Nhóm giải pháp về nguồn nhân lực: quản lý dự án, chuyên gia kỹ thuật, y

Một phần của tài liệu Thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào ngành y tế của Việt Nam (Trang 74 - 76)

thuật, y bác sĩ

Theo Biểu 2.5: xếp hạng mức độ quan trọng của các yếu tố tác động đến quyết định đầu tư, đảm bảo cung ứng tốt nguồn nhân lực là yếu tố quan trọng thứ 2 sau vấn đề cơ sở hạ tầng khiến nhà đầu tư sẵn sàng đầu tư vào một khu vực nào đó. Đối với Việt Nam, chất lượng nguồn nhân lực là điểm yếu nhất gây tâm lý ngần ngại cho nhà đầu tư nước ngoài, bởi họ sẽ phải tính thêm cả chi phí đào tạo lại lao động trong tổng chi phí cho dự án. Nếu không muốn đào tạo lại, họ phải thuê lao động nước ngoài, nhưng chi phí này sẽ còn lớn hơn nữa. Theo thống kê của Bộ Lao động, hiện nay trong khu vực FDI ở Việt Nam mới chỉ có 40% lao động đã qua đào tạo. Riêng đối với ngành y tế, chất lượng nguồn nhân lực là vấn đề sống còn, bởi một bác sĩ không đủ kiến thức thì không thể khám chữa bệnh hiệu quả, một y tá không qua đào tạo cũng không thể chăm sóc người bệnh tốt nhất, hay một dược sĩ không đủ trình độ cũng thể chế tạo ra các loại thuốc đạt tiêu chuẩn, thậm chí còn không thể vận hành dây chuyền sản xuất và đánh giá chất lượng thuốc hoặc thiết bị y tế… Tóm lại, Việt Nam chắc chắn phải cải thiện vấn đề nguồn nhân lực nếu không muốn nguồn vốn FDI nói chung và trong ngành y tế nói riêng trong tương lai ngày càng giảm và hiệu quả sử dụng cũng không cao.

Thứ nhất, muốn nâng cao trình độ lực lượng lao động, trước hết cần có sự đầu tư đúng mức vào ngành giáo dục đào tạo ngành y. Trước nay, các

trường đại học, cao đẳng, trung cấp y, dược ở Việt Nam vốn đã được hưởng nhiều đãi ngộ, ưu tiên. Tuy nhiên, vấn đề quan trọng hơn là phải đổi mới phương thức giảng dạy, thực hành; đầu tư vào cơ sở vật chất, giúp sinh viên sớm tiếp cận với công nghệ, kỹ thuật chuẩn trị tiên tiến thế giới. Việc này không thể chị dựa vào một mình ngân sách nhà nước mà có thể làm tốt được mà cần tăng cường thu hút các nguồn vốn tư nhân, FDI, ODA vào hỗ trợ và phát triển dịch

vụ giáo dục trong nước. Điều này là hết sức quan trọng bởi những dự án của nước ngoài đầu tư bao giờ cũng kèm theo không những vốn lớn mà cả chuyên gia và công nghệ hiện đại. Bên cạnh đó, Nhà nước cũng có thể cấp nhiều học bổng du học và thực tập ở nước ngoài cho sinh viên, y bác sỹ, dược sỹ…

Thứ hai, tình trạng “chảy máu chất xám” trong ngành y tế diễn ra do các

y bác sĩ có trình độ chuyên môn giỏi, giàu kinh nghiệm chuyển sang làm việc cho các bệnh viện có vốn đầu tư nước ngoài, dẫn đến tình trạng phân hoá, bất công xã hội giữa các tầng lớp dân cư có thu nhập khác nhau. Chính vì đa số người nghèo sẽ không được hưởng những dịch vụ chăm sóc sức khoẻ tốt nhất nên tính xã hội hoá của ngành y tế Việt Nam bị ảnh hưởng nghiêm trọng do sự xuất hiện ngày càng nhiều của các bệnh viện FDI. Vậy, để hạn chế tác động tiêu cực này của nguồn vốn FDI vào ngành y tế Việt Nam, ta cần “giữ chân” những người tài giỏi trong các cơ sở y tế nhà nước thông qua việc tăng cường chế độ đãi ngộ, mức lương thoả đáng, khen thưởng, tạo cơ hội cho họ phát triển năng lực, cử đi du học nước ngoài,…

Thứ ba, bên cạnh việc phát triển năng lực của đội ngũ y bác sỹ, dược sỹ, ta cũng cần chú ý phát huy đạo đức nghề nghiệp của họ. Nói chung ở Việt

Nam hiện nay so với nhiều nước trên thế giới, lương tâm và đạo đức nghề nghiệp trong ngành y tế vẫn ở mức cao, và càng là những y bác sỹ ở các vùng sâu vùng xa, vùng nghèo khổ thì hầu hết đều có y đức cao. Tuy nhiên, dấu hiệu tiêu cực về đạo đức nghề nghiệp trong ngành y tế hiện nay lại ngày càng trở nên trầm trọng đặc biệt ở các thành phố lớn, cả bệnh viện trong nước và bệnh viện FDI. Do đó, đi đôi với giáo dục, tuyên truyền, các bệnh viện cần có chế độ lương bổng thoả đáng để tạo động lực cho các bác sỹ phát huy hết khả năng của mình và tránh xa tiêu cực. Bên cạnh đó, nhà nước cũng có thể đưa ra các quy định xử phạt nghiêm minh đối với những hành vi vi phạm đạo đức nghề nghiệp trong ngành y tế.

Một phần của tài liệu Thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào ngành y tế của Việt Nam (Trang 74 - 76)