Triển vọng thu hút FDI vào ngành y tế Việt Nam 2009-2010

Một phần của tài liệu Thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào ngành y tế của Việt Nam (Trang 64 - 65)

Dù dự báo vốn FDI đăng ký vào Việt Nam sẽ giảm trong 2 năm tới cùng với những thách thức mà ta phải đối mặt do cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu, nhưng vốn FDI đầu tư vào phát triển ngành y tế vẫn có triển vọng sẽ tiếp

tục tăng trưởng mạnh và về vốn đăng ký và vốn thực hiện.

Bộ Y tế nhận định, số lượng bệnh viện có vốn đầu tư nước ngoài trong thời gian tới sẽ tăng mạnh khi một loạt chính sách ưu đãi đầu tư vào lĩnh vực khám chữa bệnh được triển khai như: ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp, hỗ trợ đầu tư

xây dựng cơ bản, đất đai….

Kể từ 1/1/2009, các công ty dược nước ngoài đầu tư trực tiếp ở Việt Nam có tất cả các quyền về xuất – nhập khẩu như các doanh nghiệp dược Việt Nam. Công ty dược phẩm nước ngoài và công ty dược nước ngoài đầu tư trực tiếp ở Việt Nam có quyền nhập khẩu và bán các dược phẩm nhập khẩu cho các công ty dược có quyền phân phối ở Việt Nam. Tuy nhiên, quyền nhập khẩu không có nghĩa là quyền được phân phối sản phẩm (trên lãnh thổ Việt Nam), đặc biệt là ở khu vực bán lẻ thuốc. Trong khi Việt Nam đang từng bước mở cửa thị trường dược phẩm, các công ty hoá dược nước ngoài cũng sẽ thâm nhập nhiều hơn vào thị trường nước ta. Số lượng các công ty dược có vốn đầu tư nước ngoài hiện nay đang tương đối lớn, nhưng trong vài năm tới vẫn sẽ tiếp tục tăng.

Tóm lại, trong thời gian tới, vốn FDI đầu tư vào ngành y tế của Việt Nam chắc chắn sẽ tiếp tục tăng cao và đóng góp lớn hơn cho tổng vốn đầu tư toàn xã hội vào ngành y tế.

Một phần của tài liệu Thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào ngành y tế của Việt Nam (Trang 64 - 65)