Kiến nghị đối với NHNN

Một phần của tài liệu Kinh doanh ngoại hối tại ngân hàng thương mại cổ phần kỹ thương Việt Nam Hiện trạng và giải pháp (Trang 73 - 83)

II. MỘT SỐ GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN VÀ PHÁT

3.3.Kiến nghị đối với NHNN

3. Một số kiến nghị khác

3.3.Kiến nghị đối với NHNN

Để hoàn thiện và phát triển TTNH, NHNN cần nâng cao hơn nữa vai trò của mình trên thị trƣờng này với tƣ cách vừa là thành viên, vừa là ngƣời tổ chức, quản lý, điều hành hoạt động của thị trƣờng. Cụ thể:

Thứ nhất, NHNN tiến hành mua bán ngoại tệ cuối cùng trên TTNH. Hoạt động này phải diễn ra kịp thời, với quy mô thích hợp nếu không sẽ làm phát sinh tâm lý rụt rè, ngóng đợi khiến cho thị trƣờng rơi vào tình trạng trầm lắng, kích thích đầu cơ và gây áp lực lên tỉ giá. Muốn vậy, NHNN cần tăng cƣờng mức dự trữ ngoại tệ, đảm bảo mức dự trữ cần thiết để khi cần sẽ có sẵn nguồn ngoại tệ để can thiệp.

Thứ hai, NHNN cần mở rộng số lƣợng thành viên thông qua những hỗ trợ về tài chính, về nhân lực để các thành viên có đủ điều kiện tham gia thị trƣờng, mặt khác cần tạo môi trƣờng và điều kiện để các thành viên tham gia thị trƣờng đƣợc tích cực hơn.

Thứ ba, NHNN cần khuyến khích, cấp phép cho một vài công ty môi giới hoạt động trên TTNH Việt Nam nhằm tạo điều kiện để các NHTM có nhu cầu mua bán gặp gỡ nhau, làm tăng doanh số giao dịch trên thị trƣờng. Trƣớc mắt, do hệ thống các công ty môi giới chƣa kịp hình thành nên NHNN có thể cho phép một số NHTM có hoạt động KDNH lớn, có uy tín và có kinh nghiệm trong lĩnh vực ngoại hối thành lập các công ty con với chức năng môi giới ngoại tệ trên TTNH Việt Nam.

Thứ tư, tiếp tục hoàn thiện quy chế giao dịch, hiện đại hoá khâu thanh toán, trang bị công nghệ thông tin tiên tiến đồng thời đổi mới chính sách quản lý ngoại hối theo hƣớng tự do hoá, giảm việc can thiệp trực tiếp, tăng biện pháp kinh tế trong điều hành chính sách quản lý ngoại hối, đặc biệt là sử dụng công cụ tỉ giá. Mặt khác, tạo quyền chủ động trong việc mua, bán và sử dụng ngoại tệ của các doanh nghiệp và các NHTM. Chính vì vậy mà biện pháp kết hối cần đƣợc xoá bỏ chứ không chỉ giảm xuống 0% và thay vào đó là sử dụng công cụ tỉ giá để điều tiết cung cầu ngoại tệ trên TTNH.

Thứ năm, tiếp tục hoàn thiện và mở rộng các nghiệp vụ KDNH. Có thể thấy trong các quy định mới gần đây NHNN đã có những thay đổi tích cực về kì hạn, về việc xác định tỉ giá của các giao dịch kì hạn và hoán đổi. Riêng đối với nghiệp vụ quyền chọn, do mới đƣợc đƣa vào thực hiện nên còn nhiều mới mẻ trong khi nội dung nghiệp vụ này rất phức tạp bởi vậy NHNN cần có quy định chặt chẽ về hành lang pháp lý, đặc biệt là những quy định về hạch toán lỗ, lãi, nộp thuế VAT đối với ngân hàng và cả doanh nghiệp.

Thứ sáu,NHNN cần nghiên cứu để sớm quyết định cho phép tất cả các NHTM có hoạt động kinh doanh quốc tế, đƣợc thực hiện giao dịch quyền lựa chọn. Trên cơ sở có nhiều NHTM cùng thực hiện nghiệp vụ này sẽ tạo điều kiện thực hiện hoạt động tái bảo hiểm trên thị trƣờng giữa các NHTM trong nƣớc cũng nhƣ trên thị trƣờng quốc tế. Đồng thời cũng tạo ra môi trƣờng cạnh tranh bình đẳng, phấn đấu giảm phí hợp đồng.

Tóm lại, tất cả các giải pháp mang tính khái quát và các kiến nghị mang tính cụ thể riêng lẻ trên đây đều nhằm hƣớng tới một TTNH Việt Nam phát triển cũng nhƣ

hoạt động KDNH sôi động và hiệu quả tại Techcombank. Trong đó, các khuyến nghị về nguồn nhân lực, chính sách khách hàng, phối hợp các hoạt động liên quan đối với Techcombank; cùng các giải pháp về chính sách tỉ giá, hoàn thiện thị trƣờng, mở rộng phạm vi nghiệp vụ KDNH đối với NHNN đƣợc đặc biệt nhấn mạnh.

Kết luận

Sau khi nghiên cứu đề tài, có thể rút ra một số kết luận chính sau đây:

- Hoạt động Kinh doanh ngoại hối là hoạt động khá phức tạp và dễ biến động theo thị trƣờng; thể hiện ở các nghiệp vụ đa dạng, quy trình gồm nhiều bƣớc, liên quan đến nhiều bộ phận trong ngân hàng, đòi hỏi nhân lực và vật lực đều phải đƣợc đầu tƣ kĩ lƣỡng và hoàn chỉnh. Song nếu đƣợc tạo điều kiện phát triển, hoạt động này có thể mang lại những khoản lợi khổng lồ cho các ngân hàng và khách hàng.

- Hoạt động kinh doanh ngoại hối đã đƣợc các ngân hàng thƣơng mại Việt Nam đƣa vào thực hiện nhằm đa dạng hoá hoạt động kinh doanh của mình, nhƣng việc tổ chức kinh doanh một cách hoàn thiện, tham gia kinh doanh trên cả thị trƣờng trong nƣớc và quốc tế, kinh doanh dƣới cả hình thức đầu cơ và chênh lệch tỉ giá thì rất ít ngân hàng Việt Nam làm đƣợc. Điều này một phần là do cơ chế kinh doanh còn nhiều bất cập, chƣa hoàn toàn theo hƣớng thị trƣờng, mặt khác do bản thân các ngân hàng chƣa đủ trình độ và kinh nghiệm kinh doanh.

- Đối với Ngân hàng Techcombank, hoạt động Kinh doanh ngoại hối có khá đầy đủ các điều kiện để phát triển. Tuy nhiên, vẫn còn hai vấn đề quan trọng cần đƣợc cải thiện trong thời gian sắp tới để hoạt động này phát huy hết tiềm năng của nó, đó là: chính sách khách hàng và sự kết hợp với các hoạt động có liên quan khác (tín dụng, thanh toán quốc tế…)

- Thời gian tới, cùng với quá trình hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng mạnh mẽ, hoạt động Kinh doanh ngoại hối sẽ tiếp tục là một lĩnh vực kinh doanh đầy triển vọng. Mỗi ngân hàng cần có sự quan tâm đúng mức tới hoạt động này, đồng thời, Ngân hàng Nhà nƣớc nên hoàn thiện hoạt động Kinh doanh ngoại hối ở Việt Nam theo hƣớng nâng cao tính thị trƣờng trong khung pháp lý của mình.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. PTS. Nguyễn Đức Dỵ, Nguyễn Ngọc Bích (1999), Từ điển giải nghĩa Tài chính - Đầu tư - Ngân hàng - Kế toán Anh - Việt, Nhà xuất bản Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội.

2. TS. Lê Quốc Lý (2003), Quản lý ngoại hối và điều hành tỉ giá hối đoái ở Việt Nam, Nhà xuất bản Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội.

3. TS. Nguyễn Văn Tiến, Nguyễn Thanh Trúc, Nguyễn Thị Chiến (2001), Giáo trình Nghiệp vụ Kinh doanh ngoại hối, Nhà xuất bản Thống kê, Hà Nội.

4. TS. Nguyễn Văn Tiến (2001), Tài chính quốc tế hiện đại trong nền kinh tế mở,

Nhà xuất bản Thống kê, Hà Nội.

5. TS. Nguyễn Văn Tiến, (2004), Cẩm nang Thị trường ngoại hối và các giao dịch Kinh doanh ngoại hối, Nhà xuất bản Thống kê, Hà Nội.

6. GS. Đinh Xuân Trình (2002), Giáo trình Thanh toán quốc tế trong ngoại thương, Nhà xuất bản Giáo dục, Hà Nội.

7. Frederich. S. Mishkin (1995), Tiền tệ, ngân hàng và thị trường tài chính,

Nhà xuất bản Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội.

8. Ngân hàng TMCP Á Châu, Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thƣơng tín, Ngân hàng TMCP Xuất nhập khẩu Việt Nam, Báo cáo thường niên năm 2005.

9. Ngân hàng TMCP Kỹ thƣơng Việt Nam, Báo cáo thường niên năm 2002, 2003, 2004, 2005.

10.Ngân hàng TMCP Kỹ thƣơng Việt Nam, Bản tin số 17, 18, 19 (quý IV năm 2005, quý I, quý II năm 2006).

11.Viện Nghiên cứu Khoa học Ngân hàng, (2003), Kỷ yếu Hội thảo Khoa học: Xây dựng cơ chế quản lý ngoại hối phù hợp tiến trình hội nhập kinh tế thế giới, Nhà xuất bản Thống kê, Hà Nội.

12.Viện Nghiên cứu Quản lý kinh tế Trung ƣơng (CIEM), (2006), Kinh tế Việt Nam năm 2005. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

13.Các trang web: www.tapchiketoan.info, www.sbv.gov.vn, www.mof.gov.vn, www.sgo.gov.vn, www.vnbourse.com, www.federalreserve.gov, và một trang số trang web khác.

Yes Order Contract1 Contract2 Check1 Check2 Check3 Check4 Contract4 Sign1 Sign2 Check5 End progress No No Yes Yes Yes No No

Customer Dealer Risk Officer Back Officer Authorizer

Con firm Co nt rac t Con vers at io n Contract2 Yes PHỤ LỤC

MỤC LỤC

Lời nói đầu ... 1

MỘT SỐ THUẬT NGỮ VIẾT TẮT ... 3

CHƢƠNG 1: CÁC VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ KINH DOANH NGOẠI HỐI .... 4

I. TỔNG QUAN VỀ THỊ TRƢỜNG NGOẠI HỐI ... 4

1. Khái niệm thị trƣờng ngoại hối ... 4

2. Đặc trƣng của thị trƣờng ngoại hối ... 4

3. Các chủ thể tham gia thị trƣờng ngoại hối ... 5

II. TỔNG QUAN VỀ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH NGOẠI HỐI ... 8

1. Khái niệm Kinh doanh ngoại hối ... 8

2. Đặc trƣng cơ bản của hoạt động Kinh doanh ngoại hối ... 8

3. Vai trò của Kinh doanh ngoại hối đối với hoạt động của Ngân hàng thƣơng mại ……….10

4. Mô hình tổ chức Kinh doanh ngoại hối tại Ngân hàng thƣơng mại ... 11

III. CÁC KHÁI NIỆM CƠ BẢN TRONG KINH DOANH NGOẠI HỐI ... 12

1. Tỉ giá hối đoái ... 12

1.1. Khái niệm ... 12

1.2. Các cách yết tỉ giá ... 13

1.3. Yết tỉ giá trên thị trƣờng liên ngân hàng ... 14

1.4. Kinh doanh chênh lệch hoặc đầu cơ tỉ giá ... 15

2. Các ngày giá trị trong Kinh doanh ngoại hối ... 16

3. Trạng thái ngoại hối và trạng thái luồng tiền ... 17

3.1. Trạng thái ngoại hối ... 17

IV. CÁC NGHIỆP VỤ KINH DOANH NGOẠI HỐI ... 20

1. Nghiệp vụ KDNH giao ngay (Spot) ... 20

1.1. Spot ... 20

1.2. Arbitrage ... 21 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

2. Nghiệp vụ KDNH theo kì hạn (Forward) ... 21

3. Nghiệp vụ KDNH hoán đổi (Swap) ... 24

4. Nghiệp vụ KDNH theo hợp đồng tƣơng lai (Future) ... 28

5. Nghiệp vụ KDNH theo hợp đồng quyền chọn (Option) ... 29

CHƢƠNG 2: HIỆN TRẠNG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH NGOẠI HỐI TẠI NHTMCP KỸ THƢƠNG VIỆT NAM ... 32

I. TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH NGOẠI HỐI TẠI VIỆT NAM 32 1. Nguồn luật điều chỉnh hoạt động KDNH Việt Nam ... 32

1.1. Các quy định liên quan tới hoạt động tài khoản và mua, bán ngoại tệ ... 33

1.2. Các quy định về việc duy trì trạng thái ngoại tệ ... 33

1.3. Các quy định liên quan đến các giao dịch ngoại hối ... 34

2. Tình hình phát triển của TTNH Việt Nam thời gian gần đây ... 36

II. HIỆN TRẠNG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH NGOẠI HỐI TẠI TECHCOMBANK ... 38

1. Quá trình phát triển của KDNH trong hoạt động chung của Techcombank .. 38

2. Quy chế hoạt động KDNH tại Techcombank ... 39

2.1. Nghiệp vụ ... 41

2.2. Nguyên tắc ... 41

2.3. Các bộ phận chức năng ... 42

2.4. Quy trình giao dịch và kiểm soát ... 44

2.5. Một số quy định khác ... 47

3. Tình hình hoạt động KDNH tại TCB những năm gần đây ... 48

4.1. Nghiệp vụ KDNH giao ngay (Spot) ... 53

4.2. Nghiệp vụ KDNH theo kì hạn (Forward) ... 54

4.3. Nghiệp vụ KDNH hoán đổi (Swap) ... 55

4.4. Nghiệp vụ KDNH theo hợp đồng quyền chọn (Option) ... 56

CHƢƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN VÀ PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG KINH DOANH NGOẠI HỐI TẠI NHTMCP KỸ THƢƠNG VIỆT NAM ... 60

I. ĐỊNH HƢỚNG PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG KINH DOANH NGOẠI HỐI CỦA TECHCOMBANK TRONG THỜI GIAN TỚI ... 60

II. MỘT SỐ GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN VÀ PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG KINH DOANH NGOẠI HỐI TẠI TECHCOMBANK 61 1. Các giải pháp về phía Techcombank ... 61

1.1. Xây dựng một chính sách khách hàng đúng đắn và hiệu quả ... 61

1.2. Phối hợp các hoạt động liên quan trực tiếp đến KDNH ... 63

1.3. Đa dạng hoá các loại ngoại tệ trong kinh doanh và đa dạng hoá nghiệp vụ kinh doanh ... 64

1.4. Mở rộng hoạt động KDNH trên thị trƣờng quốc tế ... 65 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

1.5. Phát huy mạnh mẽ nhân tố con ngƣời... 66

2. Các giải pháp về phía NHNN ... 68

2.1. Hƣớng tới chính sách tỉ giá cân bằng cung cầu ... 68

2.2. Hoàn thiện và phát triển thị trƣờng liên ngân hàng ... 68

2.3. Hoàn thiện phƣơng pháp công bố tỉ giá ... 69

3. Một số kiến nghị khác ... 70

3.1. Kiến nghị đối với Ngân hàng Techcombank ... 70

3.2. Kiến nghị đối với Chính phủ ... 72

3.3. Kiến nghị đối với NHNN ... 72

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ... 76 PHỤ LỤC ... 78

Một phần của tài liệu Kinh doanh ngoại hối tại ngân hàng thương mại cổ phần kỹ thương Việt Nam Hiện trạng và giải pháp (Trang 73 - 83)