Về môi trường đầu tư

Một phần của tài liệu Thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào ngành y tế của Việt Nam (Trang 43 - 44)

Qua quá trình học tập kinh nghiệm của các quốc gia khác và thực tiễn của đất nước mình trong hoạt động thu hút FDI, môi trường đầu tư của Việt Nam đã từng bước được cải thiện.

Chính sách ưu đãi đầu tư ngày càng thông thoáng hơn. Đặc biệt đối với ngành y tế - ngành hiện đang được nhà nước khuyến khích đầu tư, các quy định thường thể hiện sự hỗ trợ cao nhất của nhà nước đối với chủ đầu tư. Điều này được thể hiện thông qua một loạt các văn bản pháp luật, nghị định như: Luật Đầu tư chung năm 2005, Nghị định 108/2006/NĐ-CP về hướng dẫn thi hành Luật đầu tư năm 2005, Nghị định 69/2008/NĐ-CP về ưu đãi các hoạt động trong lĩnh vực văn hoá, giáo dục, thể thao, y tế, môi trường, Luật thuế xuất nhập khẩu năm 2006, Luật thuế thu nhập doanh nghiệp năm 2008, và nhiều văn bản khác. Tựu chung lại, các quy định của Việt Nam được sửa đổi, bổ sung nhằm mục đích tăng cường thu hút đầu tư trong ngoài nước, tạo môi trường đầu tư thuận lợi hơn và mang tính quốc tế hoá cao phù hợp với các cam kết với WTO hay AFTA. Bên cạnh đó, các địa phương cũng đã có thẩm quyền đưa ra các chính sách ưu đãi riêng phù hợp với điều kiện và quy hoạch của địa phương cũng như của cả nước. Do đó, những ưu đãi dành cho nhà đầu tư nước ngoài không những được mở rộng mà còn phong phú hơn, tạo điều kiện cho nhà đầu tư có thể lựa chọn địa bàn đầu tư phù hợp với tình hình doanh nghiệp mình.

Môi trường chính trị - xã hội luôn được giữ ổn định là một trong những

thành công lớn nhất của Việt Nam trong nỗ lực tạo lập một môi trường đầu tư hấp dẫn. Ngoài việc được cộng đồng quốc tế công nhận, Việt Nam còn được tổ chức Tư vấn rủi ro kinh tế và chính trị PERC tại Hồng Kông đánh giá đất nước nền chính trị - xã hội ổn định nhất so với các quốc gia đang phát triển trong khu vực.

Một phần của tài liệu Thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào ngành y tế của Việt Nam (Trang 43 - 44)