Theo mục tiêu đầu tư

Một phần của tài liệu Thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào ngành y tế của Việt Nam (Trang 42 - 43)

Vốn FDI đầu tư vào phát triển ngành y tế của Việt Nam được phân làm 3 loại theo mục tiêu đầu tư là: sản xuất dược phẩm; sản xuất thiết bị y tế; xây dựng và kinh doanh bệnh viện, phòng khám, dịch vụ y tế.

Bảng 2.4. Vốn đăng ký, vốn thực hiện và địa bàn chủ yếu của các dự án FDI vào ngành y tế của Việt Nam phân theo mục tiêu đầu tư (1989-2008)

Mục tiêu đầu tư Số dự án Vốn đăng ký (USD) Vốn thực hiện (USD) Địa bàn chính Sản xuất dược phẩm 37 280.740.513 106.454.038 Hà Nội, TP HCM, các khu công nghiệp Đồng Nai, Bình Dương… Sản xuất thiết bị y tế 34 121.367.911 80.426.540 Hà Nội, TP HCM, Hải Dương…. Kinh doanh bệnh viện, phòng khám, dịchvụ y tế 52 519.597.296 77.819.843 Hà Nội, TP HCM Tổng 123 921.705.720 264.700.421

(Cục Đầu tư nước ngoài – Bộ KH&ĐT)

Qua bảng trên ta thấy vốn đăng ký với mục tiêu kinh doanh bệnh viện, phòng khám, dịch vụ y tế chiếm tỷ trọng lớn nhất khoảng 56,37%. Điều này chủ yếu là do các dự án FDI vì mục tiêu này một mặt bản thân đòi hỏi vốn lớn, mặt khác do những quy định của Việt Nam và các cam kết với WTO về vốn pháp định của các dự án có vốn đầu tư nước ngoài trong ngành y tế. Tuy nhiên, vốn thực hiện của các dự án với mục tiêu này lại không cao. Điều này có thể lý giải bởi 2 lý do: i) các quy định cũng như thủ tục hành chính đối với việc triển khai xây dựng và kinh doanh bệnh viện, phòng khám của Việt Nam khá là phức tạp, gây cản trở hơn so với việc xây dựng một xưởng sản xuất thuốc hoặc thiết bị y tế; ii) thu nhập của người dân Việt Nam nói chung còn thấp, nhu cầu khám chữa bệnh tuy lớn nhưng phần đông không trang trải nổi viện phí ngay cả ở những bệnh viện được nhà nước hỗ trợ chứ chưa nói đến những bệnh viện chất lượng cao do người nước ngoài đầu tư kinh doanh. Cũng chính vì lý do này mà các dự

án kinh doanh bệnh viên, phòng khám, dịch vụ y tế đều chủ yếu tập trung ở các thành phố lớn như Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh – nơi dân cư có thu nhập và mức sống cao hơn. Câu hỏi đặt ra là liệu các bệnh viện, phòng khám có vốn đầu tư nước ngoài có thực sự đóng góp to lớn vào sự nghiệp chăm sóc sức khoẻ của đa số quần chúng nhân dân Việt Nam?

Tóm lại, thông qua các số liệu thống kê về tình hình đầu tư trực tiếp nước ngoài vào ngành y tế Việt Nam từ năm 1989 đến 2008, ta có thể thấy một đặc điểm nổi bật là sự ít ỏi, nhỏ bé về số lượng dự án đầu tư cũng như vốn đăng ký và vốn thực hiện so với nhu cầu thực sự của ngành y tế Việt Nam. Bên cạnh đó, đối tác đầu tư, địa bàn đầu tư cũng chưa thực sự đa dạng và rộng khắp. Tuy nhiên, tình trạng này có thể được cải thiện bắt đầu tư năm 2009 – năm mở cửa thị trường dịch vụ của Việt Nam theo cam kết với WTO. Trước khi tìm hiểu những cơ hội, thách thức có thể gặp phải sau khi mở cửa và đề ra những giải pháp thiết thực để cải thiện tình hình FDI vào ngành y tế hiện nay của Việt Nam, ta cần đánh giá một cách cụ thể hơn về những ưu điểm, hạn chế trong hoạt động thu hút FDI vào ngành y tế của Việt Nam.

2.3. ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG THU HÚT VÀ TÌNH HÌNH THỰC HIỆN CÁC DỰ ÁN FDI TRONG NGÀNH Y TẾ CỦA VIỆT NAM.

Một phần của tài liệu Thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào ngành y tế của Việt Nam (Trang 42 - 43)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(103 trang)
w