0
Tải bản đầy đủ (.doc) (103 trang)

Những tồn tại, hạn chế

Một phần của tài liệu THU HÚT ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI (FDI) VÀO NGÀNH Y TẾ CỦA VIỆT NAM (Trang 48 -59 )

2.3.2.1. Về môi trường đầu tư.

Xét về quan điểm, tư tưởng, ngay những nhà hoạt động trong lĩnh vực y tế và lĩnh vực thu hút FDI vẫn chưa thực sự coi trọng nguồn vốn FDI đầu tư vào phát triển ngành y tế. Bởi trước nay, ta vẫn cho rằng đây là ngành phúc lợi xã

hội cần do ngân sách nhà nước và viện trợ trang trải chủ yếu. Chính quan niệm như vậy đã ảnh hưởng không nhỏ đến việc hoạch định luật pháp chính sách cũng như xúc tiến đầu tư vào ngành y tế.

Luật pháp chính sách tuy đã được cải thiện nhiều nhưng vẫn còn nhiều bất cập và chưa thực sự chú trọng việc tăng cường thu hút FDI vào ngành y tế.

Cụ thể là các quy định liên quan và hướng dẫn thực thi các chính sách ưu đãi, khuyến khích đầu tư vào các lĩnh vực của ngành y tế vẫn ít vào thiếu. Các văn bản pháp luật như: Luật thuế xuất nhập khẩu, Luật thuế thu nhập doanh nghiệp, Luật Đầu tư tuy có thể hiện sự ưu đãi đối với đầu tư vào ngành y tế song còn chung chung, chưa cụ thể hoá đối với từng lĩnh vực ngành y khiến cho các nhà đầu tư nước ngoài gặp khó khăn trong việc nắm bắt và tiếp cận. Ngoài ra, hệ thống luật pháp, chính sách về đầu tư, kinh doanh nói chung vẫn còn một số điểm thiếu đồng bộ và nhất quán giữa các luật chung và luật chuyên ngành. Vì vậy, trên thực tế vẫn tạo ra các cách hiểu khác nhau gây rất nhiều khó khăn cho việc xem xét cấp giấy chứng nhận đầu tư cũng như hướng dẫn các doanh nghiệp không chỉ trong ngành y tế mà tất cả các ngành khác xử lý các vấn đề phát sinh trong quá trình triển khai dự án (hầu hết các địa phương đều gặp phải vấn đề này). Điển hình như một số quy định sau:

(1) Các quy định về mã ngành được thực hiện theo quyết định 10/QQĐ- TTg ngày 23/01/2007 của Thủ tướng Chính phủ, trong khi hệ thống phân ngành của Liên hợp quốc vẫn chưa được dịch và công bố chính thức bằng tiếng Việt.

(2) Quy định về thủ tục đăng ký thành lập doanh nghiệp của tổ chức, cá nhân nước ngoài lần đầu tiên thành lập doanh nghiệp tại Việt Nam theo Nghị định 139/2007/NĐ-CP hướng dẫn chi tiết thi hành một số điều Luật doanh nghiệp: nếu tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài không quá 49% vốn điều lệ thì thủ tục thành lập doanh nghiệp thực hiện như đối với doanh nghiệp trong nước (doanh nghiệp có thể đăng ký kinh doanh mà không cần dự án đầu tư). Quy định này dẫn đến một số doanh nghiệp khi thành lập cố tình hạ tỷ lệ góp vốn của bên nước ngoài xuống dưới 49% để thành lập doanh nghiệp mà không

cần dự án đầu tư.

(3) Quy định đối với một số ngành, lĩnh vực đầu tư có điều kiện còn chưa rõ ràng. Ví dụ, Điều 87 Nghị định 108/2006/NĐ-CP áp dụng đối với nhà đầu tư nước ngoài đầu tư trong lĩnh vực giáo dục đào tạo, y tế và các lĩnh vực khác có tác động đến công cộng, Thủ tướng Chính phủ quy định về việc ký quỹ, bảo hiểm khách hàng, nhưng đến nay vẫn chưa có văn bản nào hướng dẫn về vấn đề này.

Ngoài ra, về luật pháp, chính sách đối với đầu tư nước ngoài vào Việt Nam như thuế, bất động sản, lao động…vẫn còn nhiều bất cập, nhiều quy định thiếu, nhiều quy định có nhưng không đồng bộ đã không chỉ gây khó khăn cho việc thực hiện các dự án đầu tư đã được cấp giấy phép mà còn hạn chế khả năng thu hút vốn FDI của nước ta.

Cơ sở hạ tầng là một trong những điểm yếu kém nhất của Việt Nam gây ra tâm lý ngần ngại của các nhà đầu tư nước ngoài. Trong một cuộc điều tra

lấy ý kiến các doanh nghiệp ở Việt Nam về mức độ quan trọng của các yếu tố tác động đến quyết định đầu tư do USAID thực hiện năm 2004, hầu hết các nhà đầu tư đều đồng ý rằng cơ sở hạ tầng là yếu tố đầu tiên và quan trọng nhất trong quá trình lựa chọn địa điểm đầu tư của họ (biểu 2.5). Trên thực tế, cơ sở hạ tầng của Việt Nam đặc biệt trong ngành y tế đang xuống cấp trầm trọng. Nhiều cơ sở y tế được thành lập từ rất lâu, kể cả các cơ sở có vốn đầu tư nước ngoài như bệnh viện Việt - Đức, Việt Nam – Balan không được nâng cấp, cải thiện cơ sở vật chất trang thiết bị, giường bệnh,… Do đó, nhà đầu tư nước ngoài khi đầu tư vào nước ta sẽ chủ yếu đầu tư mới; thậm chí cũng không đầu tư thêm vào các bệnh viện FDI cũ. Vì vậy, tình trạng cơ sở hạ tầng trong ngành y tế khó mà có thể cải thiện một cách rộng rãi, đồng bộ nhờ nguồn vốn FDI. Ngoài ra, nguồn nước sạch, đảm bảo tiêu chuẩn vệ sinh cho các dự án ngành y tế cũng là một vấn đề lớn. Do đặc thù của ngành nên các hoạt động đặc biệt là sản xuất thuốc chữa bệnh, dụng cụ y tế đòi hỏi phải có nguồn nước ổn định và đảm bảo vệ sinh; song

công nghệ lọc nước của Việt Nam còn kém, không những thế các nguồn nước từ sông, hồ, nước ngầm ít nhiều đều đã ô nhiễm.

Biểu 2.5. Xếp hạng mức độ quan trọng của các yếu tố tác động đến quyết định đầu tư.

2 3 4 5

Địa điểm đầu tư này đơn giản là nơi cư ngụ của tôi Tiếp cận dễ dàng với các phương tiện cảng, sân bay Tiếp cận các nguồn trợ cấp tín dụng Ưu đãi tín dụng (quy định của địa phương) Ưu đãi về đất (quy định của chính phủ TW) Ưu đãi về đất theo quy định của địa phương Ưu đãi tín dụng (quy định của TW) Ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp Cách cư xử của quan chức địa phương Các quy định của chính quyền địa phương Tiếp cận với thị trường tiêu thụ nội địa Tiếp cận nguyên liệu, sản phẩm trung gian Đảm bảo cung ứng tốt nguồn nhân lực Đảm bảo cơ sở hạ tầng tốt

(Nguồn: báo Nghiên cứu chính sách VNCI số 2 - tháng 3/2005)

Tình trạng thiếu hụt nguồn nhân lực y bác sĩ giỏi, giàu kinh nghiệm, dược sĩ có khả năng nghiên cứu sản xuất thuốc, y tá được đào tạo bài bản đáp

ứng yêu cầu của nhà đầu tư nước ngoài hiện đang diễn ra phổ biến. Sở dĩ có tình trạng này là do i) nền giáo dục y học của Việt Nam vẫn còn nhiều bất cập; ii) trình độ nghiên cứu, sáng chế, thậm chí là tiếp nhận khoa học công nghệ hiện đại còn hạn chế. Do đó, khi quyết định có đầu tư vào Việt Nam hay không, các nhà đầu tư sẽ phải tính đến cả chi phí hoặc là đào tạo lại nhân lực của Việt Nam, hoặc thuê chuyên gia, bác sĩ và lao động nước ngoài.

Chính vì những yếu kém về môi trường đầu tư như trên mà đầu tư nước ngoài vào ngành y tế của Việt Nam còn rất hạn chế cả về kết quả thu hút và triển khai thực hiện dự án.

2.3.2.2. Về kết quả thu hút

Mặc dù đã đạt được nhiều tiến bộ so với trước, nhưng vốn FDI đầu tư vào

ngành y tế Việt Nam nhìn chung còn ít cả về số lượng dự án và vốn đầu tư,

chiếm 1,52% số dự án và 0,62% số vốn FDI của cả nền kinh tế. Quy mô thu hút được như vậy là còn rất nhỏ so với nhu cầu và tiềm năng thu hút của ngành, chủ yếu là do tính chất phúc lợi xã hội của ngành nên Việt Nam thực hiện bảo hộ ngành này tương đối chặt và lâu và mởi chỉ bắt đầu mở rộng cửa đón các nhà đầu tư nước ngoài mấy năm trở lại đây.

Về hình thức đầu tư cũng chưa phong phú, các dự án mới chỉ tập trung ở 3

hình thức là 100% vốn nước ngoài, BCC, liên doanh, trong đó chủ yếu là 100% vốn nước ngoài. Thực tế là nhiều hình thức đầu tư khác có những điểm thuận lợi hơn các hình thức trên nhưng lại chưa phát triển ở Việt Nam như: công ty cổ phần có vốn đầu tư nước ngoài, công ty mẹ - con, chi nhánh công ty nước ngoài, M&A… Các nhà đầu tư vẫn ngần ngại trong việc áp dụng các hình thức đầu tư trên một phần do hệ thống luật pháp chính sách của Việt Nam còn thiếu, chưa đồng bộ khiến các nhà đầu tư gặp khó khăn trong việc áp dụng. Ví dụ: hình thức M&A đang bắt đầu phát triển ở Việt Nam và trong tương lai sẽ có thể chiếm tỷ trọng lớn, song các quy định liên quan đến hình thức này mới chỉ dừng lại ở khung pháp lý và vẫn thiếu những văn bản pháp lý chuyên biệt, quy định cụ thể cho hình thức này.

Hộp 2.2. M&A ở Việt Nam cần nhiều hơn một khung pháp lý

Ông Đặng Thế Đức – Luật sư điều hành Công ty Luật Indochina Cousel cho biết: Những vấn đề thuộc lĩnh vực pháp lý như các hình thức trong giao dịch M&A, khung pháp lý hiện hành về M&A, việc thực hiện M&A theo pháp luật Việt Nam, thẩm định và điều tra, đàm phán và soạn thảo hợp đồng M&A…là những vấn đề luôn khiến các doanh nghiệp lúng túng khi muốn xúc tiến một thương vụ M&A.

Ông Đức cho rằng nhiều doanh nghiệp đã vướng vào những ràng buộc không đáng có trong giao dịch, do không có hiểu biết đầy đủ về pháp lý khi tiến hành đàm phán. Thông thường, khung pháp lý, cấu trúc của một giao dịch M&A chiếm đến 50% thời gian và quy trình thực hiện thương vụ.

Công tác xúc tiến đầu tư trong thời gian qua, đặc biệt trong ngành y tế còn nhiều bất cập. Đối với ngành y tế việc quảng bá hình ảnh về môi trường đầu

tư của Việt Nam còn manh mún, nhỏ lẻ theo từng lĩnh vực, nội dung của ngành như sản xuất dược hay kinh doanh dịch vụ bệnh viện nên kết quả còn hạn chế. Mặt khác, việc xúc tiến đầu tư vào ngành y tế cũng chưa thực sự được kết hợp một cách hiệu quả vào hoạt động xúc tiến đầu tư các ngành khác có liên quan

như nghiên cứu phát triển, giáo dục đào tạo y bác sĩ, dược sĩ, … như một chiến lược phát triển tổng thể, trong khi các nhà đầu tư nước ngoài khi quyết định đầu tư vào một ngành ở Việt Nam không những quan tâm đến bản thân ngành đó, mà còn quan tâm đến các ngành phụ trợ, các ngành có mối quan hệ mật thiết khác. Nói chung trình độ cán bộ làm công tác xúc tiến đầu tư còn hạn chế, thiếu cơ sở vật chất và điều kiện hoạt động; công tác quản lý nhà nước và cơ chế phối

Theo ông Đức, hiện đang phụ thuộc vào các quy định pháp lý về tỷ lệ nắm giữ cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài đối với DN Việt Nam. Nếu các DN nắm vững các quy định này, thì về cơ bản, các hình thức pháp lý như mua cổ phần hay mua tài sản của các đối tác sẽ không vấp phải những rào cản pháp lý. Vấn đề nằm ở chỗ, các quy định chưa thực sự rõ ràng về tỷ lệ nắm giữ cổ phần trong DN của nhà đầu tư nước ngoài, và các định nghĩa về DN có vốn nước ngoài, DN trong nước … Từ những nhận định trên, có thể rủi ro một vài điều khi xây dựng, phát triển và hoàn thiện khung pháp lý. Khung pháp lý về M&A cần chuyên biệt, không dựa quá nhiều trên các khung pháp lý dành cho cổ phần hóa, phát hành và niêm yết chứng khoán.

Hiện nay, các quy định liên quan đến hoạt động M&A mới chỉ dừng lại ở việc xác lập về mặt hình thức của hoạt động M&A, trong khi đó, các vấn đề về mặt nội dung cần phải được quy định đầy đủ hơn nữa bởi vì hoạt động M&A còn có nhiều nội dung liên quan đến định giá DN, giải quyết các vấn đề tài chính, cổ phần, cổ phiếu, thuế, phí... của DN trong và sau quá trình M&A. Khung pháp lý này sẽ tạo điều kiện để xác lập giao dịch, địa vị của bên mua, bên bán, hậu quả pháp lý sau khi kết thúc giao dịch.

hợp giữa các Bộ, ngành, địa phương trong công tác này chưa thực sự hiệu quả, nhiều nội dung chưa được xác định rõ ràng do còn thiếu một văn bản pháp luật quy định cụ thể về vấn đề này.

2.3.2.3. Về tác động kinh tế - xã hội của các dự án đối với Việt Nam

Khi đánh giá về tác động kinh tế - xã hội của các dự án có vốn đầu tư nước ngoài trong ngành y tế đối với Việt Nam thì những tác động về mặt xã hội là đáng bàn hơn cả. Bởi việc đảm bảo tính xã hội hoá, tức là tác động rộng khắp của các dự án này, đặc biệt là bệnh viện có vốn đầu tư nước ngoài đến đông đảo quần chúng nhân dân là rất khó với 2 lý do sau đây:

i) Thứ nhất, các bệnh viện có vốn đầu tư nước ngoài là những bệnh viện từ cơ sở hạ tầng đến chất lượng khám chữa bệnh tốt nhưng lại chỉ tập trung ở các thành phố lớn như Hà Nội, TP Hồ Chí Minh – nơi dân cư có mức sống cao hơn. Do đó, chưa nói đến những người nghèo là hoàn toàn không thể tiếp cận được với các dịch vụ này bởi chi phí cao, mà ngay đến những người có thu nhập khá ở các tỉnh xa thành phố lớn cũng gặp khó khăn trong việc đến khám chữa bệnh tại đó. Vì vậy, những dự án bệnh viện FDI hầu như chỉ phục vụ cho tầng lớp dân cư Việt Nam ở thành phố có thu nhập cao và người nước ngoài.

ii) Thứ hai, các bệnh viện, phòng khám, cơ sở y tế có vốn đầu tư nước ngoài thường rất “hút” đội ngũ y bác sỹ giỏi, dày dạn kinh nghiệm bởi chế độ đãi ngộ, mức lương, và cơ hội học tập ở nước ngoài, môi trường làm việc cạnh tranh lành mạnh. Chính vì thế vấn đề thiếu nhân lực y tế chất lượng cao ở các cơ sở y tế trong nước, đặc biệt là các cơ sở ở nông thôn, vùng sâu vùng xa đang diễn ra ngày càng nghiêm trọng. Vậy phải chăng việc thu hút FDI vào phát triển dịch vụ y tế nhưng thiếu quy hoạch đồng bộ và quản lý chặt chẽ của các cơ quan ban ngành của Việt Nam gây ra tác động ngược chiều, làm

hạn chế tính xã hội hoá của dịch vụ y tế và gia tăng khoảng cách giàu nghèo giữa các tầng lớp dân cư?

Hộp 2.3. Đơn vị công “chảy máu chất xám”, vì đâu?

Đầu năm 2007, Tiến sĩ – bác sĩ Hồ Mạnh Tường, Trưởng khoa Hiếm muộn Bệnh viện Từ Dũ nộp đơn xin thôi việc. Sự kiện này đã nhanh chóng tạo nên “dư chấn” trong dư luận khi lần đầu tiên có một người dám từ bỏ một vị trí quan trọng trong một đơn vị danh tiếng với mức thu nhập không dưới 10 triệu đồng/tháng để về… nghỉ ngơi! Bác sĩ Tường là một trong số ít những chuyên gia hàng đầu của Việt Nam trong lĩnh vực thụ tinh trong ống nghiệm được giới chuyên môn quốc tế thừa nhận và đánh giá cao

Điều đáng nói là sau bác sĩ Tường, hàng loạt các bác sĩ của Khoa Hiếm muộn và một số khoa khác của bệnh viện này cũng đồng loạt xin thôi việc hoặc chuyển qua một đơn vị khác. Không chỉ Bệnh viện Từ Dũ phải đối mặt với “làn sóng ra đi” của hàng loạt bác sĩ có tay nghề, những chuyên gia đầu ngành, các bệnh viện công khác trên địa bàn Tp.HCM cũng đang lao đao trước sự ra đi ồ ạt này. Từ năm 2007 đến nay, chỉ tính riêng ngành y tế Tp.HCM đã có trên 200 bác sĩ, nhân viên y tế ở các bệnh viện công xin thôi việc. Trong đó, dẫn đầu bảng là các đơn vị: Bệnh viện Từ Dũ (17 người); Nguyễn Trãi (16); Cấp cứu Trưng Vương (14). Rầm rộ hơn cả là tại Bệnh viện Thống Nhất - Bệnh viện Trung ương đóng trên địa bàn thành phố, chỉ trong một thời gian ngắn đã có 70 người dứt áo ra đi đầu quân cho các đơn vị y tế ngoài công lập.

Một chuyên gia đầu ngành y tế đã đau xót nhận xét: từ trước đến nay, được làm

Một phần của tài liệu THU HÚT ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI (FDI) VÀO NGÀNH Y TẾ CỦA VIỆT NAM (Trang 48 -59 )

×