Nguyên nhân của những tồn tại, hạn chế

Một phần của tài liệu Thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào ngành y tế của Việt Nam (Trang 59 - 61)

Những tồn tại, hạn chế trên nảy sinh và ngày càng có xu hướng nghiêm trọng là do một số các nguyên nhân chính sau đây:

Một là quan điểm, tư duy của những người làm chính sách nói chung và những người làm trong ngành y tế nói riêng còn chậm đổi mới so với quá trình hội nhập. Khi gia nhập WTO Việt Nam đã cam kết mở cửa thị trường dịch vụ,

trong đó có ngành y tế, tức là ta cần coi y tế là một ngành dịch vụ trong hoạt động thương mại, chứ không chỉ đơn thuần là một ngành phúc lợi xã hội. Tuy nhiên, tư tưởng hiện nay ở Việt Nam vẫn chần chừ, do dự đối với việc tiếp nhận FDI vào ngành y tế. Các cơ quan ban ngành quản lý, cơ quan xúc tiến đầu tư trong ngoài nước của ta cũng chưa có sự quan tâm đúng mức đến việc thúc đẩy thu hút nguồn vốn FDI vào phát triển ngành y tế. Dù rằng bản thân nguồn vốn FDI vào ngành y tế cũng có những tác động không mong muốn đến kinh tế - xã hội nước ta, song ta cần đối mặt với khó khăn thách thức để vượt qua nó, chứ không phải tránh né nó để tuột mất cơ hội. Như vậy, quan điểm của Việt Nam đối với thu hút FDI vào ngành y tế vẫn chưa theo hướng vừa thu hút vừa đề phòng và khắc phục khó khăn. Điều này chi phối rất lớn đến việc hoạch định chính sách, luật pháp, xúc tiến đầu tư và các hoạt động khác liên quan đến thu hút đầu tư nước ngoài vào phát triển ngành y tế Việt Nam.

Hai là hệ thống luật pháp, chính sách của nước ta chưa hoàn thiện, chưa đồng bộ. Đặc biệt đối với việc ưu đãi đầu tư vào ngành y tế - là một lĩnh vực

mới ở Việt Nam nên hệ thống luật, chính sách còn ít, chưa cụ thể nên khó áp dụng. Cụ thể là: ta mới có nghị định 69/2008/NĐ-CP về ưu đãi đầu tư các ngành xã hội hoá trong đó có y tế, các ưu đãi khác đối với ngành y tế thì được quy định rải rác trong một số văn bản pháp quy khác. Việc nhà đầu tư nước ngoài khó nắm bắt được luật pháp, chính sách ưu đãi đã dẫn đến kết quả thu hút FDI vào ngành y tế khiêm tốn như vậy. Ngoài ra, năng lực của các cơ quan và cán bộ quản lý nhà nước vẫn còn nhiều vấn đề, đặc biệt ở cấp địa phương. Vậy nên mới xảy ra tình trạng văn bản pháp lý từ trung ương đã rất rõ ràng và ưu đãi nhưng

khi xuống đến các tỉnh thực hiện thì lúng túng gây khó khăn cho nhà đầu tư nước ngoài làm mất đi ý nghĩa của những chính sách ưu đãi.

Ba là cơ sở vật chất thiếu thốn, lạc hậu và đội ngũ nhân lực y bác sỹ, dược sỹ có trình độ cao còn ít. Do đó, không những chất lượng khám chữa bệnh trong

nước không cao, còn nhiều người dân không tiếp cận được với các dịch vụ chăm sóc sức khoẻ mà nhà đầu tư nước ngoài cũng ngần ngại khi đầu tư vào ngành y tế của Việt Nam. Trong những năm qua, nước ta đang không ngừng nâng cấp và cải thiện cơ sở hạ tầng cũng như tăng cường đào tạo nguồn nhân lực, song đối với ngành y tế thì vẫn chưa thực sự được quan tâm nên tình trạng cơ sở vật chất của các bệnh viện ngày càng xuống cấp trầm trọng, nguồn lực y bác sỹ, dược sỹ hàng năm đều tăng lên song vẫn chưa đủ và vẫn thiếu nhiều người có trình độ cao, dày dạn kinh nghiệm.

Bốn là hoạt động xúc tiến đầu tư vào ngành y tế Việt Nam ở cả trong và ngoài nước còn nhiều bất cập. Một mặt các cơ quan xúc tiến đầu tư chưa có

nhiều kinh nghiệm trong việc quảng bá hình ảnh để thu hút FDI vào ngành y tế, mặt khác các cơ quan này cũng chưa thực sự quan tâm, chưa có sự đầu tư thích đáng để hấp dẫn thêm nhà đầu tư nước ngoài vào ngành y tế Việt Nam. Các cơ quan này chưa thực hiện việc tổng kết, hệ thống hoá các quy định, ưu đãi đầu tư đối với ngành y tế, cũng như chưa tích cực giúp đỡ để nhà đầu tư nước ngoài có thể dễ dàng nắm bắt và tiếp cận thị trường ngàng y tế Việt Nam. Ngoài ra, việc phối hợp giữa các cơ quan xúc tiến đầu tư trong ngoài nước cũng chưa phát huy được tác dụng.

Trên đây là một số nguyên nhân cơ bản dẫn đến những tồn tại, hạn chế mà Việt Nam còn mắc phải trong quá trình thu hút vốn FDI vào phát triển ngành y tế. Trên cơ sở những nguyên nhân này, ta sẽ đề xuất định hướng và các giải pháp nhằm tăng cường thu hút nhưng vẫn hạn chế được các tác động tiêu cực của nguồn vốn FDI vào ngành y tế đến nền kinh tế - xã hội của Việt Nam.

Chương 3

NHỮNG GIẢI PHÁP NHẰM TĂNG CƯỜNG THU HÚT FDI

Một phần của tài liệu Thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào ngành y tế của Việt Nam (Trang 59 - 61)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(103 trang)
w