Giám đốc Sở GD&ĐT chỉ đạo cụ thể cho Thanh tra Sở về việc kiểm tra,

Một phần của tài liệu Đổi mới công tác thanh tra tòan diện các trường trung học phổ thông (Trang 110 - 116)

- Việc bố trí kinh phí, phương tiện làm việc cho Thanh tra Sở và các

4. Giám đốc Sở GD&ĐT chỉ đạo cụ thể cho Thanh tra Sở về việc kiểm tra,

đánh giá đội ngũ TT; xây dựng kế hoạch, nội dung chương trình bồi dưỡng nghiệp vụ bằng nhiều hình thức như: cử đi đào tạo, bồi dưỡng; tự tổ chức bồi dưỡng, trang bị tài liệu và văn bản mới về công tác TT cho lực lượng TTV, CTVTT tự nghiên cứu để nâng cao nhận thức và nghiệp vụ TT.

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ

1. Kết luận

1.1. Về mặt lý luận

Luận văn đã làm sáng tỏ cơ sở lý luận về quản lý; quản lý giáo dục; thanh tra; TTGD; thanh tra toàn diện trường THPT; thanh tra hoạt động giảng dạy của giáo viên; vai trò, vị trí, chức năng của TTGD, nguyên tắc quản lý công tác TTGD, yêu cầu đổi mới công tác TTGD trong điều kiện hiện nay; nội dung và quy trình TT toàn diện trường THPT. Đặc biệt, khai thác sâu các nội dung quản lý của Sở GD&ĐT về công tác TT toàn diện trường THPT, từ đó xác định rõ vai trò quản lý của Sở GD&ĐT trong việc nâng cao chất lượng, hiệu quả TT. Đây chính là những định hướng cho việc khảo sát thực trạng và đề ra các biện pháp nhằm đổi mới công tác TT toàn diện trường THPT của Sở GD&ĐT.

1.2. Về mặt thực tiễn

Qua khảo sát và phân tích thực trạng các nội dung quản lý công tác TT toàn diện trường THPT, luận văn đã có những đánh giá về thực trạng quản lý của Sở

GD&ĐT Đắk Lắk đối với công tác TT toàn diện trường THPT. Bên cạnh những điểm mạnh, công tác TT toàn diện trường THPT của Sở GD&ĐT Đắk Lắk còn có những bất cập và luận văn cũng đã chỉ ra được những nguyên nhân, trong đó nguyên nhân trọng tâm là công tác quản lý của Sở còn nhiều tồn tại, hạn chế.

Từ thực trạng quản lý của Sở GD&ĐT Đắk Lắk đối với công tác TT toàn diện trường THPT, chúng tôi đã tiến hành nghiên cứu và đề xuất các biện pháp nhằm đổi mới công tác TT toàn diện trường THPT có ý nghĩa cả về lý luận và thực tiễn, qua đó góp phần giúp Sở GD&ĐT nghiên cứu, quản lý tốt công tác TT toàn diện trường THPT nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả thanh tra. Luận văn đã đề ra 8 biện pháp cơ bản sau:

- Tuyên truyền nâng cao nhận thức của đội ngũ cán bộ quản lý, thanh tra viên, cộng tác viên thanh tra, giáo viên trung học phổ thông về công tác thanh tra;

- Xây dựng kế hoạch công tác thanh tra toàn diện trường trung học phổ thông; - Đổi mới tổ chức công tác thanh tra toàn diện trường trung học phổ thông; - Xây dựng đội ngũ thanh tra viên và cộng tác viên thanh tra bậc học trung học phổ thông đáp ứng yêu cầu công tác thanh tra;

- Chỉ đạo triển khai công tác thanh tra toàn diện trường trung học phổ thông; - Đổi mới kiểm tra công tác thanh tra toàn diện trường trung học phổ thông; - Sử dụng kết quả thanh tra;

- Xây dựng các điều kiện hỗ trợ cho hoạt động thanh tra.

8 biện pháp trên có mối quan hệ biện chứng với nhau, và thật sự có ý nghĩa khi được thực hiện một cách có chặt chẽ, hệ thống và đồng bộ. Qua khảo nghiệm cho thấy: các nhóm biện pháp đều mang tính thực tiễn, hợp lý, khả thi và trong chừng mực nào đó phù hợp với quản lý công tác TT của Sở GD&ĐT. Tuy nhiên, khi thực hiện cần phải vận dụng linh hoạt tuỳ thuộc vào tình hình thực tế để đạt được kết quả mong đợi.

Kết quả nghiên cứu cho thấy: Luận văn đã thực hiện được mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu đặt ra và khẳng định được giả thuyết khoa học của đề tài.

2. Khuyến nghị

2.1. Đối với Bộ Giáo dục và đào tạo

- Trong hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ thanh tra hàng năm, Bộ GD&ĐT có hướng dẫn các Sở GD&ĐT căn cứ vào điều kiện thực tế của địa phương, phối hợp với Thanh tra tỉnh và Sở Nội vụ, trình Ủy ban nhân dân tỉnh để kiện toàn tổ chức thanh tra, bố trí biên chế cho cơ quan thanh tra Sở đảm bảo ít nhất 10% biên chế cơ quan Sở, trong đó có thanh tra viên có chuyên môn nghiệp vụ về tài chính. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện đây không phải là văn bản pháp quy, nên mỗi địa phương thực hiện mỗi khác, phần lớn là không thực hiện theo hướng dẫn trên. Do vậy, để lực lượng Thanh tra Sở đủ mạnh nhằm thực thi tốt nhiệm vụ trong giai đoạn hiện nay, đề nghị Bộ GD&ĐT phối hợp với Bộ Nội vụ có văn bản pháp quy quy định cụ thể về biên chế và cơ cấu của Thanh tra Sở để các địa phương thực hiện thống nhất và có hiệu quả hơn.

- Đề nghị bổ sung Thông tư số 43/2006/TT-BGDĐT ngày 20/10/2006: khi thanh tra toàn diện trường học, trong phần đánh giá nhà trường cần phải có xếp loại mới có tác dụng động viên, khuyến khích các đơn vị vươn lên hoàn thành tốt nhiệm vụ.

- Chỉ tiêu TT toàn diện 25% trường học và 20% GV hằng năm là quá cao, cần phải điều chỉnh thấp hơn để có điều kiện nâng cao chất lượng, hiệu quả TT.

2.2. Đối với Uỷ ban nhân dân tỉnh Đắk Lắk

Chỉ đạo Thanh tra tỉnh chủ trì thống nhất, phối hợp và phân định giữa các kế hoạch thanh tra hàng năm của Thanh tra tỉnh, Thanh tra Sở và Thanh tra các huyện, thị xã, thành phố để tránh chồng chéo, trùng lặp làm ảnh hưởng đến nhiệm vụ thường xuyên của đối tượng TT.

2.3. Đối với Sở Giáo dục và Đào tạo Đắk Lắk

- Quán triệt cho toàn Ngành nhận thức đúng đắn về công tác TT. Trong phạm vi quyền hạn của Sở cần quy định nhiệm vụ, quyền lợi, chế độ khen thưởng động

viên TT chuyên trách, CTVTT để thu hút cán bộ quản lý giỏi và giáo viên giỏi tham gia công tác thanh tra giáo dục.

- Chỉ đạo công tác quy hoạch, nâng cao chất lượng đội ngũ TT phải gắn liền với đề án chất lượng đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý của Ngành. Yêu cầu đầu tiên là bố trí đủ số lượng và cơ cấu TTV chuyên trách của Sở.

- Quan tâm đầu tư thiết bị nghiệp vụ, tạo điều kiện làm việc cho cán bộ TT. Chỉ đạo các phòng chuyên môn trong Sở phối hợp nhịp nhàng công tác TT với kiểm tra, kịp thời xử lý các kiến nghị của TT. Động viên kịp thời những cố gắng, nổ lực trong đấu tranh chống những biểu hiện vi phạm. Tạo điều kiện cho đội ngũ TT giao lưu, trao đổi kinh nghiệm với các địa phương làm tốt công tác TT.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Đặng Quốc Bảo (1997), Những vấn đề cơ bản về quản lý giáo dục, trường Cán bộ quản lý giáo dục, Hà Nội. 2. Bộ Giáo dục và Đào tạo (1993), QĐ 478/QĐ-BGD&ĐT, ngày 11/3/1993,

ban hành quy chế tổ chức và hoạt động của hệ thống thanh tra giáo dục,

Hà Nội.

3. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2004), Thông tư 07/2004/TT-BGD&ĐT, ngày

30/3/2004, ban hành Thông tư hướng dẫn thanh tra toàn diện trường phổ thông và thanh tra hoạt động sư phạm của giáo viên phổ thông, Hà Nội.

4. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2006), Thông tư 43/2006/TT-BGD&ĐT, ngày

20/10/2006, ban hành Thông tư hướng dẫn thanh tra toàn diện trường phổ thông và thanh tra hoạt động sư phạm nhà giáo, Hà Nội.

5. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2010), Tài liệu triển khai công tác thanh tra và tập

6. Chính phủ (2005), Nghị định 41/2005/NĐ-CP, ngày 25/3/2005 của Chính

phủ về Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật thanh tra, Hà Nội.

7. Chính phủ (2006), Nghị định 85/2006/NĐ-CP, ngày 18/8/2006 của Chính

phủ về tổ chức và hoạt động của Thanh tra giáo dục, Hà Nội.

8. Đảng Cộng sản Việt Nam (1997), Văn kiện Hội nghị lần thứ hai BCHTW

Khoá VIII, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

9. Đảng Cộng sản Việt Nam (2001), Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần

thứ IX, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

10. Đảng Cộng sản Việt Nam (2006), Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần

thứ X, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

11. Đảng Cộng sản Việt Nam (2011), Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần

thứ XI, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

12. Hà Sỹ Hồ (1989), Những bài giảng về quản lý trường học, NXB Giáo dục, Hà Nội.

13. Phạm Tuấn Khải (1998), Những vấn đề pháp lý cơ bản của việc đổi mới tổ chức

và hoạt động của Thanh tra nhà nước ở Việt Nam, NXB Công an nhân dân,

Hà Nội.

14. Trần Kiểm (2004), Khoa học Quản lý giáo dục-Một số vấn đề lý luận và

thực tiễn, NXB Giáo dục, Hà Nội.

15. Trần Kiểm (2008), Những vấn đề cơ bản của khoa học quản lý giáo dục, NXB Đại học sư phạm, Hà Nội.

16. M.I.Kôndacôp (1984), Cơ sở lý luận của Khoa học quản lý giáo dục, trường Cán bộ quản lý giáo dục, Hà Nội.

17. Lưu Xuân Mới (2004), Cơ sở khoa học của Thanh tra giáo dục, Giáo trình nghiệp vụ thanh tra giáo dục, trường Cán bộ quản lý giáo dục, Hà Nội.

18. Lưu Xuân Mới (2004), Đánh giá trong giáo dục, Giáo trình nghiệp vụ thanh tra giáo dục, trường Cán bộ quản lý giáo dục, Hà Nội.

19. Hoàng Phê (chủ biên) và cộng sự (1992), Từ điển Tiếng Việt, Viện Khoa học xã hội-Viện Ngôn ngữ học Việt Nam

20. Nguyễn Ngọc Quang (1997), Những khái niệm cơ bản về quản lý giáo dục, trường Cán bộ quản lý giáo dục, Hà Nội.

21. Vũ Hào Quang (2002), Xã hội học quản lý, NXB Đại học Quốc gia, Hà Nội. 22. Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2004), Luật Thanh

tra 2004, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

23. Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2005), Luật Giáo dục

2005, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

24. Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2010), Luật Thanh

tra năm 2011, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

25.Thanh tra Bộ Giáo dục và Đào tạo (2004), HD 106/TTr, ngày 31/3/2004,ban

hành hướng dẫn về nghiệp vụ thanh tra toàn diện trường phổ thông và thanh tra hoạt động sư phạm của giáo viên phổ thông, Hà Nội.

26. Thủ tướng Chính phủ (2001), Quyết định 201/2011/QĐ-TTg, ngày 28/12/2011 về việc phê duyyệt Chiến lược phát triển Giáo dục 2001-2010, Hà Nội.

Một phần của tài liệu Đổi mới công tác thanh tra tòan diện các trường trung học phổ thông (Trang 110 - 116)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(112 trang)
w