Tăng cờng hội nhập, tham gia vào các tổ chức khu vực và thế giới:

Một phần của tài liệu Thực trạng thu hút đầu tư trực tiếp của Trung Quốc và bài học kinh nghiệm đối với Việt Nam (Trang 92 - 95)

II. Bài học kinh nghiệm trong thu hút đầu t nớc ngoài của Trung Quốc đối với Việt Nam :

6. Tăng cờng hội nhập, tham gia vào các tổ chức khu vực và thế giới:

Trong xu thế hội nhập và hợp tác mạnh mẽ nh hiện nay, một quốc gia không thể phát triển đơn lẻ một mình mà phải gắn mình vào một khối thống nhất trong khu vực và thế giới. Trung Quốc và Việt Nam đều nằm trong khu vực Châu á, khu vực tăng trởng năng động nhất thế giới. Trung Quốc hiện nay đang trở thành một hiện tợng của thế giới, có quan hệ hợp tác với hơn 200 quốc gia và lãnh thổ trên thế giới và gần đây đã gia nhập WTO. Những thành quả về thu hút FDI nói riêng và phát triển kinh tế nói chung mà Trung Quốc đạt đợc trong qúa trình gia nhập cũng nh sau khi tham gia vào WTO sẽ phần nào gợi ý cho Việt Nam điều chỉnh hớng đi

thích hợp, chuẩn bị cho việc gia nhập vào WTO cũng nh việc mở rộng tham gia vào các tổ chức quốc tế khác. Do hạn chế về trình độ, Việt Nam cần nỗ lực để điều chỉnh nền kinh tế của mình cho phù hợp, nâng cao năng lực nội sinh của đất nớc, phát triển năng lực hấp thụ, chuyển hoá hiệu quả các nguồn vốn nớc ngoài trong đó có đầu t nớc ngoài thành hợp lực mạnh mẽ cho sự phát triển đất nớc theo hớng công nghiệp hoá, hiện đại hoá.

Kết luận

ặc dù còn có một số hạn chế, những thành công của Trung Quốc trong thu hút FDI là không thể phủ nhận. Cho đến nay, một số mục tiêu lớn mà Chính phủ Trung Quốc đặt ra khi thực hiện chính sách thu hút đầu t trực tiếp n- ớc ngoài về cơ bản đều đạt đợc. Trong điều kiện thiếu các nguồn vốn trong nớc, đầu t trực tiếp nớc ngoài đã giúp Trung Quốc “đảm bảo sự phát triển đi lên bền vững của nền kinh tế quốc dân; thúc đẩy cải cách kinh tế và chuyển sang hoạt động của cơ chế thị trờng; đóng vai trò quan trọng trong hiện đại hoá nền kinh tế, thúc đẩy nhanh quá trình hội nhập vào nền kinh tế thế giới ”.

M

Một số yếu tố cơ bản, đảm bảo sự thành công trong thu hút và sử dụng vốn đầu t trực tiếp nớc ngoài của Trung Quốc có thể tóm tắt lại là :

Thứ nhất, đó là chiến lợc mở cửa, thu hút đầu t nớc ngoài để phát triển kinh tế theo vùng lãnh thổ tuân theo quy hoạch u tiên. Về mặt này, Trung Quốc đã rất thành công và cũng không để xẩy ra tình trạng tập trung các dự án đến mức thái quá nh trờng hợp của Thái Lan.

Thứ hai, thực hiện đa dạng hoá các nguồn huy động vốn, kết hợp có hiệu quả việc sử dụng vốn đầu t trực tiếp nớc ngoài với các nguồn vốn tín dụng trong và ngoài nớc. Tìm kiếm các nguồn tín dụng từ bên ngoài với các điều kiện vay có lợi nhất và sử dụng một phần đáng kể vốn vay này vào các dự án xây dựng cơ sở hạ tầng.

Thứ ba, có chính sách thỏa đáng để mở rộng việc thu hút ngời Hoa và Hoa kiều đầu t về nớc. Mở rộng địa bàn hoạt động, tạo môi trờng kinh doanh thuận lợi, sử dụng các chính sách u đãi phù hợp với yêu cầu phát triển của từng thời kỳ, đa dạng hoá các hình thức đầu t.

Qua việc nghiên cứu những chính sách thu hút FDI của Trung Quốc, chúng ta có thể thấy rằng thành công hay thất bại của việc thu hút FDI phụ thuộc rất lớn vào vai trò quản lý của Nhà nớc. Quản lý và thu hút không đợc tách rời

nhau mà phải bổ sung cho nhau thì mới triệt để tận dụng đợc những mặt tích cực của vốn đầu t trực tiếp nớc ngoài và giảm thiểu những tác hại của nó. Bên cạnh đó, kinh nghiệm của Trung Quốc chỉ ra rằng vốn đầu t trực tiếp nớc ngoài tự bản thân nó không thể đạt đợc hiệu quả mong muốn của nhà đầu t nếu không có các điều kiện thích ứng của nớc nhận đầu t. Và lợng vốn này chảy vào nhiều hay ít cũng không phụ thuộc ý muốn của nớc chủ nhà. Về hình thức, ta có cảm giác nh nớc tiếp nhận đầu t hầu nh ở thế thụ động trớc các dòng chẩy của vốn đầu t trực tiếp nớc ngoài. Nhng bản chất của vấn đề lại không phải vậy, nớc nhận đầu t chính là ngời chủ động trong việc kêu gọi, hấp dẫn đầu t. Khi một nớc có nhu cầu tiếp nhận đầu t trực tiếp nớc ngoài nếu có các điều kiện, các tiền đề cần thiết đảm bảo cho việc thực hiện các dự án đầu t đạt hiệu quả cao thì đó sẽ là địa bàn có sức hút mạnh- có khi làm đổi hớng cả dòng chảy đối với đầu t trực tiếp nớc ngoài. Nhận thức đầy đủ đặc điểm này rất cần thiết đối với việc thu hút và sử dụng vốn đầu t trực tiếp nớc ngoài tại Việt Nam trong thời gian tới.

Một phần của tài liệu Thực trạng thu hút đầu tư trực tiếp của Trung Quốc và bài học kinh nghiệm đối với Việt Nam (Trang 92 - 95)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(95 trang)
w