Kết quả TT toàn diện trường THPT là việc đánh giá của TTV, CTVTT về các nội dung TT đã nêu ở phần trên. Do vậy, đòi hỏi công tác đánh giá của người TT cần phải thực hiện đúng nguyên tắc TTGD, đó là: bảo đảm chính xác, khách quan, trung thực, dân chủ, công khai và kịp thời.
Kết quả có được sau TT là những thông tin bổ ích cho những nhà QLGD, đặc biệt là HT nhà trường, là cơ sở cho việc bố trí sử dụng, đào tạo bồi dưỡng và đãi ngộ GV, NV một cách hợp lý. Qua kết quả TT, giúp cho đơn vị được TT nhìn nhận đúng về mình, cần phát huy thế mạnh vốn có và khắc phục hạn chế, thiếu sót về cộng tác QL và thực hiện nhiệm vụ dạy và học của nhà trường.
1.7.8. Tạo dựng các điều kiện hỗ trợ cho công tác thanh tra
TTGD cần được bố trí trụ sở làm việc, trang bị phương tiện thông tin liên lạc, phương tiện TT và các thiết bị kỹ thuật khác phục vụ cho công tác TT. Kinh phí hoạt động của TTGD do ngân sách nhà nước cấp và các nguồn kinh phí khác theo quy định của pháp luật [7, tr. 12].
Các điều kiện hỗ trợ cho công tác TT là yêu cầu cần phải có để thực hiện công tác thanh tra nói chung và TT toàn diện trường THPT nói riêng. Các điều kiện đó bao gồm:
hoạt đông TT;
- Điều kiện về pháp lý: có đầy đủ văn bản, hướng dẫn của các cấp quản lý về công tác TT hành chính và TT chuyên ngành;
- Điều kiện về tinh thần: Do hoạt động TT là một trong những hoạt động của công tác quản lý nên cần có sự cộng tác, phối kết hợp, tham gia của các phòng, ban liên quan của Sở nhằm đảm bảo kế hoạch TT không bị chồng chéo, hoàn thành kế hoạch đã đề ra;
- Điều kiện về công việc và thời gian cho TTV và CTVTT: Theo Luật TT, TTV phải thực hiện nhiệm vụ TT hành chính và TT chuyên ngành, nên cần bố trí công việc sao cho phù hợp để hoàn thành các nhiệm vụ được giao; CTVTT là những CBQL, GV đang thực hiện nhiệm vụ tại các cơ sở GD, họ đảm nhiệm công tác TT chỉ là kiêm nhiệm, nên bố trí thời gian TT sao cho phù hợp, không ảnh hưởng đến công việc tại các nhà trường;
- Cần có chế độ động viên khuyến khích đội ngũ thanh tra: chế độ phụ cấp trách nhiệm cần phải tương xứng với công việc; các cấp QLGD cần quan tâm, giúp đỡ và tạo điều kiện cho đội ngũ TTV và CTVTT được tham gia học tập nâng cao trình độ về chính trị, chuyên môn nghiệp vụ để họ có đủ năng lực đảm nhiệm công việc được giao, tạo được niềm phấn khởi, yên tâm với nghề TT.
TIỂU KẾT CHƯƠNG 1
Qua việc nghiên cứu cơ sở lý luận của đề tài, chúng ta rút ra kết luận như sau:
1. QL là hệ thống những tác động gây ảnh hưởng, có chủ định, phù hợp quy
luật khách quan của chủ thể QL đến khách thể QL, thông qua việc thực hiện các chức năng QL bằng những công cụ và phương pháp mang tính đặc thù nhằm khai thác và tận dụng tốt nhất những tiềm năng và cơ hội của khách thể QL để đạt đến mục tiêu chung của hệ thống trong một môi trường luôn biến động.
2. TTGD là chức năng thiết yếu của QLGD, là cầu nối giữa nhà QLGD và đối
3. Mục đích của TT toàn diện nhà trường là nhằm xem xét, đánh giá việc thực hiện nhiệm vụ và quyền hạn của nhà trường trên cơ sở kiểm tra, đối chiếu với những quy định của các văn bản quy phạm pháp luật về mục tiêu, kế hoạch, chương trình, nội dung, phương pháp giáo dục, quy chế chuyên môn, quy chế thi cử, xét tốt nghiệp, cấp văn bằng, chứng chỉ, quy chế đánh giá, xếp loại nhà giáo và những quy định về điều kiện đảm bảo chất lượng giáo dục, đào tạo.
Qua thanh tra toàn diện nhà trường đánh giá đúng thực trạng tình hình của nhà trường trong mối quan hệ chung và có sự so sánh với mặt bằng của địa phương, khu vực vùng miền và tiêu chuẩn trường chuẩn quốc gia theo quy định của Bộ GD&ĐT. Khẳng định những mặt đã làm được, phát huy ưu điểm và tư vấn những biện pháp khắc phục những hạn chế, yếu kém; đồng thời kiến nghị với các cấp quản lý điều chỉnh bổ sung các chính sách, quy định cần thiết phù hợp với thực tế.
4. Đổi mới quản lý công tác TTGD nói chung, TT toàn diện trường THPT nói
riêng là yêu cầu khách quan, cấp bách, phù hợp với đổi mới QLGD trong giai đoạn hiện nay. Muốn đổi mới quản lý công tác TT toàn diện trường THPT, chúng ta cần phải nghiên cứu lý luận về QL, về TTGD…, vì đó chính là những tri thức lý luận khoa học về QLGD, là cơ sở để nghiên cứu thực trạng và xác lập các biện pháp nâng cao hiệu quả quản lý công tác TT toàn diện các trường THPT.
Chương 2
THỰC TRẠNG VIỆC TRIỂN KHAI CÔNG TÁC THANH TRA TOÀN DIỆN CÁC TRƯỜNG THPT TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐĂK LĂK 2.1. Khái quát tình hình kinh tế - xã hội và GD&ĐT tỉnh Đắk Lắk
2.1.1. Tình hình kinh tế - xã hội tỉnh Đắk Lắk
Đắk Lắk là tỉnh nằm ở Trung tâm cao nguyên Trung bộ, là vùng đất nổi tiếng về cà phê, cao su và lễ hội. Đến Đắk Lắk là đến với rừng núi, sông hồ và những ngọn thác hùng vĩ hòa cùng không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên, một “ Kiệt tác truyền khẩu và văn hóa phi vật thể” của nhân loại.
Đắk Lắk là một tỉnh nằm ở trung tâm Tây Nguyên, phía bắc giáp Gia Lai, phía nam giáp Lâm Đồng, phía tây nam giáp Đăk Nông, phía đông giáp Phú Yên và Khánh Hòa, phía tây giáp Vương quốc Campuchia với đường biên giới dài 193 km. Tỉnh lỵ của Đắk Lắk là thành phố Buôn Ma Thuột, cách Hà Nội 1.410 km và cách thành phố
Hồ chí Minh 320 km, Đắk Lắk có diện tích tự nhiên 13.125,37 km², dân số trên 1,8
triệu người, mật độ dân số trung bình là 134 người/km², chiếm 3,9% diện tích tự nhiên cả nước. Toàn tỉnh có 15 đơn vị hành chính, gồm 1 thành phố, 1 thị xã và 13
huyện (với 184 xã, phường và thị trấn), Đăk Lăk có 44 dân tộc anh em cùng sinh
sống, trong đó người Ê Đê và người M'Nông là những dân tộc bản địa.
Cơ cấu kinh tế của tỉnh là: Nông- lâm- công nghiệp, thương mại và dịch vụ. Cuối năm 2010, tốc độ tăng trưởng kinh tế đạt trên 6,5%, thu nhập bình quân đầu người từ 12,557 triệu năm 2009 tăng lên 14,229 triệu đồng, kim ngạch xuất khẩu năm 2010 đạt 620 triệu USD ( đạt 100% kế hoạch, tăng 16,8% so với năm 2009), kim ngạch nhập khẩu đạt 16 triệu USD ( kế hoạch 20 triệu USD), tổng thu cân đối ngân sách nhà nước trên địa bàn đạt 3.050 tỉ đồng ( kế hoạch 2.500 tỷ đồng).
Đắk Lắk có vị trí địa lý rất thuận lợi cho việc phát triển kinh tế xã hội, là một tỉnh nằm trong vùng kinh tế trọng điểm của vùng Tây Nguyên, thuộc khu vực kinh tế năng động, có nhiều tiềm năng kinh tế lớn. Ngoài ra, Đắk Lắk còn có vị trí thuận lợi
trong việc giao lưu sản phẩm hàng hoá hai chiều từ đồng bằng duyên hải miền Trung, miền Đông Nam bộ và đồng bằng sông Cửu Long, là nơi giàu tiềm năng về du lịch với bản sắc văn hoá độc đáo của đồng bào các dân tộc Tây Nguyên.
Đắk Lắk được thiên nhiên ban tặng tài nguyên đất rộng lớn, chủ yếu là nhóm đất xám, đất đỏ bazan và một số nhóm khác. Sự đồng nhất về độ phì nhiêu tự nhiên và thực tế của các nhóm đất được phân bố từ cao nguyên Buôn Ma Thuột trải dài 90 km theo hướng Đông Bắc- Tây Nam, từ địa hình thực tế nên đặc biệt Đắk Lắk có sông Sêrêpốk chảy ngược về hướng Tây, qua đất bạn Campuchia để hòa mình cùng dòng sông Mêkông trước khi về với biển đây là điều kiện để phát triển thủy điện. Hiện tại Sông Sêrêpốk đem lại tiềm năng to lớn về thủy điện, với tổng trữ năng trên 1.000 MW; nguồn tài nguyên nước ở Đắk Lắk đầy tiềm năng với hệ thống sông hồ dày đặc. Hàng trăm hồ chứa và gần 1000 con suối.
Nhìn chung, tình hình kinh tế-xã hội tỉnh Đắk Lắk đã có những chuyển biến khá mạnh mẽ, đây là tiền đề quan trọng để phát triển giáo dục.
2.1.2. Tình hình GD&ĐT tỉnh Đắk Lắk
2.1.2.1. Về quy mô phát triển trường, lớp học sinh
Giáo dục Đắk Lắk có bước phát triển tương đối khá về quy mô, chất lượng và hiệu quả. Mạng lưới trường lớp ở các cấp học, ngành học tiếp tục được mở rộng và phát triển đến tận các buôn làng. Chất lượng dạy học ngày càng được nâng cao, đội ngũ giáo viên và các điều kiện thiết yếu đảm bảo cho hoạt động giáo dục ngày càng được đáp ứng, cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ dạy học được tăng cường.
Quy mô hệ thống trường, lớp, học sinh Đắk Lắk giai đoạn 2006-2011:
Bảng 2.1. Số trường học của các cấp giai đoạn 2006-2011. Đơn vị tính: trường
NĂM HỌC MN TH THCS THPT TỔNG CỘNG
2006 - 2007 193 379 206 40 818
2007 - 2008 201 383 210 44 838
2008 - 2009 205 396 214 47 862
2010 - 2011 226 410 220 52 908 (Nguồn: Sở GD&ĐT Đắk Lắk)
Trong 52 trường THPT của năm học 2010-2011 có 01 trường THPT Chuyên; 01 trường Phổ thông dân tộc nội trú tỉnh; 01 trường Văn hóa 3(do Bộ Công an quản lý); 01 trường Phổ thông dân tộc nội trú Tây Nguyên( do Bộ Quốc phòng quản lý); 01 trường THPT thực hành Cao Nguyên (do Đại học Tây Nguyên quản lý); 01 trường THPT ngoài công lập.
Mạng lưới trường THPT đều khắp các địa bàn trong tỉnh. Về cơ bản đã đáp ứng nhu cầu học tập của con em đồng bào sinh sống trong toàn tỉnh.
Bảng 2.2. Số lớp học của các cấp giai đoạn 2006-2011. Đơn vị tính: lớp
NĂM HỌC MN TH THCS THPT TỔNG CỘNG 2006-2007 2.298 7.620 4.133 1.715 15.766 2007-2008 2.433 7.604 4.088 1.728 15.853 2008-2009 2.316 7.278 3.919 1.730 15.243 2009-2010 2.486 7.225 3.840 1.659 15.210 2010-2011 2.629 7.079 3.795 1.643 15.146 (Nguồn: Sở GD&ĐT Đắk Lắk)
So sánh giữa 2 năm học: 2006-2007 và năm học: 2010- 2011, trong khi số trường THPT ngày càng tăng(tăng 12 trường) thì số lớp, số học sinh THPT đều giảm. Điều này chứng tỏ rằng : quy mô của từng trường THPT ngày càng gọn hơn, tạo điều kiện cho các cấp QLGD nâng cao chất lượng dạy và học ở các trường THPT.
Bảng 2.3. Số học sinh của các cấp giai đoạn 2006-2011. Đơn vị tính: học sinh
NĂM HỌC MN TH THCS THPT TỔNG CỘNG 2006 - 2007 60.071 212.415 166.825 80.432 519.743 2007 - 2008 62.289 200.110 160.655 78.661 501.715 2008 - 2009 61.033 193.304 155.877 79.722 489.936 2009 - 2010 64.987 186.570 145.784 70.216 467.557 2010 - 2011 67.341 182.981 140.792 72.419 463.533 (Nguồn: Sở GD&ĐT Đắk Lắk)
So sánh giữa 2 năm học: 2006-2007 và năm học: 2010- 2011, trong khi số trường THPT ngày càng tăng( tăng 12 trường) thì số lớp, số học sinh THPT đều giảm. Điều này chứng tỏ rằng : quy mô của từng trường THPT ngày càng gọn hơn, tạo điều kiện cho các cấp QLGD nâng cao chất lượng dạy và học ở các trường THPT.
Ngoài hệ thống trường mầm non, phổ thông, năm 2010 Đắk Lắk có 02 trường Cao đẳng, 08 trường Trung cấp chuyên nghiệp, 01 Trung tâm GDTX tỉnh, 14 TTGDTX huyện, thị xã, thành phố.
2.1.2.2. Đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên năm học 2010-2011 Bảng 2.4. Thống kê về tổng số, giới tính, dân tộc thiểu số, chính trị
STT Loại hình giáo viên Tổng Nữ Dân tộc Đảng viên Tổng
số Nữ
Dân Tộc
1 Giáo viên Mầm non 3626 3626 673 458 458 31
2 Giáo viên Tiểu học 9816 8746 1213 2819 2108 245
3 Giáo viên THCS 7672 4940 571 1891 1008 92 4 Giáo viên THPT (Các trường THPT và TTGDTX) 3473 1482 176 692 251 43 5 CBQL các cấp học 2161 1043 186 1986 889 104 6 Nhân viên 5161 1582 91 310 109 18 Tổng 31909 21419 2910 8156 4823 533 (Nguồn: Sở GD&ĐT Đắk Lắk)
2.1.2.3. Đội ngũ giáo viên năm học 2010-2011 Bảng 2.5. Thống kê về trình độ đạt chuẩn TT Giáo viên Tổng số GV Số GV đạt chuẩn Số GV trên chuẩn Số GV chưa đạt chuẩn T/số Tỷ lệ % T/số Tỷ lệ % T/số Tỷ lệ % 1 Mầm non 3626 3571 98,5 845 23,3 55 1,5 2 Tiểu học 9816 9688 98,7 4260 43.4 128 1,3
3 THCS 7672 7611 99,2 1059 13,8 61 0,8
4 THPT 3473 3473 100 181 5,2 0 0
(Nguồn: Sở GD&ĐT Đắk Lắk)
Qua bảng thống kê trên, tỷ lệ giáo viên bậc THPT trình độ đạt chuẩn nhiều hơn giáo viên ở các ngành học, bậc học khác. Tuy nhiên, tỷ lệ giáo viên trình độ trên chuẩn ở bậc học này còn thấp. Đặc biệt, so với toàn quốc thì ở cùng bậc học này tỷ lệ giáo viên THPT có trình độ trên chuẩn còn quá thấp. Toàn tỉnh, chỉ có 5,2% GV THPT đạt trình độ trên chuẩn đào tạo.
2.1.2.4. Tình hình Giáo dục phổ thông
+ Về Giáo dục Tiểu học
Bảng 2.6. Kết quả xếp loại học lực bậc học tiểu học năm học 2010-2011
Bậc học TSHS HỌC LỰC Giỏi Khá Trung bình Yếu Kém Tiểu học Tiếng việt 181692 52962 29,1% 60380 33 % 59570 33 % 8816 4,9% Toán 70798 39 % 52179 28,7% 50208 28% 8570 4,7% Hạnh kiểm: - Đạt : 179409 , tỷ lệ: 98,7 %, - Chưa đạt : 2283, tỷ lệ: 1,3 % (Nguồn: Sở GD&ĐT Đắk Lắk)
Mạng lưới trường tiểu học được phân bố đều khắp trong toàn tỉnh theo mật độ dân cư một cách hợp lý, mỗi xã, phường có ít nhất 1 trường tiểu học với nhiều phân hiệu ở các cụm dân cư nên đã tạo điều kiện huy động trẻ trong độ tuổi đến lớp, đáp ứng được nhu cầu học tập cho con em nhân dân.
- Về Giáo dục Trung học
Quy mô giáo dục Trung học tiếp tục tăng ở bậc THPT, nhờ sự chủ động đón đầu và thực hiện tốt việc đa dạng hóa các loại hình trường lớp nên về cơ bản quy mô phát
triển giáo dục trung học đã đáp ứng được nhu cầu học tập của nhân dân. Sở GD&ĐT đã triển khai tốt việc phân ban ở THPT. Tổ chức và thực hiện tốt công tác bồi dưỡng, duy trì đều đặn các hoạt động chuyên môn nhằm nâng cao năng lực giảng dạy cho đội ngũ giáo viên. Việc dạy học tự chọn các môn thực hiện đúng quy định của Bộ và sát với tình hình thực tế địa phương. Đã chỉ đạo đổi mới phương pháp dạy học nhằm phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh với nhiều hình thức đa dạng và phong phú. 100% các trường THPT thực hiện dạy tin học cho học sinh.
Bảng 2.7. Kết quả xếp loại học lực bậc học trung học năm học 2010-2011
Bậc học TSHS Giỏi Khá TB Yếu Kém THCS 136624 10798 7,9% 43713 32% 64816 47,4% 16562 12,1% 735 0,6% THPT 68026 1570 2,31% 15533 22,8% 34039 50,03% 15933 23,51% 891 1,35% (Nguồn: Sở GD&ĐT Đắk Lắk)
Bảng 2.8. Kết quả xếp loại hạnh kiểm bậc học trung học năm học 2010-2011
Bậc học TSHS Tốt Khá TB Yếu THCS 136624 101430 74,24% 30283 22,17% 4662 3,41% 249 0,18% THPT 68026 42672 62,73% 21126 31,06% 3767 5,53% 461 0,68% (Nguồn: Sở GD&ĐT Đắk Lắk)
2.2. Thực trạng việc triển khai công tác thanh tra toàn diện các trường THPT của Sở GD&ĐT Đăk Lăk của Sở GD&ĐT Đăk Lăk
Để có cơ sở tìm hiểu thực trạng việc triển khai công tác TT toàn diện các trường THPT của Sở GD&ĐT Đắk Lắk, chúng tôi đã nghiên cứu hồ sơ lưu trữ tại Thanh tra Sở và quan sát thực tế việc thực hiện công tác TT toàn diện trường THPT. Hiện nay, Đắk Lắk có 52 trường THPT, chúng tôi chỉ tiến hành trưng cầu ý kiến của 60 HT, PHT ở 30 trường Trung học phổ thông (trong đó có 2 trường chuyên biệt : THPT Chuyên, Phổ thông dân tộc nội trú tỉnh; 1 trường Trung học phổ thông tư thục); 140/192 TTV, CTVTT; 160/