Về tác động kinh tế xã hội của các dự án đối với Việt Nam

Một phần của tài liệu Thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào ngành y tế của Việt Nam (Trang 46 - 48)

a/ Tác động về mặt kinh tế

Vốn FDI đầu tư vào ngành y tế của Việt Nam đang ngày càng có đóng góp to lớn vào sự phát triển của ngành, cụ thể là: các dự án FDI cung cấp

khoảng 76% thiết bị y tế, các bệnh viện có cơ sở hạ tầng, trang thiết bị hiện đại hầu hết có vốn đầu tư nước ngoài, công nghệ, kỹ thuật chuẩn trị bệnh tiên tiến trên thế giới chủ yếu được du nhập vào Việt Nam thông qua các dự án có vốn đầu tư nước ngoài,… Sự phát triển của vốn FDI vào ngành y tế trong mấy năm qua không những làm tăng vốn đầu tư toàn xã hội vào y tế, làm giảm sự chênh lệch giữa nhu cầu và khả năng đáp ứng dịch vụ y tế, thuốc thang mà còn góp phần vào sự tăng trưởng mạnh mẽ của khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài, đóng góp tích cực vào tăng trưởng kinh tế Việt Nam. Sở dĩ vốn FDI vào ngành y tế có ảnh hưởng lớn hơn đối với nền kinh tế so với số vốn thực hiện của nó là do ngành y tế phát triển còn tạo ra tác động gián tiếp làm kinh tế tăng trưởng thông qua các ngành và lĩnh vực khác như: chuyển dịch lao động, cộng nghệ, du lịch, đảm bảo sức khoẻ tốt cho người lao động nói chung thuộc tất cả các ngành… Như vậy, vốn FDI thực hiện trong ngành y tế chỉ chiếm khoảng 0,51% tổng vốn FDI, tức là 0,1% tổng vốn đầu tư toàn xã hội, nhưng những đóng góp của nó tới kinh tế đất nước chắc chắn còn lớn hơn rất nhiều.

Trước nay, khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài vẫn luôn giữ vị trí

đầu tàu trong việc tạo ra giá trị xuất khẩu, tỷ trọng xuất khẩu FDI trong tổng

kim ngạch xuất khẩu tiếp tục tăng lên qua các năm (khu vực FDI xuất khẩu năm 2006 đạt 23 tỷ USD, năm 2007 đạt 27,7 tỷ USD, chiếm tới 57% tổng giá trị xuất

khẩu kể cả dầu thô; năm 2008 đạt 24,4 tỷ USD không kể dầu thô, chiếm 44% tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước, tăng 24% so với cùng kỳ năm 2007).

Ngành y tế cũng không nằm ngoài xu hướng trên bởi vốn FDI vào ngành này thường tạo ra những sản phẩm hàng hoá, dịch vụ y tế chất lượng cao, đáp ứng được yêu cầu của người nước ngoài, do đó hoạt động xuất khẩu thuốc, thiết bị y tế hoặc dịch vụ khám chữa bệnh đang ngày càng phát triển hơn. Theo dự báo của BBC - tập đoàn truyền thông lớn nhất Anh Quốc thì Việt Nam có tiềm năng du lịch chữa bệnh rất lớn nhờ sự giữ gìn và phát triển nền y học cổ truyền.

Chất lượng dịch vụ y tế của Việt Nam tốt hơn một mặt làm tăng khả năng xuất khẩu, mặt khác tạo được tâm lý yên tâm, an toàn cho khách du lịch nước ngoài, chuyên gia, kỹ thuật viên, lao động - những người mang công nghệ, trình độ quản lý tiên đến đến Việt Nam. Trước nay, người nước ngoài đến Việt Nam khi gặp bất kỳ vấn đề gì về sức khoẻ đều sang các nước lân cận có trình độ y tế hiện đại hơn để khám chữa, chủ yếu là sang Singapore. Do đó, một khi

Hộp 2.1. BBC: Tiềm năng du lịch chữa bệnh tại Việt Nam rất lớn

Mới đây, BBC đăng bài đánh giá cao về tiềm năng của hoạt động du lịch chữa bệnh tại Việt Nam. Theo BBC, ở Việt Nam khái niệm du lịch chữa bệnh tuy còn mới, nhưng đã có không ít khách nước ngoài tới chữa bệnh.

Y học cổ truyền của Việt Nam, trong đó có ngành châm cứu từ lâu đã nổi tiếng thế giới. Nhiều quan chức, nguyên thủ quốc gia nước ngoài đã từng được các chuyên gia Việt Nam châm cứu. Truyền thống châm cứu của Việt Nam đã có từ hàng ngàn năm nay và các bác sĩ Việt Nam có trình độ tay nghề rất đáng tự hào. Hiện nay, mỗi năm Viện Châm cứu Trung ương Việt Nam tiếp nhận chữa bệnh cho khoảng vài trăm khách nước ngoài. Nguồn vốn đầu tư nước ngoài đã giúp Việt Nam trang bị cho một số bệnh viện những thiết bị y tế hiện đại không thua kém ở các nước tiên tiến nhưng giá chữa bệnh rẻ hơn nhiều lần. Tuy nhiên, để thu hút nhiều du khách đến Việt Nam du lịch chữa bệnh, Việt Nam cần tăng cường thông tin quảng cáo và tiếp cận với hệ thống bảo hiểm y tế thế giới, vì thanh toán bảo hiểm là nhu cầu của nhiều khách chữa bệnh nước ngoài.

ngành y tế Việt Nam có những cơ sở đạt chất lượng quốc tế thì khả năng thu hút người nước ngoài đến nước ta sẽ ngày càng tăng, nhờ đó giúp cho những ngành khác tăng doanh thu, giảm chi phí như: du lịch, sản xuất với công nghệ cao, R&D, hay các dự án ODA có chuyên gia đi kèm. Cũng chính vì lý do này mà môi trường đầu tư Việt Nam ngày càng hấp dẫn hơn với nhà đầu tư nước ngoài.

b/ Tác động về mặt xã hội

Tác động xã hội lớn nhất mà các dự án FDI trong ngành y tế mang lại đó là

nâng cao chất lượng dịch vụ chăm sóc sức khoẻ và giải quyết một phần nhu cầu khám chữa bệnh của người dân. Hiện Việt Nam đang là điểm đến hấp dẫn

cho các nhà đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực y tế bởi theo thống kê của Bộ Y tế, năm 2007 có 30.000 bệnh nhân Việt Nam ra nước ngoài khám chữa bệnh và tổng chi phí khám chữa bệnh tại nước ngoài của người Việt lên đến 1 tỉ đô la Mỹ cho thấy nhu cầu về dịch vụ y tế chất lượng cao của người Việt Nam là rất lớn. Chính các dự án FDI đã thoả mãn phần nào nhu cầu này với kỹ thuật chuẩn trị tiên tiến và dịch vụ chăm sóc bệnh nhân chu đáo.

Ngoài ra, đội ngũ y bác sĩ làm việc cho các bệnh viện có vốn đầu tư nước

ngoài cũng được nâng cao trình độ thông qua các khoá đào tạo thêm ở nước

ngoài; các dược sĩ, kỹ thuật viên học hỏi được nhiều kinh nghiệm và kỹ thuật mới trong việc bào chế thuốc, sản xuất thiết bị y tế chính xác,… Nhờ đó, đội ngũ nhân lực y tế của Việt Nam không ngừng phát triển về chất lượng và cả số lượng do ngành y tế ngày càng mở rộng thì cầu lao động trong ngành này cũng ngày càng tăng. Đây sẽ là nhân tố quan trọng góp phần xây dựng nền y học nước nhà trong tương lai theo hướng hiện đại để phục vụ người dân một cách tốt nhất và theo kịp các nước phát triển trên thế giới.

Một phần của tài liệu Thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào ngành y tế của Việt Nam (Trang 46 - 48)