Thống nhất nhận thức và quan điểm thu hút FDI vào phát triển ngành y tế.

Một phần của tài liệu Thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào ngành y tế của Việt Nam (Trang 69 - 74)

Việt Nam theo hình thức mới, chọn các dự án trọng điểm để vận động các tập đoàn cụ thể của Nhật Bản đầu tư.

Đối với Đài Loan, cùng với việc tiếp tục chú trọng thu hút các tập đoàn lớn cần coi trọng thu hút đầu tư của các xí nghiệp dược và thiết bị y tế vừa và nhỏ của Đài Loan vì quy mô vốn và trình độ kỹ thuật của các xí nghiệp vừa và nhỏ của Đài Loan lớn hơn nhiều so với xí nghiệp cùng loại của Việt Nam.

Cũng như các nhà đầu tư Nhật Bản, các nhà đầu tư Hàn Quốc chịu ảnh hưởng của những nhà đầu tư đi trước, vì vậy, cần có biện pháp tích cực hỗ trợ các nhà đầu tư hiện đang kinh doanh ở Việt Nam, tạo tác động tích cực với các nhà đầu tư mới.

Đối với Singapore, định hướng trong những năm tới là tăng cường hợp tác phát triển y tế thông qua các diễn đàn trao đổi kinh nghiệm, các chương trình hợp tác xúc tiến đầu tư.

3.4. CÁC GIẢI PHÁP.

Để tiếp tục thu hút, thúc đẩy giải ngân và nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn vốn FDI vào ngành y tế trong những năm tiếp theo, ta cần ưu tiên triển khai một số giải pháp như sau:

3.4.1. Thống nhất nhận thức và quan điểm thu hút FDI vào phát triển ngành y tế. ngành y tế.

Trước khi Việt Nam gia nhập WTO, phần đông người dân và cả những người hoạt động trong ngành y tế đều coi ngành này là một ngành phúc lợi xã hội, hoạt động theo nguyên tắc phi thương mại. Tuy nhiên, trong quá trình đàm phán gia nhập WTO, Việt Nam đã cam kết thực hiện Hiệp định chung về thương mại dịch vụ đối với tất cả 12 ngành dịch vụ, trong đó có y tế. Như vậy, ngày nay ta cần nhìn nhận y tế là một hoạt động thương mại, và hoạt động này cần được tự do hoá. Mặc dù trong các văn bản quy phạm pháp lý hiện hành, y tế là ngành

được khuyến khích đầu tư, tuy nhiên phía Việt Nam vẫn mang tâm lý rụt rè,chưa yên tâm với việc thu hút nguồn vốn đầu tư nước ngoài vào lĩnh vực này, đặc biệt là xây dựng bệnh viện. Ngày nay, ngành y tế còn dư địa rất lớn để kêu gọi đầu tư, và nó cùng các ngành khác như giáo dục, văn hoá, ngân hàng, tài chính, … tạo động lực thúc đẩy các ngành khác phát triển. Do vậy, để tận dụng triệt để các cơ hội thu hút đầu tư nước ngoài, cũng như thực hiện quản lý nguồn vốn và dự án một cách chặt chẽ, các cơ quan chức năng cũng như những người hoạt động trong ngành y tế cần nhận thức rõ, và thống nhất quan điểm từ trên xuống dưới trong việc thu hút FDI vào ngành này.

Trước nay, Việt Nam vẫn chưa chú trọng, chưa đề cao vai trò của hoạt động thu hút FDI nhằm phát triển ngành y tế, do đó các công tác xúc tiến, cải thiện môi trường đầu tư trong ngành này vẫn chưa được làm một cách tích cực nhất. Đó chính là một trong những nguyên nhân dẫn đến kết quả thu hút khiêm tốn như trong chương trước đã trình bày. Trong giai đoạn tiếp theo, việc coi trọng ngành y tế như một ngành mũi nhọn để thu hút FDI là một việc làm cần thiết để cải thiện tình trạng hiện nay.

3.4.2. Nhóm giải pháp về luật pháp chính sách

Hiện nay, số lượng các văn bản pháp luật liên quan đến việc quản lý nguồn vốn FDI trong ngành y tế của Việt Nam còn chưa nhiều, đó là còn chưa nói đến vẫn còn thiếu nhiều văn bản quy định về những vấn đề cụ thể của vốn đầu tư nước ngoài nói chung. Điều này gây khó khăn cho các nhà đầu tư nước ngoài khi tiếp cận vào thị trường, vùng miền, hình thức đầu tư mới ở Việt Nam trong ngành y tế. Việc cải thiện hệ thống luật pháp chính sách là hết sức cấp thiết, nhưng nếu thay đổi quá nhanh chóng, không có bước đi dần dần, hợp lý sẽ có thể gây tâm lý hoang mang cho nhà đầu tư. Vậy, nhóm giải pháơ về luật pháp chính sách một mặt cần thực hiện một cách đồng bộ, hiệu quả, mặt khác phải thận trọng, và làm từng bước.

Thứ nhất là cần tiếp tục rà soát pháp luật, chính sách về đầu tư, kinh doanh nói chung và trong ngành y tế nói riêng để sửa đổi các nội dung không

đồng bộ, thiếu nhất quán, bổ sung các nội dung còn thiếu và loại bỏ các điều kiện áp dụng ưu đãi đầu tư không phù hợp với cam kết của WTO. Cụ thể là:

i) Ban hành các văn bản hướng dẫn về cơ chế hậu kiểm, giám sát, quản lý đối với dự án FDI theo Luật đầu tư 2005 và Nghị định 108 nhằm giúp các cơ quan quản lý địa phương đỡ lúng túng trong việc thực thi chức năng quản lý nhà nước của mình.

ii) Sớm nghiên cứu và ban hành các văn bản pháp luật quy định chi tiết các vấn đề liên quan đến các hình thức đầu tư mới tại Việt Nam để giúp nhà đầu tư dễ dàng hơn trong việc áp dụng. Đó là các quy định về mua cổ phần, nắm giữ cổ phần, ban quản trị, quản lý cổ đông,… đối với các hình thức đầu tư: M&A, công ty mẹ - con, công ty cổ phần có chi nhánh nước ngoài,… Trên cơ sở đó, các nhà đầu tư nước ngoài trong ngành y tế sẽ mạnh dạn đầu tư theo nhiều hình thức mới với số vốn lớn hơn, đồng thời cũng khuyến khích nhà đầu tư mới đầu tư vào ngành y tế Việt Nam.

ii) Công tác quản lý nhà nước không chỉ riêng trong ngành y tế luôn kêu gọi sự phối hợp chặt chẽ, hợp lý giữa các cơ quan chức năng trong việc quản lý vốn đầu tư nước ngoài. Tuy nhiên, thực tế công tác phối hợp giữa các Bộ ban ngành, giữa trung ương với địa phương vẫn còn nhiều bất cập, một phần là do ta còn thiếu những văn bản pháp luật quy định cụ thể về vấn đề này. Vậy việc làm trước mắt là phải xây dựng các văn bản pháp lý về cơ chế phối hợp giữa các cơ quan chức năng (ví dụ: cơ chế phối hợp giữa Bộ Y tế và Bộ KH&ĐT, phối hợp giữa Bộ Y tế và Sở Y tế, Sở Kế hoạch đầu tư cấp tỉnh…).

iii) Đối với ngành y tế nói riêng, hiện nay vẫn còn rất ít các văn bản liên quan đến việc thu hút FDI vào phát triển ngành này. Trong khi nhu cầu đầu tư nước ngoài vào ngành y tế của Việt Nam đang ngày càng tăng, đặc biệt trong những năm tới. Do đó, nhà nước cần chú trọng hơn đến việc xây dựng hệ thống pháp lý cho hoạt động này, cụ thể là cần quy định cụ thể cho từng lĩnh vực trong ngành bao gồm: khám

chữa bệnh, sản xuất dược phẩm, sản xuất thiết bị y tế, vì mỗi một lĩnh vực lại có những đặc điểm và nhu cầu riêng biệt, cần những chính sách riêng phù hợp.

Thứ hai, sửa đổi các quy định còn bất cập, chưa rõ ràng liên quan đến thủ tục đầu tư và kinh doanh trong ngành y tế.

i) Nhanh chóng tiến hành dịch hệ thống phân ngành chi tiết của Liên hợp quốc và công bố chính thức bằng tiếng Việt để việc áp dụng nghị định về mã ngành được thực hiện một cách đồng bộ theo quyết định 10/QĐ-TTg ngày 23/01/2007 của Thủ tướng Chính phủ.

ii) Cần tiến hành ban hành và sửa đổi các quy định liên quan đến chất lượng và giá cả dịch vụ y tế và sản phẩm y tế cho phù hợp. Đưa ra hệ thống tiêu chuẩn đáng giá chung theo hệ thống tiêu chuẩn của Liên Hợp quốc. Hiện nay, đối với dược phẩm đã có tiêu chuẩn GMP, nhưng đối với thiết bị y tế chính xác thì hiện vẫn chưa áp dụng tiêu chuẩn nào. Mặt khác, để đảm bảo quyền lợi cho người dân, nhà nước cần có cơ chế giám sát chặt chẽ đối với việc quy định viện phí, giá thuốc tránh tình trạng các cơ sở y tế có vốn đầu tư nước ngoài lợi dụng danh tiếng để tăng giá bất hợp lý nhằm thu lợi.

Thứ ba, vốn giải ngân và vốn thực hiện đối với các dự án FDI trong ngành y tế vốn đã rất cao so với nhiều ngành nghề khác, tuy nhiên, việc thúc

đẩy giải ngân vẫn cần được quan tâm, chú trọng nhằm đảm bảo nguồn vốn thực sự cho phát triển ngành y tế đất nước. Cụ thể: nhà nước cần tiếp tục nghiên cứu và áp dụng các chính sách ưu đãi, khen thưởng, hỗ trợ và tạo điều kiện thuận lợi nhất cho hoạt động giải ngân của các dự án.

3.4.3. Nhóm giải pháp về cải thiện cơ sở hạ tầng

Như chương trước đã phân tích, hệ thống cơ sở hạ tầng của Việt Nam đang xuống cấp trầm trọng, hệ thống giao thông, điện, nước chưa đáp ứng được nhu cầu sản xuất và xuất khẩu của các doanh nghiệp. Bên cạnh đó, nước ta cũng còn thiếu những công nghệ, kỹ thuật hiện đại để xây dựng, lắp đặt các xưởng sản

xuất dược, thiết bị y tế hoặc bệnh viện theo yêu cầu của nhà đầu tư nước ngoài, nên những yếu tố đó ta phải nhập khẩu. Điều này vô hình chung lại làm tăng chi phí đầu tư tại Việt Nam và có khả năng sẽ làm mất đi lợi thế so sánh của môi trường đầu tư nước ta là nguồn lao động rẻ, nhu cầu y tế lớn. Do vậy, cải thiện cơ sở hạ tầng là việc là vô cùng cấp thiết.

Trước hết ta cần tiến hành nâng cấp cơ sở vật chất hàng loạt các bệnh viện, cơ sở y tế ở cả tuyến trung ương và địa phương nhằm thu hút công nghệ

chuẩn trị tiên tiến hiện đại thông qua nguồn vốn FDI. Thật vậy, các nhà đầu tư nước ngoài sẽ quan tâm hơn đến việc đầu tư liên doanh liên kết với các bệnh viện có cơ sở vật chất tương đối tốt ở Việt Nam. Giải pháp này sẽ mang đến 2 ưu điểm sau: i) nâng cao chất lượng khám chữa bệnh, dịch vụ chăm sóc sức khoẻ ở Việt Nam thông qua nguồn vốn, công nghệ, y bác sĩ, chuyên gia nước ngoài và đồng thời đội năng lực của ngũ y bác sỹ Việt Nam làm việc trong các bệnh viện có vốn đầu tư nước ngoài cũng được phát triển. ii) người dân sẽ dễ dàng hơn trong việc tiếp cận những dịch vụ y tế tại các bệnh viện FDI bởi chi phí khám chữa phải chăng hơn so với bệnh viện 100% vốn nước ngoài, và các bệnh viện FDI liên kết này cũng phân bố trên địa bàn rộng hơn ngoài các thành phố lớn. Ngoài việc nâng cấp các bệnh viện trong nước, ta cũng nên chú trọng cải thiện cơ sở vật chất của các bệnh viện FDI đã được thành lập từ lâu để khuyến khích nước ngoài tiếp tục đưa vốn và công nghệ vào các cơ sở này. Trong tương lai, để thu hút được nguồn vốn lớn, công nghệ chuẩn trị hiện đại nhất thế giới thì việc khuyến khích xây dựng các bệnh viện, cơ sở y tế 100% vốn nước ngoài cũng là vô cùng quan trọng.

Đối với nâng cấp và phát triển cơ sở vật chất trong ngành y tế thì việc thu hút vốn ODA là hết sức quan trọng. Bởi đây là nguồn vốn ưu đãi với mục đích

hỗ trợ phát triển môi trường đầu tư của các quốc gia đang phát triển hoặc vì mục đích nhân đạo. Do đó, nguồn ODA sẽ giúp cải thiện chất lượng cơ sở vật chất ngành y tế trong nước đồng thời nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn vốn FDI. Bên cạnh nguồn ODA từ các tổ chức quốc tế, các tổ chức phi chính phủ, ta cần (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

hướng hoạt động thu hút ODA vào những quốc gia có nhiều dự án FDI đầu tư vào ngành y tế của Việt Nam, đặc biệt là Nhật Bản.

Một phần của tài liệu Thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào ngành y tế của Việt Nam (Trang 69 - 74)