TRIỂN VỌNG THU HÚT FDI VÀO NGÀNH Y TẾ VIỆT NAM

Một phần của tài liệu Thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào ngành y tế của Việt Nam (Trang 63 - 64)

2009-2010.

3.2.1. Dự báo tình hình FDI tại Việt Nam 2009-2010

Mặc dù được đánh giá rất cao về tiềm năng thu hút FDI, Việt Nam vẫn còn nhiều việc phải làm để tiếp tục duy trì tính hấp dẫn đối với nhà đầu tư nước ngoài, đồng thời thúc đẩy giải ngân các dự án đã được cấp Giấy chứng nhận đầu tư. Trong bối cảnh đặc biệt hiện nay, giải ngân vốn FDI là quan trọng hàng đầu và là công việc khó khăn trong giai đoạn còn lại của kế hoạch 5 năm 2006-2010. Tuy nhiên, theo như kết quả thu hút và giải ngân nguồn vốn FDI đã được nêu trong phần trước, khả năng hoàn thành mục tiêu đề ra cho kế hoạch 5 năm (2006-2010) là chắc chắn đạt được.

Về vốn giải ngân: với quy mô vốn đăng ký rất lớn trong nửa đầu kỳ kế

hoạch, trong bối cảnh thuận lợi, vốn giải ngân trong 2 năm tới có thể đạt 13-14 tỷ USD/năm. Với tổng số vốn đã giải ngân từ năm 2006 đến hết năm 2008 là 23,6tỷ USD, đạt 94,4% mục tiêu đặt ra cho cả kỳ kế hoạch 5 năm thì việc thực hiện vượt mức mục tiêu ban đầu là hoàn toàn khả thi.

Về vốn đăng ký: Trong bối cảnh nền kinh tế thế giới cũng như bối cảnh nền

kinh tế vĩ mô trong nước đang có những biến động khó dự báo, dòng vốn FDI đăng ký cũng trở nên rất khó dự báo. Tuy nhiên, theo đánh giá từ phía các nhà tài trợ, chính sách thắt chặt tiền tệ và chính sách tỷ giá đã bắt đầu phát huy tác dụng, giải pháp thắt chặt tài khoá nếu thực hiện kiên quyết sẽ phát huy tác dụng chậm hơn, vào các tháng cuối năm nay. Triển vọng đầu tư trung và dài hạn của Việt Nam hiện vẫn được coi là tốt, ước dòng vốn đăng ký trong 2 năm tới sẽ giảm đáng kể so với năm 2008 nhưng vẫn ở mức cao, khoảng trên 20 tỷ USD/năm, đưa tổng vốn đăng ký của 5 năm 2006-2010 có thể lên mức 135tỷ USD, vượt 2,4 lần kế hoạch đề ra cho cả giai đoạn này.

Việc những năm tiếp theo khó có thể duy trì được tốc độ thu hút FDI cao như năm 2007 và 2008 không có nghĩa là môi trường đầu tư, kinh doanh của Việt Nam kém hơn các năm trước. Trong giai đoạn tới cần tập trung thu hút đầu tư vào các lĩnh vực quan trọng là công nghệ cao, phát triển cơ sở hạ tầng và phát triển nguồn nhân lực… sẽ tạo động lực và góp phần quan trọng cho tăng trưởng kinh tế - xã hội và thu hút mạnh FDI.

Một phần của tài liệu Thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào ngành y tế của Việt Nam (Trang 63 - 64)