Chỉ đạo triển khai công tác TT toàn diện trường THPT

Một phần của tài liệu Đổi mới công tác thanh tra tòan diện các trường trung học phổ thông (Trang 97 - 103)

- Việc bố trí kinh phí, phương tiện làm việc cho Thanh tra Sở và các

3.2.5.Chỉ đạo triển khai công tác TT toàn diện trường THPT

3.2.5.1. Mục đích và ý nghĩa

- Mục đích: tích cực trong chỉ huy, điều hành về sự chuẩn bị để triển khai công tác TT, phương thức làm việc giữa các bộ phận chức năng; thực hiện đầy đủ nội dung, tuân thủ đúng quy trình; đảm bảo các nguyên tắc thanh tra để hoạt động thanh tra được tiến hành suôn sẻ, đạt chất lượng và hiệu quả.

- Ý nghĩa: chỉ đạo là khâu hiện thực hoá toàn bộ kế hoạch. Việc thực hiện không chỉ hoàn thành kế hoạch, nội dung đã đề ra để đạt được mục đích đã định trước mà còn có tác dụng kiểm nghiệm, điều chỉnh kế hoạch, nội dung ngày càng phù hợp với thực tiễn.

3.2.5.2. Nội dung và cách thực hiện

- Chỉ đạo Thanh tra Sở xây dựng kế hoạch và thực hiện kế hoạch

KH của TT Sở phải phù hợp đặc điểm tình hình thực tế của địa phương và phù hợp với chủ đề năm học do Bộ GD&ĐT quy định. Hàng năm, Sở GD&ĐT xây dựng kế hoạch tiến hành TT toàn diện từ 20% đến 25% tổng số các trường THPT trên địa bàn tỉnh, bảo đảm 5 năm mỗi trường được TT toàn diện ít nhất một lần. Nội dung KH thanh tra phải chi tiết theo từng tháng, học kỳ, năm học, có sự phân công trách nhiệm cho từng TTV theo dõi cụ thể. Trong trường hợp cần thiết, Giám đốc Sở hay Chánh Thanh tra Sở ra quyết định thanh tra đột xuất. Kế hoạch TT toàn diện các trường THPT hàng năm của TT Sở phải được Giám đốc Sở phê duyệt.

- Chỉ đạo phương thức làm việc giữa đoàn TT với HT các trường THPT

Sự hợp tác của HT các trường THPT là yếu tố quan trọng trong việc triển khai, thực hiện công tác TT. Thống nhất phương pháp và cách thức làm việc giữa đoàn TT với các nhà trường là biện pháp không những nâng cao tinh thần hợp tác, trách nhiệm của HT các trường mà còn thể hiện sự chỉ đạo mang tính thống nhất cao trong quản lý, điều hành của Sở. Để thực hiện nội dung này, Sở cần yêu cầu các đoàn TT và các HT thực hiện tốt các văn bản quy định về hoạt động của TTGD mà cấp trên đã ban hành; thường xuyên cập nhật, thu thập, xử lý thông tin nhằm đảm bảo việc thực hiện nhiệm vụ TT của Đoàn TT được tiến hành bình thường, đúng KH.

- Chỉ đạo các đoàn TT triển khai thực hiện công tác TT nhằm đảm bảo kế hoạch đã đề ra và đạt mục tiêu TT

Các đoàn TT triển khai thực hiện công tác TT đạt được kế hoạch và mục tiêu đề ra là góp phần quyết định hiệu quả hoạt động công tác TT của toàn ngành. Đoàn TT phải xây dựng KH chi tiết trên cơ sở KH đã được duyệt, cụ thể về đối tượng, nội dung,

thời gian TT; công bố quyết định TT; thông báo tóm tắt kế hoạch TT cho đối tượng TT biết (trường hợp TT được báo trước) và TT đột xuất (trường hợp TT không báo trước), thu thập các thông tin về đối tượng TT thông qua nhiều nguồn (nghiên cứu hồ sơ lưu tại Sở; các điều kiện về môi trường hoạt động…); tiến hành TT các nội dung theo quy định; tiến hành trao đổi, lập biên bản và thông báo kết quả TT; gởi kết quả cho TT Sở để trình Giám đốc ban hành kết luận TT. Muốn thực hiện nội dung này, trách nhiệm của TT Sở cần tiến hành thường xuyên công tác kiểm tra nhằm đôn đốc, nhắc nhở để có biện pháp chỉ đạo kịp thời.

- Chỉ đạo CTVTT thực hiện đúng quy trình và đầy đủ các nội dung TT

Việc CTVTT thực hiện đúng quy trình và đầy đủ các nội dung TT là thực hiện đúng nguyên tắc tuân thủ pháp luật của công tác TT. Trách nhiệm CTVTT cần nghiên cứu kỹ các nhiệm vụ để tiến hành TT, đó là: kiểm tra, đánh giá, tư vấn và thúc đẩy; nghiên cứu, nắm vững nghiệp vụ TT; căn cứ nội dung, yêu cầu TT để xây dựng kế hoạch TT; cần thu thập các thông tin liên quan đến đối tượng được TT: các điều kiện làm việc của CB-GV-NV trong nhà trường, những đánh giá về GV của HT và kết quả TT lần trước (nếu có); nghiên cứu các hồ sơ lưu. Đối với những CTVTT được phân công thực hiện TT hoạt động sư phạm của nhà giáo thì cần tìm hiểu trình độ chuyên môn, tinh thần trách nhiệm, hiệu quả giảng dạy của GV qua HT, tổ chuyên môn và hiệu quả các hoạt động giáo dục khác của GV. Đối với những CTVTT được phân công TT các lĩnh vực mang tính chất chuyên ngành hay hành chính của nhà trường phải nắm vững các nội dung cần TT. Cuối cùng cần tiến hành trao đổi để thông báo kết quả KT, thực hiện tư vấn, thúc đẩy; lập biên bản và thông báo kết quả TT.

- Chỉ đạo tổ chức tổng kết, rút kinh nghiệm các đoàn TT và Sở GD&ĐT

Công tác tổng kết và rút kinh nghiệm có liên quan mật thiết với nhau. Qua tổ chức tổng kết, tổng hợp tình hình đầy đủ, đánh giá đúng những ưu điểm, khuyết điểm thì mới rút ra được kinh nghiệm tốt trong chỉ đạo điều hành công tác TT của Sở, của các đoàn TT; công tác tổng kết và rút kinh nghiệm cũng cho thấy công tác chỉ đạo

điều hành hoạt động của các nhà trường, chất lượng của đội ngũ CBQL, chất lượng giảng dạy của đội ngũ GV. Đây cũng là nội dung giúp cho Sở GD&ĐT thu nhận thông tin từ các đoàn TT để đánh giá kết quả TT được chính xác và điều quan trọng là khắc phục những thiếu sót trong quá trình triển khai thực hiện, đồng thời có biện pháp chỉ đạo, điều hành trong thời gian tới. Đó còn là biện pháp quan trọng trong việc bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho cán bộ, TTV, CTVTT. Để thực hiện công tác này, Sở GD&ĐT cần duy trì việc tổ chức tổng kết, rút kinh nghiệm không chỉ được tiến hành định kỳ mà còn phải được thực hiện thường xuyên ngay sau các cuộc TT.

- Chỉ đạo đối tượng thanh tra thực hiện kết luận TT

Kết luận thanh tra là văn bản có giá trị pháp lý, là cơ sở để Giám đốc Sở ra quyết định xử lý theo thẩm quyền. Để phát huy hiệu lực, hiệu quả công tác thanh tra, phải chú trọng đôn đốc xử lý sau thanh tra và việc thực hiện những kiến nghị của Đoàn thanh tra, yêu cầu đối tượng thanh tra báo cáo công tác khắc phục sau thanh tra về cơ quan thanh tra chậm nhất 20 ngày kể từ khi có kết luận thanh tra, nếu cần thiết sau một thời gian có thể tổ chức phúc tra việc thực hiện những kiến nghị đó. Sau khi kết luận TT được công bố, Sở GD&ĐT cần chỉ đạo thực hiện các công việc sau:

+ Giao trách nhiệm cho Thanh tra Sở và các phòng chuyên môn trực thuộc Sở có biện pháp giúp đỡ các đối tượng thanh tra điều chỉnh những sai sót về công tác quản lý cũng như trong quá trình thực hiện quy chế chuyên môn.

+ Chỉ đạo HT nhà trường rút kinh nghiệm, chấn chỉnh các sai sót, khắc phục kịp thời những thiếu sót khuyết điểm trong công tác chỉ đạo, thực hiện nhiệm vụ của nhà trường.

+ Phân công cán bộ của TT Sở theo dõi, đôn đốc việc thực hiện.

+ Giải quyết các khiếu nại của đối tượng TT (nếu có), khi cần thiết có thể ra quyết định phúc tra.

3.2.6. Kiểm tra công tác TT toàn diện trường THPT

- Mục đích: kịp thời phát hiện những sai lệch, thiếu sót trong quá trình chuẩn bị và thực hiện công tác TT toàn diện trường THPT của các đoàn TT và của các CTVTT, đồng thời xem xét trách nhiệm tuân thủ quyết định TT và thực hiện kết luận TT của CBQL, GV được TT.

- Ý nghĩa: kiểm tra thực chất là thu nhận những thông tin phản hồi để điều chỉnh những sai sót trong quá trình triển khai, thực hiện nhằm có biện pháp điều chỉnh kịp thời giúp công tác TT đạt hiệu quả, chất lượng.

3.2.6.2. Nội dung và cách thực hiện

- Kiểm tra kế hoạch và tiến độ thực hiện kế hoạch của Thanh tra Sở

+ Kiểm tra KH của TT Sở: là xem xét quy trình lập KH, yêu cầu, nội dung TT, phương pháp TT và các biện pháp tổ chức để triển khai kế hoạch TT và đối chiếu với KH của TT Bộ để điều chỉnh nhằm đảm bảo tính khả thi của KH.

+ Kiểm tra tiến độ thực hiện KH của TT Sở: là theo dõi và đôn đốc TT Sở triển khai thực hiện kế hoạch đúng theo dự kiến và có ý kiến chỉ đạo để điều chỉnh kịp thời những tình huống phát sinh trong thực tế nhằm giúp cho TT Sở hoàn thành KH thanh tra.

Để thực hiện nội dung này, Sở GD&ĐT cần duy trì đều đặn, thường xuyên, liên tục có nề nếp công tác KT nhằm giúp cho việc xây dựng và thực hiện KH thanh tra của TT Sở đạt hiệu quả; cần quy định chế độ báo cáo của TT Sở cho Lãnh đạo Sở theo định kỳ hoặc đột xuất (nếu có) để Lãnh đạo Sở theo dõi hoạt động của TT Sở và nắm tình hình một cách kịp thời.

- Kiểm tra trình tự, thủ tục tiến hành, tổ chức, chỉ đạo của TT Sở và các Đoàn TT (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Qua kiểm tra thực tế và xem xét hồ sơ TT của TT Sở, các đoàn TT và đối chiếu với văn bản chỉ đạo của Bộ; hướng dẫn của Sở, Sở GD&ĐT sẽ đánh giá được mức độ thực hiện trình tự, thủ tục tiến hành công tác TT; công tác tổ chức, chỉ đạo của các Đoàn TT, từ đó có những điều chỉnh kịp thời. Sở GD&ĐT cần tiến hành KT một cách thường xuyên, kịp thời, đồng bộ, đảm bảo yêu cầu về các thời điểm: trước,

trong và sau khi kết thúc TT.

- Kiểm tra việc thực hiện quy trình và nội dung TT của CTVTT

Ngoài việc kiểm tra thực tế, Sở GD&ĐT chỉ đạo TT Sở căn cứ vào hồ sơ TT do CTVTT thiết lập, thu nhận thông tin đánh giá từ Trưởng đoàn TT, ý kiến phản hồi của hiệu trưởng, GV, NV được TT về CTVTT để có cơ sở xem xét, đánh giá mức độ thực hiện nội dung và quy trình TT của CTVTT, trình độ nghiệp vụ chuyên môn, nghiệp vụ TT, năng lực thực hiện các nhiệm vụ: kiểm tra, đánh giá, tư vấn, thúc đẩy để qua đó có những nhận xét, đánh giá về việc chấp hành quy trình TT, tinh thần trách nhiệm, phẩm chất, năng lực của mỗi CTVTT. Đây cũng là cơ sở giúp Sở GD&ĐT đánh giá đúng mức về đội ngũ CTVTT để có những biện pháp điều chỉnh kịp thời trong công tác xây dựng lực lượng TT.

- Kiểm tra trách nhiệm của các đối tượng được TT về việc chấp hành và thực hiện quyết định TT

Điều 10, Luật TT năm 2010 đã chỉ rõ: “Cơ quan, tổ chức, cá nhân là đối tượng TT có trách nhiệm thực hiện yêu cầu, kiến nghị, quyết định về TT…; cơ quan, tổ chức cá nhân có các thông tin, tài liệu liên quan đến nội dung TT phải cung cấp đầy đủ, kịp thời theo yêu cầu của cơ quan TT…”. CBQL, GV và NV là những đối tượng của TTGD, do vậy phải chấp hành và thực hiện quyết định TT. Nội dung kiểm tra:

+ Đối với nhà trường: kiểm tra báo cáo về tình hình quản lý hoạt động của nhà trường; đánh giá về GV và NV được TT và các điều kiện hỗ trợ của nhà trường để Đoàn TT làm việc.

+ Đối với GV: KT hồ sơ chuyên môn, kế hoạch giảng dạy của GV.

+ Đối với NV: KT hồ sơ, sổ sách và kế hoạch hoạt động của lĩnh vực được phân công.

Tinh thần trách nhiệm của CBQL, GV và NV về việc chấp hành và thực hiện quyết định TT là yếu tố quan trọng để tiến hành hoạt động TT toàn diện nhà trường, do vậy Sở GD&ĐT cần phải chỉ đạo TT Sở thông báo bằng văn bản và gởi Quyết định TT kịp thời, đúng quy định cho đơn vị được TT để họ biết và có kế hoạch chuẩn bị.

Sau khi có kết luận TT, vấn đề theo dõi, xem xét việc thực hiện kết luận TT của đối tượng sau TT là việc làm rất cần thiết, bởi TT không chỉ kiểm tra, đánh giá mà điều quan trọng là sự tác động đến ý thức, hành vi, trách nhiệm đến đối tượng TT nhằm tư vấn, giúp đỡ, động viên để họ tiến bộ, đồng thời có biện pháp khắc phục và xử lý nghiêm minh đối với những trường hợp vi phạm nguyên tắc quản lý và quy chế chuyên môn. Kết luận của Giám đốc là văn bản có giá trị pháp lý, là cơ sở để Giám đốc Sở ra quyết định xử lý theo thẩm quyền. Sau khi kết luận TT được công bố, ngoài việc chỉ đạo, Sở GD&ĐT cần tăng cường công tác kiểm tra với các nội dung sau:

+ Các biện pháp chỉ đạo của phòng, ban chuyên môn của Sở trong việc giúp đỡ nhà trường bổ khuyết về trình độ, năng lực quản lý cho CBQL; năng lực sư phạm và điều chỉnh những sai sót về quy chế chuyên môn cho GV và trình độ, năng lực của NV.

+ Các biện pháp chỉ đạo của HT nhằm chấn chỉnh các sai sót, khắc phục kịp thời những thiếu sót khuyết điểm trong công tác chỉ đạo các hoạt của nhà trường.

+ Thái độ và kết quả tự điều chỉnh những sai sót về quy chế chuyên môn, năng lực sư phạm, nghiệp vụ chuyên môn của GV và năng lực của NV

Một phần của tài liệu Đổi mới công tác thanh tra tòan diện các trường trung học phổ thông (Trang 97 - 103)