên khẩu hiệu: “Phát triển giáo dục là quốc sách hàng đầu”, nhưng chính sách và giải pháp phát triển giáo dục ở cả tầm vĩ mô và vi mô đều gia tăng mạnh mẽ và thực chất. Đó là do tác động ba yếu tố mang tính chất toàn cầu là tiến trình toàn cầu hóa, sự hình thành nền kinh tế tri thức và bước phát triển vượt bậc của công nghệ thông tin và truyền thông. Ở hàng loạt các nước trên thế

giới, trước hết là ở chính các nước có nền giáo dục tiên tiến, các nhà hoạch định chính sách đã và đang triển khai các chương trình cải cách giáo dục rộng lớn để có nguồn nhân lực mới đủ sức đáp ứng các đòi hỏi mới của sự phát triển đất nước và sự cạnh tranh quốc tế. Có thể nói thế giới đang trong một tiến trình cải cách giáo dục mang tính toàn cầu.

Khắc phục tình trạng “tụt hậu” của đất nước, phải bắt đầu từ khắc phục tụt hậu trong giáo dục và đào tạo. Công tác thanh tra, kiểm tra các hoạt động giáo dục và đào tạo cần phải được chú trọng hơn nữa nhằm đẩy lùi tiêu cực, tiến tới xây dựng một nền giáo dục lành mạnh, văn minh, đáp ứng những nhu cầu phát triển mới của đất nước.

Như vậy, có thể thấy phát triển GD là một yêu cầu rất cấp thiết, đặc biệt trong giai đoạn hiện nay. Công tác thanh tra, kiểm tra giáo dục là một trong những mặt của hoạt động quản lý của nhà nước về giáo dục. Do vậy, việc xác lập các biện pháp của Sở GD&ĐT tỉnh Đắk Lắk nhằm đổi mới công tác TT toàn diện trường THPT cần dựa trên nguyên tắc về tính định hướng đảm bảo mục tiêu GD&ĐT là tất yếu.

Một phần của tài liệu Đổi mới công tác thanh tra tòan diện các trường trung học phổ thông (Trang 84 - 86)