Tình hình kinh tế-xã hội tỉnh Đắk Lắk

Một phần của tài liệu Đổi mới công tác thanh tra tòan diện các trường trung học phổ thông (Trang 50 - 51)

Đắk Lắk là tỉnh nằm ở Trung tâm cao nguyên Trung bộ, là vùng đất nổi tiếng về cà phê, cao su và lễ hội. Đến Đắk Lắk là đến với rừng núi, sông hồ và những ngọn thác hùng vĩ hòa cùng không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên, một “ Kiệt tác truyền khẩu và văn hóa phi vật thể” của nhân loại.

Đắk Lắk là một tỉnh nằm ở trung tâm Tây Nguyên, phía bắc giáp Gia Lai, phía nam giáp Lâm Đồng, phía tây nam giáp Đăk Nông, phía đông giáp Phú Yên và Khánh Hòa, phía tây giáp Vương quốc Campuchia với đường biên giới dài 193 km. Tỉnh lỵ của Đắk Lắk là thành phố Buôn Ma Thuột, cách Hà Nội 1.410 km và cách thành phố

Hồ chí Minh 320 km, Đắk Lắk có diện tích tự nhiên 13.125,37 km², dân số trên 1,8

triệu người, mật độ dân số trung bình là 134 người/km², chiếm 3,9% diện tích tự nhiên cả nước. Toàn tỉnh có 15 đơn vị hành chính, gồm 1 thành phố, 1 thị xã và 13

huyện (với 184 xã, phường và thị trấn), Đăk Lăk có 44 dân tộc anh em cùng sinh

sống, trong đó người Ê Đê và người M'Nông là những dân tộc bản địa.

Cơ cấu kinh tế của tỉnh là: Nông- lâm- công nghiệp, thương mại và dịch vụ. Cuối năm 2010, tốc độ tăng trưởng kinh tế đạt trên 6,5%, thu nhập bình quân đầu người từ 12,557 triệu năm 2009 tăng lên 14,229 triệu đồng, kim ngạch xuất khẩu năm 2010 đạt 620 triệu USD ( đạt 100% kế hoạch, tăng 16,8% so với năm 2009), kim ngạch nhập khẩu đạt 16 triệu USD ( kế hoạch 20 triệu USD), tổng thu cân đối ngân sách nhà nước trên địa bàn đạt 3.050 tỉ đồng ( kế hoạch 2.500 tỷ đồng).

Đắk Lắk có vị trí địa lý rất thuận lợi cho việc phát triển kinh tế xã hội, là một tỉnh nằm trong vùng kinh tế trọng điểm của vùng Tây Nguyên, thuộc khu vực kinh tế năng động, có nhiều tiềm năng kinh tế lớn. Ngoài ra, Đắk Lắk còn có vị trí thuận lợi

trong việc giao lưu sản phẩm hàng hoá hai chiều từ đồng bằng duyên hải miền Trung, miền Đông Nam bộ và đồng bằng sông Cửu Long, là nơi giàu tiềm năng về du lịch với bản sắc văn hoá độc đáo của đồng bào các dân tộc Tây Nguyên.

Đắk Lắk được thiên nhiên ban tặng tài nguyên đất rộng lớn, chủ yếu là nhóm đất xám, đất đỏ bazan và một số nhóm khác. Sự đồng nhất về độ phì nhiêu tự nhiên và thực tế của các nhóm đất được phân bố từ cao nguyên Buôn Ma Thuột trải dài 90 km theo hướng Đông Bắc- Tây Nam, từ địa hình thực tế nên đặc biệt Đắk Lắk có sông Sêrêpốk chảy ngược về hướng Tây, qua đất bạn Campuchia để hòa mình cùng dòng sông Mêkông trước khi về với biển đây là điều kiện để phát triển thủy điện. Hiện tại Sông Sêrêpốk đem lại tiềm năng to lớn về thủy điện, với tổng trữ năng trên 1.000 MW; nguồn tài nguyên nước ở Đắk Lắk đầy tiềm năng với hệ thống sông hồ dày đặc. Hàng trăm hồ chứa và gần 1000 con suối.

Nhìn chung, tình hình kinh tế-xã hội tỉnh Đắk Lắk đã có những chuyển biến khá mạnh mẽ, đây là tiền đề quan trọng để phát triển giáo dục.

Một phần của tài liệu Đổi mới công tác thanh tra tòan diện các trường trung học phổ thông (Trang 50 - 51)