- Việc bố trí kinh phí, phương tiện làm việc cho Thanh tra Sở và các
3.2.2. Xây dựng kế hoạch công tác TT toàn diện trường THPT
3.2.2.1. Mục đích và ý nghĩa
- Mục đích: xây dựng được một kế hoạch hoàn chỉnh về công tác thanh tra hàng tháng, học kỳ, cả năm; cụ thể hoá vào từng thời điểm cụ thể và phải thể hiện được mục đích, thời gian, nội dung, con người và các điều kiện hỗ trợ.
- Ý nghĩa: lập kế hoạch là chức năng đầu tiên của chu trình quản lý. Muốn thực hiện tốt công tác thanh tra phải chuẩn bị tốt về nhân lực, vật lực và tài lực.
3.2.2.2. Nội dung và cách thực hiện
- Căn cứ nhiệm vụ năm học của ngành; kế hoạch của TT Bộ và phù hợp với các điều kiện tác động đến công tác TT
Nội dung KH phải căn cứ vào nhiệm vụ năm học của ngành. Đây là cơ sở quan trọng bởi vì TT là chức năng thiết yếu của QL. KH phải thể hiện được tư tưởng chỉ đạo của TT Bộ, bởi vì với tính chất là một cấp trong hệ thống TT nhà nước, các tổ chức TT nhất thiết phải theo sự chỉ đạo của cấp trên về phương hướng, nhiệm vụ và nội dung TT. Khi xây dựng KH cần chú ý đánh giá được những thuận lợi, khó khăn, những mặt mạnh, mặt yếu, đúc rút kinh nghiệm của những cuộc TT trước đây, những chuyển biến về chất lượng gíao dục của nhà trường; đánh giá được thực trạng về đội ngũ CTVTT, những điều kiện về CSVC, công tác QL của các nhà trường, môi trường sư phạm, điều kiện kinh tế, xã hội của từng địa phương… tác động đến nhà trường. Trên cơ sở đó, cần xác lập các mục tiêu, xây dựng các KH hành động để đạt được các mục tiêu cụ thể. Việc lập KH cũng cần phải quy định rõ về thời điểm, thời lượng, mục tiêu cần đạt, quy trình thực hiện, các nhiệm vụ TT, các yêu cầu về sự phối hợp, điều kiện hỗ trợ cho hoạt động TT…trình Giám đốc Sở phê duyệt và cần phải đưa vào KH chung của ngành để tổ chức, chỉ đạo, điều hành, tạo sự đồng bộ, thông suốt.
- Xây dựng kế hoạch theo từng năm học, từng học kỳ
Nội dung này vừa thể hiện tính nhất quán, khoa học vừa đảm bảo việc triển khai KH được chủ động, xây dựng KH một cách cụ thể, đảm bảo tính khả thi cao. Theo Thông tư 43/2006/TT-BGDĐT, ngày 20/10/2006 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc hướng dẫn thanh tra toàn diện nhà trường, cơ sở giáo dục khác và thanh tra hoạt động sư phạm nhà giáo, hàng năm Sở GD&ĐT xây dựng kế hoạch TT toàn diện từ 20% đến 25% tổng số các trường THPT trên địa bàb tỉnh, bảo đảm 5 năm mỗi trường THPT được TT toàn diện ít nhất một lần. Qua thực tế, chúng tôi nhận thấy tỷ lệ trên là phù hợp.
- Phối hợp chặt chẽ với các bộ phận chức năng của Sở
Là điều kiện không thể thiếu được trong việc xây dựng KH để thể hiện tính đồng bộ, thống nhất trong công tác chỉ đạo và xây dựng KH công tác của Sở nhằm khắc phục được sự chồng chéo. Để thực hiện nội dung này, trách nhiệm TT Sở cần có sự bàn bạc, tham gia ý kiến, góp ý của các phòng, ban của Sở về tất cả nội dung KH.
- Tạo điều kiện để không ảnh hưởng đến nhiệm vụ chuyên môn của các CTVTT đang công tác tại cơ sở
Là nội dung cần thiết phải thực hiện, bởi hầu hết CTVTT chỉ là công việc kiêm nhiệm. Trong KH thanh tra, Sở cần xem đây là một trong những yêu cầu cần quán triệt để xây dựng KH đảm bảo cho CTVTT vừa thực hiện tốt nhiệm vụ TT, vừa hoàn thành tốt những công việc ở nhà trường và biện pháp này sẽ góp phần thực hiện đúng nguyên tắc của TT là không làm cản trở đến hoạt động bình thường của các nhà trường .
- Tài liệu, phương tiện và kinh phí phục vụ cho hoạt động thanh tra
Khi xây dựng KH, cần phải sưu tập tài liệu, chuẩn bị phương tiện phục vụ, nguồn tài chính cho công tác TT, vì đây là các điều kiện hỗ trợ quan trọng, không thể thiếu được để giúp cho các đoàn TT, CTVTT triển khai và thực hiện nhiệm vụ.
Để thực hiện tốt nhóm biện pháp này, cần đảm bảo yêu cầu: KH thanh tra sau khi được thống nhất, trách nhiệm Thanh tra Sở trình Giám đốc phê duyệt KH. KH phải được gửi đến các phòng, ban chuyên môn của Sở để biết và phối hợp triển khai thực hiện; được thông báo đến các đơn vị trường học để thực hiện; đồng thời thu nhận thông tin phản hồi từ các đơn vị liên quan để điều chỉnh kịp thời, đảm bảo KH có tính khả thi cao.
3.2.3. Đổi mới tổ chức công tác TT toàn diện trường THPT
3.2.3.1. Mục đích và ý nghĩa
- Mục đích: thành lập các đoàn thanh tra, cơ cấu phối hợp giữa các bộ phận chức năng phù hợp, rõ ràng và bố trí, phân công trách nhiệm cán bộ TT một cách cụ thể và phù hợp với năng lực sở trường.
đến bố trí con người và công việc. Nếu sắp xếp đúng người, đúng việc thì sẽ huy động được sức mạnh tổng hợp làm tăng hiệu quả công tác; ngược lại bố trí sắp xếp thiếu khoa học, không phù hợp sẽ dẫn đến triệt tiêu lẫn nhau.
3.2.3.2. Nội dung và cách thực hiện
Trước đây, việc thành lập các đoàn TT có lúc, có nơi còn tùy tiện. Do chạy theo kế hoạch TT và nhân lực còn thiếu nên chất lượng của các đoàn TT chưa đảm bảo. Thể hiện ở những chi tiết: Trưởng đoàn TT có lúc là hiệu trưởng của trường THPT khác đến; thành phần đoàn TT chưa đồng bộ, phân công nhiệm vụ của từng thành viên chưa rõ ràng; thời gian làm việc của đoàn TT lại quá ít…Do đó, việc nhận xét, đánh giá còn nễ nang, chưa phản ánh đúng thực trạng hoạt động của đơn vị được kiểm tra, kết luận TT chưa có sức thuyết phục.
Để nâng cao chất lượng trong công tác TT toàn diện các trường THPT. Việc tổ chức công tác TT cần lưu ý:
- Thành lập đoàn TT
Theo Thông tư số 43/2006/TT-BGDĐT, ngày 20/10/2006 của Bộ GD&ĐT về việc hướng dẫn thanh tra toàn diện nhà trường, cơ sở giáo dục khác và thanh tra hoạt động sư phạm của nhà giáo, đoàn TT toàn diện đối với một trường THPT gồm có Trưởng đoàn và có từ 5 đến 20 thành viên . Thời gian TT không quá 5 ngày:
+ Trưởng đoàn: Lãnh đạo Sở hoăc Lãnh đạo Thanh tra Sở. + Thành viên đoàn TT là các TTV, CTVTT và cán bộ Sở.
Qua thực tiễn thực hiện cũng như qua kết quả khảo sát, chúng tôi thấy rằng để thành lập một đoàn TT toàn diện đối với trường THPT, về cơ bản chúng tôi thống nhất với hướng dẫn của Bộ GD&ĐT. Tuy nhiên, chúng tôi đề xuất như sau:
+ Về thời gian làm việc của đoàn TT: từ 3 đến 5 ngày.
+ Thành viên đoàn TT không quá 15 người, cơ cấu đủ các môn được giảng dạy ở nhà trường phổ thông và phải có một thành viên có nghiệp vụ để thanh tra về tài chính của nhà trường.
Nội dung này nhằm giúp cho các thành viên đoàn TT biết được công việc cụ thể cần làm, chủ động bố trí, sắp xếp công việc hợp lý, nêu cao tinh thần trách nhiệm để hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Sở GD&ĐT cần phân công công việc và giao trách nhiệm cho các thành viên của đoàn TT một cách cụ thể trước khi tiến hành thanh tra, có biện pháp kiểm tra, theo dõi khi tiến hành TT. Trong việc giao nhiệm vụ cho các thành viên cần thực hiện đúng quy định của Luật TT, Nghị định của Chính phủ về về tổ chức và hoạt động của Thanh tra giáo dục và các văn bản, hướng dẫn của Bộ GD&ĐT, yêu cầu phải rõ ràng về công việc, cụ thể về phương thức hoạt động; thực hiện đầy đủ các bước trong thanh tra: trước, trong và sau TT.