THỰC TRẠNG THU HÚT FDI VÀO NGÀNH Y TẾ

Một phần của tài liệu Thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào ngành y tế của Việt Nam (Trang 27)

2.2.1. Chính sách, biện pháp nhằm thu hút FDI vào ngành y tế.

2.2.1.1. Mục tiêu thu hút FDI vào phát triển ngành y tế

Thứ nhất là thực hiện mở cửa thị trường dịch vụ theo cam kết với WTO. Theo đó, y tế là một dịch vụ trong hoạt động thương mại và thương mại dịch vụ văn hoá – giáo dục – y tế cần được tự do hoá.

Thứ hai là thu hút FDI trên cơ sở mục tiêu chiến lược phát triển ngành y tế chung của cả nước. Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992 Điều 39 về y tế đã quy định rõ: “Nhà nước đầu tư, phát triển và thống nhất quản lý sự nghiệp bảo vệ sức khoẻ của nhân dân, huy động và tổ chức mọi lực lượng xã hội xây dựng và phát triển nên y học Việt Nam theo hướng dự phòng; kết hợp phòng bệnh với chữa bệnh; phát triển và kết hợp y dược học cổ truyền với y dược học hiện đại; kết hợp phát triển y tế nhà nước với y tế tư nhân; thực hiện bảo hiểm y tế, tạo điều kiện để mọi người dân được chăm sóc sức khoẻ….”

Trong quá trình thu hút FDI vào phát triển dịch vụ y tế cần chọn lọc các dự án đảm bảo được định hướng chung cũng như mục tiêu do nhà nước đề ra đối với ngành y tế trong từng thời kỳ phát triển, nhằm tăng cường tính xã hội hoá của dịch vụ y tế, tránh các tiêu cực, góp phần phát triển kinh tế - xã hội.

Thứ ba, nguồn vốn FDI là một nguồn vốn cần thiết, quan trọng trong tổng thể nguồn lực chung đầu tư cho y tế. Việt Nam hiện đang từng bước hoàn thiện về mặt tổ chức, cơ sở vật chất, trang thiết bị y tế và nhân lực, thể hiện qua 3 đề án phát triển của ngành là: Phát triển nguồn nhân lực; Phát triển nguồn dược liệu; Đầu tư xây dựng và mua sắm bổ sung trang thiết bị y tế cho hệ thống các bệnh viện các cấp. Nguồn vốn FDI được huy động sẽ nhằm mục đích hỗ trợ cho các đề án này.

Thứ tư, y tế là một lĩnh vực đặc biệt, do đó việc thu hút FDI vào dịch vụ y tế cần được quan tâm đặc biệt. Do đối tượng của ngành y tế là sức khoẻ con người, một nguồn lực quan trọng cho phát triển đất nước, nên việc đánh giá hiệu quả thực sự của các dự án FDI trong lĩnh vực y tế không chỉ nhìn vào hiệu quả kinh tế trước mắt, mà cần xem xét cả tác động của dự án đến các vấn đề xã hội về lâu dài do dự án mang lại.

2.2.1.2. Luật pháp, chính sách đối với đầu tư vào ngành y tế

a) Hoàn thiện chính sách pháp luật

Trong quá trình thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài, do sớm nhận biết được vai trò và ngoại ứng tích cực của các dịch vụ xã hội hoá, Việt Nam đã chú ý

khuyến khích phát triển các dịch vụ này trong đó có y tế. Trên thực tế, Chính phủ đã nhiều lần sửa đổi chính sách, quy định ưu đãi đối với dịch vụ xã hội hoá, quy định ban hành sau lại thông thoáng hơn, hấp dẫn hơn đối với các nhà đầu tư.

Đặc biệt bắt đầu tư tháng 7 năm 2006 cùng với sự ra đời của Luật Đầu tư chung năm 2005, mọi quy định liên quan đến doanh nghiệp được áp dụng chung cho cả doanh nghiệp trong và ngoài nước. Điều này không những giúp giảm chi phí quản lý mà còn tạo môi trường đầu tư công bằng, bình đẳng, thể hiện nguyên tắc đối xử quốc gia khi gia nhập vào các tổ chức quốc tế và khu vực. Quá trình hoàn thiện chính sách thu hút đầu tư đặc biệt là đầu tư nước ngoài vào lĩnh vực y tế của Việt Nam được thể hiện thông qua 2 Nghị định do Chính phủ ban hành năm 1999 và 2008, đó là: nghị định 73/1999/NĐ-CP và nghị định 69/2008/NĐ-CP

đều về chính sách khuyến khích xã hội hoá đối với các hoạt động trong lĩnh vực giáo dục, dạy nghề, y tế, văn hoá, thể thao (Phụ Lục 1). Trong đó, Nghị định 69/2008 có một số điểm ưu đãi hơn so với Nghị định 73/1999, cụ thể là:

Về cho thuê, xây dựng cơ sở vật chất: theo nghị định năm 2008, các cơ sở y tế ngoài công lập được ưu tiên hơn so với năm 1999 ở chỗ Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh sử dụng quỹ nhà, cơ sở hạ tầng hiện có hoặc xây dựng nhà cửa, cơ sở hạ tầng để cho cơ sở thuê dài hạn với giá ưu đãi. Như vậy là chính quyền địa phương có trách nhiệm phải tạo điều kiện thuận lợi nhất cho các nhà đầu tư trong việc xây dựng cơ sở vật chất như bệnh viện, phòng khám,…

Về giao đất và cho thuê đất: Đối với việc xây dựng bệnh viện, cơ sở y tế thì năm 2008 có điểm mới hơn là Nhà nước sẽ giao đất hoặc cho thuê đất đã hoàn thành giải phóng mặt bằng theo các hình thức là: giao đất không thu tiền sử dụng đất; cho thuê đất và miễn tiền thuê đất; giao đất có thu tiền sử dụng đất và miễn tiền sử dụng đất. Như vậy so với nghị định năm 1999, các nhà đầu tư được Nhà nước thực hiện giúp công việc giải phòng mặt bằng vốn dĩ rất khó khăn ở Việt Nam.

Về lệ phí trước bạ và các loại thuế: nghị định năm 2008 quy định các loại lệ phí và thuế mà nhà đầu tư vào lĩnh vực y tế được miễn hoặc ưu đãi nhiều hơn

so với nghị định năm 1999. Cụ thể là: các cơ sở y tế không những được miễn lệ phí trước bạ khi đăng ký quyền sử dụng đất và các tài sản gắn với đất như nghị định 73/1999 mà còn được miễn cả các khoản phí và lệ phí khác liên quan đến quyền sử dụng đất và tài sản gắn với đất. Ngoài ra, các cơ sở y tế cũng được ưu đãi thuế giá trị gia tăng, thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu theo quy định hiện hành của các Luật thuế trên của nhà nước.

Về thuế thu nhập doanh nghiệp: Nghị định năm 2008 có một điểm cực kỳ ưu đãi đối với các cơ sở y tế là: “Các cơ sở thực hiện xã hội hoá có thu nhập từ hoạt động xã hội hoá được áp dụng thuế suất thuế thu nhập là 10% trong suốt thời gian hoạt động.” Trong khi đối với các ngành nghề thông thường khác thì mức thuế đó là 25% (theo Luật thuế thu nhập doanh nghiệp 2008). Hoặc so sánh với nghị định 73/1999 thì mức thuế thu nhập doanh nghiệp thấp nhất ở các vùng đặc biệt khó khăn cũng chỉ là 15%. Ngoài ra, doanh nghiệp mới thành lập sẽ được miễn thuế 4 năm đầu so với 2 năm như trước và giảm còn 50% mức thuế trong 9 năm tiếp theo. Điều này cho thấy Chính phủ Việt Nam đang thực sự mong muốn đẩy mạnh việc huy động vốn từ mọi nguồn lực vào phát triển các dịch vụ xã hội hoá, trong đó có y tế.

Về thu phí và lệ phí: trong khi nghị định năm 1999 quy định các cơ sở y tế khám chữa bệnh ngoài công lập phải thu viện phí và các khoản khác theo quy định của Chính phủ và của cơ quan có thẩm quyền thì nghị định năm 2008 cho phép các cơ sở được tự quyết định mức thu trên cơ sở đảm bảo trang trải chi phí cần thiết cho quá trình hoạt động và có tích luỹ để đầu tư phát triển. Quy định này đã khuyến khích sự tự chủ của các cơ sở, đảm bảo các cơ sở xã hội hoá có lợi nhuân và vốn tích luỹ để tiếp tục phát triển. Đây chính là một trong những yếu tố rất quan trọng mà các nhà đầu tư nước ngoài tính đến khi quyết định đầu tư hoặc tái đầu tư tại Việt Nam.

b) Xây dựng cơ chế đầu tư và tổ chức quản lý

Đối với dịch vụ y tế, việc xây dựng một cơ chế quản lý đặc biệt, khác với cơ chế quản lý thông thường là một trong những nội dung quan trọng trong việc

xây dựng môi trường đầu tư. Bộ máy quản lý hoạt động đầu tư nước ngoài vào lĩnh vực y tế của Việt Nam có sự phối hợp giữa các Bộ ngành liên quan ở cấp Trung ương và Uỷ ban nhân dân ở các tỉnh. Việt Nam hiện đang xây dựng cơ chế đầu tư và tổ chức quản lý hoạt động đầu tư nước ngoài vào lĩnh vực xã hội hoá bao gồm dịch vụ y tế theo hướng ngày càng tăng cường chức năng, quyền hạn cho các cơ quan chức năng để đưa ra các quyết định kịp thời trước những yêu cầu của nhà đầu tư, đồng thời cũng có thể giám sát, quản lý một cách có hiệu quả hoạt động đầu tư vào dịch vụ y tế. Bộ máy này ngành càng phải tinh giản, gọn nhẹ, hạn chế đến mức thấp nhất tệ quan liêu, giấy tờ. Chính để thực hiện mục tiêu trên mà nước ta đã thực hiện việc phân cấp mạnh mẽ trong quản lý đầu tư nước ngoài xuống các địa phương kể từ năm 2005 và cơ chế một cửa. Theo đó, các Bộ và Uỷ ban nhân dân tỉnh có các chức năng, nhiệm vụ riêng nhưng vẫn có sự phối hợp theo hình thức thanh tra, báo cáo, hỗ trợ.

Nhiệm vụ của Bộ Y tế là cùng với Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh xây dựng quy

hoạch, kế hoạch sử dụng đất theo lĩnh vực và địa bàn; thực hiện quản lý thống nhất về nội dung, chương trình, số lượng, chất lượng dịch vụ y tế làm cơ sở cho việc tổ chức thực hiện và theo dõi, giám sát của các cấp, các ngành và toàn xã hội; tạo điều kiện về hợp tác quốc tế đối với cơ sở thực hiện xã hội hoá. Bên cạnh đó Bộ cũng có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thực hiện thanh tra, kiểm tra việc thực hiện các quy định của Nhà nước đối với cơ sở thực hiện xã hội hóa; xử lý các vi phạm theo quy định của pháp luật. Ngoài ra, Bộ cũng phối hợp với Bộ Tài chính, Bộ Nội vụ và các Bộ, ngành liên quan ban hành theo thẩm quyền, hoặc trình cấp có thẩm quyền quyết định các vấn đề liên quan đến quy định điều kiện thành lập, chuyển hình thức đầu tư và hoạt động đối với cơ sở y tế.

Ủy ban nhân dân cấp tỉnh sẽ chịu trách nhiệm xây dựng quy hoạch, quản

lý quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất theo đúng quy định của pháp luật hiện hành về đất đai; xây dựng kế hoạch đào tạo, sử dụng nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu thực hiện nhiệm vụ xã hội hóa. Đặc biệt chính quyền địa phương từ năm 2008 sẽ thực hiện công tác giải phóng mặt bằng, cũng như bồi thường, tái định cư trước

khi giao đất, cho thuê đất theo quy hoạch cho cơ sở thực hiện xã hội hóa. Căn cứ vào tình hình cụ thể của địa phương, Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh cũng có thẩm quyền ban hành các chế độ ưu đãi cụ thể nhằm khuyến khích, thúc đẩy, mở rộng các hình thức đầu tư nước ngoài để phát triển dịch vụ y tế; thực hiện nhiệm vụ giám sát, kiểm tra đối với các cơ sở y tế về việc quản lý sử dụng đất đai đúng mục tiêu, hiệu quả; thực hiện xử lý vi phạm theo quy định của pháp luật.

c) Duy trì môi trường chính trị xã hội ổn định

Việt Nam được cộng đồng quốc tế công nhận là một quốc gia có mức độ ổn định về mặt chính trị xã hội cao. Việt Nam đã, đang và sẽ tiếp tục duy trì sự ổn định này bằng nhiều cách nhằm tạo sức hấp dẫn hơn nữa của môi trường đầu tư, tạo ra lợi thế so sánh đối với các quốc gia khác trong khu vực và trên thế giới trong việc thu hút FDI. Cụ thể: Việt Nam luôn chú trọng đến các vấn đề xã hội như đảm bảo công bằng xã hội giữa các nhóm dân cư theo thu nhập, vùng địa lý, độ tuổi thông qua các chương trình phúc lợi xã hội; nhanh chóng giải quyết những bất ổn chính trị như bạo động, biểu tình; luật pháp chính sách thay đổi một cách thận trọng; luôn thể hiện thiện ý đối với người nước ngoài. Từ đó đã tạo được lòng tin của nhân dân và sự an tâm của nhà đầu tư.

2.2.1.3. Xúc tiến đầu tư vào lĩnh vực y tế

Đây là một trong những hoạt động đối ngoại quan trọng nhằm quảng bá hình ảnh, môi trường đầu tư trong lĩnh vực y tế cho các nhà đầu tư nước ngoài. Việt Nam tiến hành hoạt động này bao gồm các công việc sau:

a) xây dựng danh mục các dự án thu hút FDI vào phát triển dịch vụ y tế

Trong danh mục lĩnh vực ưu đãi đầu tư được ban hành kèm theo nghị định 108/2006/NĐ-CP, Y tế là một trong những lĩnh vực được hưởng ưu đãi nhiều nhất cho hầu hết các hoạt động liên quan đến ngành y tế bao gồm:

Danh mục dự án đặc biệt ưu đãi đầu tư:

•Sản xuất thiết bị y tế trong công nghệ phân tích và công nghệ chiết xuất trong y học; dụng cụ chỉnh hình, xe, dụng cụ chuyên dùng cho người tàn tật.

•Ứng dụng công nghệ tiên tiến, công nghệ sinh học để sản xuất thuốc chữa bệnh cho người đạt tiêu chuẩn GMP quốc tế; sản xuất nguyên liệu thuốc kháng sinh.

•Đầu tư xây dựng cơ sở cai nghiện ma tuý, cai nghiện thuốc lá.

•Đầu tư thành lập cơ sở thực hiện vệ sinh phòng chống dịch bệnh.

•Đầu tư thành lập trung tâm lão khoa, hoạt động cứu trợ tập trung, chăm sóc người tàn tật, trẻ mồ côi.

Danh mục dự án ưu đãi đầu tư:

•Sản xuất trang thiết bị y tế; xây dựng kho bảo quản dược phẩm; dự trữ thuốc chữa bệnh cho người đề phòng thiên tai, thảm hoạ, dịch bệnh nguy hiểm.

•Sản xuất thiết bị kiểm nghiệm độc chất trong thực phẩm.

•Nguyên liệu thuốc và thuốc phòng chống các bệnh xã hội, vắc xin, sinh phẩm y tế, thuốc từ dược liệu, thuốc đông y.

•Đầu tư xây dựng cơ sở thử nghiệm sinh học, đánh giá tính khả dụng của thuốc; cơ sở dược đạt tiêu chuẩn thực hành tốt trong sản xuất, bảo quản, kiểm nghiệm, thử nghiệm lâm sàng thuốc, nuôi trồng, thu hoạch, chế biến dược liệu.

•Phát triển nguồn dược liệu, sản xuất thuốc từ dược liệu; dự án nghiên cứu, chứng minh cơ sở khoa học của bài thuốc đông y và xây dựng tiêu chuẩn kiểm nghiệm thuốc đông y; khảo sát, thống kê các loại dược liệu làm thuốc; sưu tầm, kế thừa, ứng dụng các bài thuốc đông y; tìm kiếm, khai thác, sử dụng dược liệu mới.

•Thành lập bệnh viện dân lập, bệnh viện tư nhân.

Các dự án thuộc diện được ưu tiên trên sẽ được miễn thuế nhập khẩu đối với các hàng hoá nhập khẩu để tạo tài sản cố định như: thiết bị máy móc, nguyên liệu, vật tư để tạo ra máy móc, vật tư xây dựng trong nước chưa sản xuất được; và miễn thuế nhập khẩu 5 năm đầu đối với nguyên liệu, vật tư trong nước chưa sản xuất được để phục vụ quá trình sản xuất.

Như vậy, việc xây dựng danh mục các dự án khuyến khích đầu tư sẽ tạo sức thu hút lớn hơn đối với các nhà đầu tư nước ngoài, giúp họ dễ dàng nắm được chính sách ưu đãi đầu tư của Việt Nam vào lĩnh vực y tế. Thông qua đó, ta vừa quảng bá được hình ảnh môi trường đầu tư của đất nước, vừa hướng được dòng vốn đầu tư nước ngoài vào các lĩnh vực, nội dung phù hợp với mục tiêu phát triển chung của ngành và của cả nền kinh tế.

b) xây dựng các chương trình xúc tiến đầu tư nước ngoài hướng vào phát triển dịch vụ y tế

Các chương trình xúc tiến đầu tư vào ngành y tế bao gồm tổ chức các buổi

hội thảo về y tế trong và ngoài nước nhằm giới thiệu thị trường ngành y tế Việt

Nam tiềm năng cho các nhà đầu tư nước ngoài; tuyên truyền, phổ biến sức hấp dẫn của môi trường đầu tư. Cụ thể, trong những năm qua ta đã tổ chức nhiều cuộc hội thảo xúc tiến đầu tư vào các lĩnh vực của Việt Nam bao gồm cả ngành

Một phần của tài liệu Thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào ngành y tế của Việt Nam (Trang 27)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(103 trang)
w