Theo hình thức đầu tư

Một phần của tài liệu Thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào ngành y tế của Việt Nam (Trang 40 - 41)

Luật đầu tư chung năm 2005 và nghị định 108/2006/NĐ-CP quy định có ít nhất 9 hình thức các nhà đầu tư nước ngoài được phép áp dụng tại Việt Nam. Tuy nhiên, các dự án đầu tư vào ngành y tế của Việt Nam chỉ theo 4 hình thức đầu tư là: 100% vốn nước ngoài, doanh nghiệp liên doanh, BOT và mua lại và sáp nhập M&A.Trong đó, các dự án 100% vốn nước ngoài chiếm đa số dự án cũng như số vốn đăng ký và thực hiện. Ta có thể thấy tỷ lệ áp đảo của hình thức 100% vốn nước ngoài so với các hình thức khác qua biểu 2.4 dưới đây:

Biểu 2.4. Tình hình thu hút FDI vào ngành y tế Việt Nam phân theo hình thức đầu tư (1989-2008) Vốn đăng ký Vốn thực hiện 77.9 21.52 0.15 0.43 100% vốn ĐTNN liên doanh BOT M&A 79.12 0.13 3.85 16.9

Theo số liệu thống kê, tính cả giai đoạn 1989-2008, loại hình doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài trong ngành y tế có tổng vốn đăng ký là hơn 718 triệu USD và hơn 209,5 triệu USD vốn thực hiện, chiếm gần 80% tổng vốn FDI thu hút được của ngành. Đứng thứ 2 là loại hình doanh nghiệp liên doanh, chiếm 21,52% vốn đăng ký và 16,9% vốn thực hiện. Hình thức BOT chỉ có 3 dự án và chiếm tỷ trọng rất nhỏ về vốn.

Tuy nhiên, đáng lưu ý hơn cả là loại hình M&A, chỉ với 1 dự án duy nhất nhưng quy mô rất lớn với 4 triệu USD vốn đăng ký và hơn 10 triệu USD vốn thực hiện. Đây là dự án do Bristish Virgin Island đầu tư tại Hà Nội nhằm xây dựng cơ sở sản xuất thiết bị y tế chính xác và một số thiết bị khác. Dự án này đã được cấp phép và triển khai từ năm 1992, những cho đến nay vẫn chưa có thêm bất kỳ dự án M&A nào vào ngành y tế nước ta mặc dù hình thức đầu tư này đang ngày càng phát triển tại Việt Nam. Vậy phải chăng môi trường đầu tư ngành y tế nước ta vẫn chưa thực sự hấp dẫn và chưa tạo được lòng tin của các nhà đầu tư nước ngoài để họ đầu tư theo các hình thức mới với quy mô lớn hơn?

Một phần của tài liệu Thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào ngành y tế của Việt Nam (Trang 40 - 41)