Các cơ quan viện trợ của Pháp

Một phần của tài liệu Nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) của Pháp tại VN giai đoạn 1993 - 2003 Thực trạng và Giải pháp (Trang 48 - 50)

Sau khi Pháp tiến hành những cải cách về hợp tác phát triển (năm 1998), Việt Nam đợc xếp vào khu vực đoàn kết u tiên (ZPS) và đợc hởng nguồn vốn hợp tác ngày càng tăng. Việt Nam là một trong số ít nớc huy động đợc tất cả các cơ quan và công cụ viện trợ của Pháp.

Bộ phận hợp tác và hoạt động văn hoá (SCAC) đại diện cho Bộ ngoại giao Pháp trong lĩnh vực hợp tác, có nhiệm vụ khởi xớng các chơng trình hợp tác với các Bộ của Việt Nam. Hoạt động với phơng thức viện trợ không hoàn lại, SCAC sử dụng ngân sách thờng niên và ngân sách cua Quỹ đoàn kết u tiên. SCAC cũng đồng thời là cơ quan phụ trách các chuyên gia hỗ trợ kỹ thuật thờng trú, một yếu tố cần thiết cho việc triển khai các chơng trình dự án. Từ năm 1998, nguồn vốn trung bình do SCAC cấp tơng đơng với 13% số tiền giải ngân ODA của Pháp tại Việt Nam .

Cơ quan đại diện kinh tế của Tổng cục Kinh tế đối ngoại, phụ trách các chơng trình hợp tác của Bộ Kinh tế, Tài chính và Công nghiệp. Cơ quan đại diện kinh tế hoạt động nhờ vào các công cụ hợp tác dới hình thức viện trợ không hoàn lại, cho vay tiền từ Quỹ nghiên cứu và hỗ trợ lĩnh vực t nhân hay Nghị định th tài chính (Quỹ dành cho các nớc đang phát triển). Hoạt động của cơ quan đại diện kinh tế tập trung vào lĩnh vực cơ sở hạ tầng và các công trình công cộng đòi hỏi vốn đầu t lớn, đồng thời cũng chuyển hớng dần sang lĩnh vực công nghệ. Từ năm 1998, nguồn vốn trung bình do cơ quan đại diện kinh tế cấp tơng đơng với khoảng 38% số tiền giải ngân ODA của Pháp tại Việt Nam

Cơ quan phát triển Pháp ( AFD) thuộc Bộ Ngoại giao và Bộ Kinh tế, Tài chính và Công nghệ là cơ quan trụ cột của Pháp trong lĩnh vực viện trợ phát triển. Hoạt động ở Việt Nam từ năm 1994, cơ quan này cho Việt Nam vay vốn với lãi suất thấp, chủ yếu tập trung vào 3 lĩnh vực: hiện đại hoá nông nghiệp và nông thôn, xây dựng cơ sở hạ tầng cấp thoát nớc và lĩnh vực tài chính. AFD cũng quản lý những khoản tiền viện trợ đặc biệt của Chính phủ Pháp. Từ năm 1998, nguồn kinh phí do AFD cấp tơng đơng với khoảng 36% số tiền giải ngân ODA của Pháp tại Việt Nam. Chi nhánh của cơ quan này là Proparco, hoạt động ở Việt Nam từ năm 2001, chuyên cấp kinh phí và hỗ trợ cho lĩnh vực t nhân. Chi nhánh chuyên về

đào tạo là trung tâm nghiên cứu tài chính và kinh tế (CEFEB) đảm nhận công tác đào tạo và nâng cao trình độ cho các cán Bộ chủ chốt của Việt Nam trong lĩnh vực kinh tế, tài chính, ngân hàng.

Cơ quan công ích hỗ trợ phát triển trao đổi công nghệ, kinh tế và tài chính (ADETEF) có nhiệm vụ thực hiện các dự án hợp tác và hỗ trợ kỹ thuật cho các cơ quan kinh tế và tài chính. Đại sứ quán Pháp tại Việt Nam đã đa chi nhánh của ADETEF tại đây thành một cơ quan trụ cột trong các hoạt động hợp tác và hỗ trợ kỹ thuật trong lĩnh vực quản lý nhà nớc, cải cách hành chính và quản lý kinh tế, tài chính.

Nhiều cơ quan chuyên môn cũng tiến hành những hoạt động hợp tác bằng nguồn kinh phí riêng của mình nh các bộ chuyên ngành, cơ quan công ích, cơ quan nghiên cứu, trờng đại học, bệnh viện...

Bên cạnh đó còn có nhiều tổ chức xã hội cũng phát triển quan hệ hợp tác với Việt Nam . Toàn bộ kinh phí của các tổ chức này trong 5 năm qua tơng đơng với 15% số vốn giải ngân ODA của Pháp tại Việt Nam.

Một phần của tài liệu Nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) của Pháp tại VN giai đoạn 1993 - 2003 Thực trạng và Giải pháp (Trang 48 - 50)