Sử dụng kết quả TT nhằm phát hiện nguồn nhân lực giáo dục

Một phần của tài liệu Đổi mới công tác thanh tra tòan diện các trường trung học phổ thông (Trang 103 - 105)

- Việc bố trí kinh phí, phương tiện làm việc cho Thanh tra Sở và các

3.2.7.Sử dụng kết quả TT nhằm phát hiện nguồn nhân lực giáo dục

3.2.7.1. Mục đích, ý nghĩa

Mục đích: nhằm bố trí sử dụng, đào tạo bồi dưỡng và đãi ngộ đội ngũ CBQL, GV và NV một cách hợp lý. Tạo điều kiện cho họ phát huy sở trường vốn có và khắc phục hạn chế, thiếu sót về chuyên môn nghiệp vụ, quy chế chuyên môn.

Ý nghĩa: sử dụng kết quả TT là khâu kết thúc của cả chu trình TT. Do vậy, cần phải thực hiện tốt để hoàn thiện quy trình TT, thực hiện đúng nghĩa của công tác TT là không chỉ điều chỉnh sai sót mà giúp đỡ, động viên để đối tượng TT hoàn thành tốt nhiệm vụ.

3.2.7.2. Nội dung và cách thực hiện

Để thực hiện được nội dung này, yêu cầu công tác đánh giá cần phải thực hiện đúng nguyên tắc của TTGD, đó là: bảo đảm chính xác, khách quan, trung thực, dân

chủ, công khai và kịp thời. Chúng tôi đề xuất các biện pháp sau:

- Tham mưu Giám đốc Sở có biện pháp bố trí, sử dụng, đào tạo bồi dưỡng và đãi ngộ CBQL, GV và NV

Trên cơ sở kết luận TT, trách nhiệm của TT Sở cùng bàn bạc với phòng, ban liên quan tham mưu cho Lãnh đạo Sở có kế hoạch sắp xếp, bố trí CBQL, GV và NV phù hợp với năng lực; có chế độ khen thưởng kịp thời, cử đi học nâng cao trình độ, đưa vào quy hoạch đào tạo CBQL cho những người có thành tích tốt nhằm động viên, khuyến khích, tạo được niềm tin, phấn khởi trong công tác.

- Tư vấn cho nhà trường giúp đỡ và tạo điều kiện cho GV và NV phát huy ưu

điểm, điều chỉnh những thiếu sót về trình độ, nghiệp vụ, quy chế chuyên mônNội

dung này thể hiện đảm bảo tính kịp thời trong nguyên tắc QL công tác TT và thực hiện các chức năng: phát hiện, điều khiển, giúp đỡ động viên trong các chức năng của TTGD. Do vậy, Sở GD&ĐT cần phải có văn bản kịp thời nhằm giúp HT các trường cần thực hiện các vấn đề sau:

+ Lập kế hoạch bồi dưỡng và yêu cầu CBQL, GV và NV tham gia các lớp bồi dưỡng chính trị, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ theo quy định của ngành để không ngừng nâng cao phẩm chất chính trị, năng lực chuyên môn;

+ Thông tin đầy đủ các quy định về quy chế, nề nếp chuyên môn đến từng GV và NV ngay từ đầu năm học;

+ Quán triệt đội ngũ CBQL, GV và NV nhận thức được tầm quan trọng của quá trình tự học, tự bồi dưỡng, phải có quan niệm: đào tạo phải liên tục, bồi dưỡng phải đi đôi với thường xuyên, học tập phải gắn với suốt đời là thước đo phẩm chất, năng lực của những người công tác trong ngành GD trong xu thế đổi mới giáo dục hiện nay.

+ Phải trang bị tài liệu, sách báo, sách tham khảo, các phương tiện kỹ thuật hiện đại phục vụ cho quá trình nghiên cứu, tự đào tạo của CB, GV và NV.

+ Giúp CB, GV và NV nâng cao kỹ năng tự bồi dưỡng, phải biết vận dụng những kiến thức thu được của quá trình tự bồi dưỡng vào thực tế công tác.

dạy, sử dụng có hiệu quả thiết bị dạy học… để giúp cho GV tự điều chỉnh và thực hiện tốt nghiệp vụ chuyên môn.

- Tư vấn HT bố trí, sử dụng GV và NV một cách hợp lý nhằm nâng cao chất lượng công tác

Nội dung này thể hiện mục đích của công tác TT. Sở GD&ĐT cần có biện pháp tư vấn kịp thời giúp hiệu trưởng xem xét để có định hướng cụ thể trong việc bố trí sắp xếp, sử dụng GV và NV một cách hợp lý, phù hợp với sở trường, năng lực chuyên môn để giúp họ hoàn thành được công việc và phát huy năng lực trong quá trình công tác.

- Chỉ đạo các phòng, ban chuyên môn mở các chuyên đề bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho CBQL, GV và NV

Ngoài những đợt bồi dưỡng chuyên môn định kỳ trong năm học theo chỉ đạo của Bộ; trên cơ sở đề xuất của TT Sở xuất phát từ kết quả TT toàn diện nhà trường, Giám đốc Sở cần chỉ đạo các phòng, ban chuyên môn nghiên cứu để tổ chức các chuyên đề chuyên môn, nghiệp vụ mà CBQL, GV và NV của tỉnh còn hạn chế để khắc phục những sai sót qua TT.

Một phần của tài liệu Đổi mới công tác thanh tra tòan diện các trường trung học phổ thông (Trang 103 - 105)