Một số thách thức đặt ra đối với FDI vào ngành y tế của Việt Nam từ cuộc

Một phần của tài liệu Thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào ngành y tế của Việt Nam (Trang 62 - 63)

Nam từ cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu.

Khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài ngày càng khẳng định vai trò của mình trong nền kinh tế Việt Nam, đặc biệt là khu vực FDI trong ngành y tế lại càng có vai trò to lớn hơn đối với sự phát triển của nền y học nước ta. Tuy nhiên, trong bối cảnh tình hình diễn biến phức tạp ở trong nước và cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu, khu vực FDI cũng đang phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức như sau:

•Cuộc khủng hoảng tài chính thế giới đã khiến cho nhiều nền kinh tế lớn như Mỹ, EU, Nhật Bản, Hàn Quốc, và nhiều quốc gia khác… rơi vào tình trạng suy thoái. Do đó, nó sẽ làm cho nguồn vốn FDI toàn cầu bị thu hẹp lại và sẽ trực tiếp ảnh hưởng đến Việt Nam trong thời gian tới bởi những nước trên đều là những đối tác lớn và truyền thống đầu tư vào ngành y tế nước ta. Các tập đoàn kinh tế toàn cầu (TNCs) đã và đang điều chỉnh chiến lược kinh doanh để đối phó với cuộc khủng hoảng. Sự điều chỉnh chiến lược của các TNCs tác động đến cả

những dự án đã được cấp phép và các dự án tiềm năng. Chắc chắn nhiều TNCs phải tạm thời thu hẹp phạm vi và đình hoãn một số dự án đầu tư không có khả năng thu xếp các khoản tín dụng. Do vậy, nhiều dự án FDI đã được cấp phép có khả năng dãn tiến độ, thu hẹp quy mô hoặc không thực hiện, làm cho tỷ lệ vốn FDI thực hiện so với vốn FDI đăng ký giảm so với những năm trước.

Đối với những nhà đầu tư tiềm năng, Việt Nam vẫn là thị trường hấp dẫn đối với họ ở tầm nhìn trung hạn và dài hạn. Họ sẽ đến nước ta tìm hiểu thị trường và cơ hội nhưng sẽ phải cân nhắc kỹ hơn, mất nhiều thời gian hơn để quyết định tiến hành dự án đầu tư; các ngân hàng cũng không dễ đưa ra quyết định cho vay các dự án lớn trong điều kiện khủng hoảng tài chính toàn cầu.

•Thu nhập thực tế của khá đông dân cư bị sụt giảm do ảnh hưởng của lạm phát cao trong những tháng đầu năm 2008, do đó nhu cầu về dịch vụ khám chữa bệnh chất lượng cao ở các cơ sở y tế có vốn đầu tư nước ngoài của người dân nói chung là giảm sút. Hiện đang có một bộ phận lao động mất việc làm bởi một số doanh nghiệp sản xuất thu hẹp quy mô sản xuất do gặp khó khăn về đầu ra của sản phẩm. Điều này sẽ gây khó khăn cho việc giải quyết vấn đề lao động, việc làm trong thời gian tới.

Một phần của tài liệu Thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào ngành y tế của Việt Nam (Trang 62 - 63)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(103 trang)
w