8. Những đĩng gĩp mới của đề tài
2.1.3. Các nguyên tắc sư phạm khi giảng dạy phần hữu cơ
Tác giả Đặng Thị Oanh –Nguyễn Thị Sửu [30] đã đưa ra các nguyên tắc sư phạm khi giảng dạy phần hữu cơ:
. Đảm bảo tính liên tục trong nghiên cứu các chất vơ cơ, hữu cơ, tránh sự tách biệt giữa hai ngành học. Trong giảng dạy cần cho học sinh thấy rõ các chất vơ cơ, hữu cơ cĩ mối liên quan với nhau: Các chất hữu cơ từ đơn giản đến phức tạp đều được hình thành từ các chất vơ cơ. Chúng đều cĩ chung cơ sở lý thuyết là học thuyết cấu tạo chất. Tất nhiên các chất hữu cơ, và quá trình biến đổi chúng cĩ những nét đặc trưng khác biệt với các chất vơ cơ. Vì vậy trong giảng dạy cĩ sự so sánh giữa các khái niệm, tính chất để mở rộng kiến thức cho học sinh.
Ví dụ: So sánh amin với amoniac, tính axit của axit hữu cơ với axit vơ cơ, phản ứng oxi hĩa – khử trong hĩa hữu cơ và vơ cơ…
. Chú trọng kiến thức lý thuyết cấu tạo hợp chất hữu cơ để làm tăng khả năng giải thích, dự đốn lý thuyết trong quá trình nghiên cứu các loại hợp chất hữu cơ cụ thể:
- Sự nghiên cứu các loại chất hữu cơ được xuất phát từ sự phân tích thành phần, cấu tạo phân tử (đặc điểm liên kết hĩa học, các nguyên tố cấu tạo nên phân tử), phân tích ảnh hưởng của các nguyên tử, nhĩm nguyên tử trong phân tử đến khả năng phản ứng, loại phản ứng, cơ chế phản ứng, các dạng sản phẩm tạo ra…
- Sự dự đốn tính chất hĩa học của chất thể hiện mối liên quan chặt chẽ giữa đặc điểm cấu tạo phân tử các chất hữu cơ (Các dạng liên kết trong phân tử, giữa các phân tử) với tính chất lý, hĩa học của chúng.
- Vận dụng cơ sở lý thuyết, quy tắc để giải thích quá trình phản ứng, cơ chế phản ứng, so sánh các loại chất, tìm ra mối liên quan giữa các loại chất hữu cơ.
. Khi giảng dạy các chất cụ thể cần thường xuyên rèn luyện kĩ năng sử dụng ngơn ngữ hĩa học trong hĩa hữu cơ: kỹ năng viết, sử dụng cơng thức cấu tạo, cơng thức tổng quát, danh pháp hĩa học khi biểu diễn các loại hợp chất hữu cơ, phản ứng hữu cơ. Từ đĩ hình thành khả năng tư duy khái quát trong nghiên cứu các loại hợp chất hữu cơ.
. Khi hình thành các khái niệm cơ bản cần chú ý liên hệ, củng cố và phát triển các khái niệm cũ cĩ liên quan như:
- So sánh thành phần, cấu tạo phân tử, tính chất các chất nghiên cứu với các loại đã học.
- Nghiên cứu về đồng phân của các dãy đồng đẳng cần chú ý đến các dạng đồng phân cĩ thể cĩ: đồng phân mạch cacbon, đồng phân vị trí nhĩm thế, nhĩm chức, liên kết bội và đồng phân khơng gian…
- Khi nghiên cứu các loại phản ứng hữu cơ cần chú ý đến đặc điểm chung của chúng như: phản ứng khơng hồn tồn, khơng theo một hướng xác định, phụ thuộc nhiều vào điều kiện phản ứng, cĩ nhiều sản phẩm…
. Trong giảng dạy cần chú ý kết hợp thực hiện các nhiệm vụ dạy học: truyền thụ kiến thức, rèn luyện kỹ năng, hình thành thế giới quan khoa học, phát triển tư duy cho học sinh.