Nhóm giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý nhà nước đối với hoạt

Một phần của tài liệu Thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào ngành y tế của Việt Nam (Trang 76 - 78)

với hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài trong ngành y tế.

a/ Về công tác thẩm tra, cấp Giấy chứng nhận đầu tư

Theo quy định hiện hành, việc cấp giấy Chứng nhận đầu tư đã được phân cấp cho các địa phương. Tuy nhiên, theo điều 50 Nghị định 108/2006/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn một số điều của Luật Đầu tư, y tế mà cụ thể là lĩnh vực kinh doanh bệnh viện, phòng khám là lĩnh vực đầu tư có điều kiện nên trong quá trình thẩm tra, cấp giấy phép địa phương phải lấy ý kiến của Bộ Y tế. Bộ Y tế cần trả lời trong thời gian hạn định của pháp luật và trả lời trực tiếp vào những vấn đề thuộc trách nhiệm, phạm vi quản lý của mình. Ngoài ra, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, với tư cách là cơ quan đầu mối quản lý hoạt động đầu tư nước ngoài cũng cần phối hợp chặt chẽ với Bộ Y tế để thông báo kịp thời cho nhà đầu tư nước ngoài những thay đổi về cơ chế, chính sách, về điều kiện kinh doanh và hướng dẫn họ thực hiện các thủ tục để công việc được tiến hành thuận lợi.

b/ Về công tác quản lý sau cấp giấy phép

Theo Luật Đầu tư và các văn bản hướng dẫn thi hành, Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh là cơ quan quản lý dự án trực tiếp trên địa bàn tỉnh. Hiện nay, việc quản lý dự án có vốn đầu tư nước ngoài thường chỉ do Sở Kế hoạch và Đầu tư thực hiện, do vậy chỉ nắm được tình hình từ khía cạnh đầu tư, trong khi hoạt động của dự án, đặc biệt là dự án y tế liên quan đến rất nhiều các vấn đề kinh tế - xã hội khác như: chất lượng khám chữa bệnh, người lao động làm việc trong các cơ sở y tế nước ngoài, ảnh hưởng đến môi trường,… Do vậy, các địa phương muốn thực hiện tốt chức năng quản lý của mình cần xây dựng cơ chế phối hợp giữa các sở

ban ngành có liên quan (Sở Kế hoạch Đầu tư, Sở Y tế, Sở Tài nguyên Môi

trường, Sở Lao động thương binh và Xã hội, Sở Tài chính…), trong đó phải quy định rõ trách nhiệm của từng đơn vị để làm tham mưu cho Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh trong việc theo dõi, quản lý, giám sát tình hình hoạt động của các cơ sở y tế FDI. Bên cạnh đó, công tác bồi dưỡng, nâng cao trình độ cho cán bộ làm công tác quản lý cũng rất quan trọng nhằm tránh tình trạng một số nơi còn thiếu hiểu

biết về pháp luật hoặc thiếu trình độ chuyên môn dẫn đến chất lượng quản lý kém.

Công tác quản lý sau cấp giấy phép không chỉ giới hạn ở việc nắm thông tin và giám sát hoạt động mà với tinh thần đồng hành với doanh nghiệp, hỗ trợ

doanh nghiệp trong việc kịp thời tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc cả về luật pháp chính sách, thủ tục hành chính và triển khai dự án. Việc tập trung

chỉ đạo, hỗ trợ kịp thời cho nhà đầu tư đang có dự án hoạt động hiệu quả vừa giúp cho nhà đầu tư giải quyết các vấn đề phát sinh, vừa có ý nghĩa quan trọng là tạo sức thuyết phục, vận động nhà đầu tư mới.

c/ Về quản lý chất lượng và giá cả dược phẩm và dịch vụ chăm sóc sức khoẻ.

Trong tương lai, số lượng các dự án FDI vào ngành y tế sẽ ngày càng tăng nghĩa là sẽ ngày càng có nhiều cơ sở y tế, các cơ sở sản xuất dược phẩm và thiết bị y tế có vốn đầu tư nước ngoài. Điều này cũng đồng nghĩa với việc chất lượng cũng như giá cả sản phẩm và dịch vụ y tế sẽ ngày càng đa dạng và khó quản lý hơn. Thực tế hiện nay đã xuất hiện nhiều tình trạng các cơ sở khám chữa bệnh FDI tự ý tăng viện phí bất hợp lý để thu thêm lợi nhuận, giá thuốc nước ngoài cũng cao hơn nhiều so với giá thuốc trong nước mặc dù chi phí sản xuất thuốc là cực thấp, và tình trạng thuốc giả tràn lan trên thị trường.Vì vậy để bình ổn thị trường ngành y tế, đảm bảo lợi ích cho người dân, nhà nước cần ban hành các

cơ chế quản lý chất lượng và giá cả dược phẩm cũng như dịch vụ y tế. Các cơ

chế này có thể được thực thi thông qua hệ thống các tiêu chuẩn kỹ thuật, thanh tra, kiểm tra, giám sát. Ngoài ra, để đảm bảo người tiêu dùng có được lựa chọn đúng đắn khi sử dụng thuốc, các quy định liên quan đến hoạt động quảng cáo

thuốc cũng là rất cần thiết bao gồm các quy định về thông tin cần và được phép

đưa vào trong quảng cáo, cấm quảng cáo sai sự thật với những tác dụng mà thuốc không có, và giấy phép quảng cáo thuốc.

Một phần của tài liệu Thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào ngành y tế của Việt Nam (Trang 76 - 78)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(103 trang)
w