Tình hình KDNH tại Techcombank xét theo từng nghiệp vụ

Một phần của tài liệu Kinh doanh ngoại hối tại ngân hàng thương mại cổ phần kỹ thương Việt Nam Hiện trạng và giải pháp (Trang 54 - 61)

II. HIỆN TRẠNG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH NGOẠI HỐI TẠ

4. Tình hình KDNH tại Techcombank xét theo từng nghiệp vụ

4.1. Nghiệp vụ KDNH giao ngay (Spot)

Giao dịch giao ngay là giao dịch ngoại tệ chiếm tỉ trọng lớn nhất (khoảng 93% tổng số giao dịch) tại Techcombank. Hiện nay Ngân hàng thực hiện mua, bán giao ngay đối với nhiều ngoại tệ mạnh trên thế giới, nhƣ USD, EUR, GBP, AUD, JPY, CHF, HKD, SGD, CAD, CNY… và các đồng tiền tự do chuyển đổi khác nhƣ SEK, DKK, THB… trong đó doanh số giao dịch lớn nhất vẫn là đối với USD.

Cơ sở để xác định tỉ giá giao ngay tại Ngân hàng đƣợc xác định theo những quy định của NHNN. Tỉ giá VND/USD bằng tỉ giá giao dịch bình quân trên thị trƣờng liên ngân hàng cộng (trừ) 0.25%. Tuy nhiên, do diễn biến TTNH trong nƣớc, cung thƣờng nhỏ hơn cầu nên cũng nhƣ phần lớn các NHTM khác, Ngân hàng thƣờng cộng với mức trần tối đa. Đối với các ngoại tệ khác, Ngân hàng tiến hành tính tỉ giá chéo trên cơ sở tỉ giá VND/ USD và tỉ giá của ngoại tệ khác so với USD. Mức tỉ giá này đƣợc cập nhật thƣờng xuyên thông qua hệ thống dịch vụ theo dõi tỉ giá của Techcombank.

Tại Hội sở Techcombank, do giao dịch với các khách hàng doanh nghiệp và cá nhân đã đƣợc phân cấp về tất cả các Chi nhánh, nên các giao dịch giao ngay chỉ tiến hành với các Chi nhánh nội bộ Techcombank và Ngân hàng khác trên Interbank. Trong đó, tỉ trọng giao dịch với Chi nhánh là khoảng 40%, trên Interbank là 60%.

Khách hàng thực hiện các giao dịch giao ngay với Ngân hàng rất đa dạng: có thể là các doanh nghiệp có hoạt động giao dịch thanh toán xuất nhập khẩu, chuyển tiền nƣớc ngoài; hoặc các doanh nghiệp có nhu cầu vay, trả bằng ngoại tệ ở thời điểm hiện tại; các doanh nghiệp chuyển tiền kiều hối hoặc có các khoản từ nƣớc ngoài nhƣ tài trợ, viện trợ …; các doanh nghiệp cần quản lý tài khoản ngoại tệ; hoặc chỉ là khách hàng muốn mua ngoại tệ với mức tỉ giá ở thời điểm giao dịch của mình.

Tại Techcombank, nghiệp vụ Arbitrage trên cơ sở Spot không đƣợc thực hiện do tính chất đầu cơ của nghiệp vụ này và sự quản lý chặt chẽ của hệ thống kiểm soát và giám sát rủi ro.

4.2. Nghiệp vụ KDNH theo kì hạn (Forward)

Doanh số giao dịch kì hạn của Techcombank ƣớc chừng đạt 6%. Các hợp đồng kì hạn chủ yếu đƣợc thực hiện giữa Ngân hàng với ngân hàng khác nhằm chuẩn bị trƣớc nguồn ngoại tệ trong những thời điểm khan hiếm ngoại tệ, tỉ giá có xu hƣớng tăng. Trong khi đó, số doanh nghiệp xuất nhập khẩu tiến hành nghiệp vụ này nhƣ một công cụ phòng ngừa rủi ro tỉ giá thì chƣa có nhiều. Một số trƣờng hợp khi thỏa thuận hợp đồng, doanh nghiệp xuất nhập khẩu cần phải cố định tỉ giá với đối tác, và tỉ giá tại thời điểm đó cũng là hợp lý đối với họ thì khi đó họ mới chấp nhận làm forward, còn thông thƣờng thì số lƣợng hợp đồng kì hạn với mục đích bảo hiểm là rất ít.

Trƣớc năm 2004, điều này một phần đƣợc giải thích bởi những quy định khắt khe về giao dịch kì hạn. Thời hạn của hợp đồng tối đa chỉ là 6 tháng và tối thiểu là 7 ngày. Tỷ lệ phần trăm gia tăng của tỉ giá kì hạn là cố định, trong khi các biến số xác định nó (tỉ giá giao ngay, mức lãi suất của các đồng tiền) lại thay đổi hàng ngày theo diễn biến của thị trƣờng nên khi NHNN không thay đổi kịp thời điểm kì hạn cho phù hợp với diễn biến lãi suất của các đồng tiền trên thị trƣờng thì có thể gây bất lợi cho ngân hàng. Thêm vào đó, đối tƣợng tham gia cũng bị hạn chế, các tổ chức và các cá nhân không hoạt động xuất, nhập khẩu thì không đƣợc phép tiếp cận với các hợp đồng kì hạn. Những quy định này đã hạn chế rất nhiều đối với giao dịch kì hạn ở thời điểm trƣớc năm 2004.

Ngày 28/05/2005, Quyết định số 648/2004/QĐ-NHNN ra đời đã thay đổi về cơ bản nghiệp vụ kì hạn ở Việt Nam. Giới hạn kì hạn đƣợc mở rộng từ 3 đên 365 ngày. Ngân hàng và khách hàng đƣợc phép thoả thuận mức tỷ giá kì hạn giữa USD và VND; miễn sao tỉ giá này không vƣợt quá mức tỉ giá đƣợc xác định trên cơ sở: tỉ giá giao ngay vào ngày ký hợp đồng kì hạn; chênh lệch giữa hai mức lãi suất hiện hành là lãi

suất cơ bản VND (tính theo năm) do NHNN công bố và lãi suất mục tiêu USD do Cục Dự Trữ Liên Bang Mỹ công bố; và kì hạn của hợp đồng. Việc thêm yếu tố lãi suất mục tiêu USD của FED là một yếu tố lớn để tăng thêm tín hiệu thị trƣờng trong cách tính tỉ giá kì hạn, từ đó khiến thị trƣờng hợp đồng kì hạn sôi động hơn.

Tuy nhiên, một phần khác, doanh số giao dịch kì hạn bị hạn chế còn vì bản thân doanh nghiệp chƣa quen với việc dự báo tỉ giá và cũng chƣa có thói quen tiến hành bảo hiểm rủi ro tỉ giá. Làm forward chỉ hiệu quả khi doanh nghiệp có thể dự đoán đƣợc chiều hƣớng lên xuống của đồng tiền, trong khi ở nƣớc ta chƣa nhiều doanh nghiệp có sự đầu tƣ quan tâm đến tỉ giá thị trƣờng để có thể có khả năng đoán trƣớc thị trƣờng.

Hơn nữa, phần lớn doanh nghiệp Việt Nam chƣa có sự quan tâm đầy đủ và đúng mức đến việc bảo hiểm tỉ giá, thƣờng chỉ mua ngoại tệ khi đến hạn thanh toán chứ không áp dụng các công cụ phòng ngừa rủi ro ngay khi ký hợp đồng. Không chỉ đối với nghiệp vụ forward, tình trạng này cũng xảy ra tƣơng tự với nghiệp vụ swap và option. Dƣờng nhƣ các doanh nghiệp đang đặt quá nhiều niềm tin vào sự ổn định của thị trƣờng tài chính tiền tệ đất nƣớc (vốn chƣa lần nào lâm vào khủng hoảng nhƣ các nƣớc khác trong khu vực) và sự điều tiết sít sao của NHNN đối với lãi suất và tỉ giá. Nhƣng chỉ trong một thời gian ngắn nữa, khi Việt Nam chính thức trở thành thành viên của WTO, quá trình hội nhập kinh tế quốc tế sẽ gõ cửa đến tất cả mọi thành phần kinh tế, doanh nghiệp sẽ khó mà bảo toàn nguồn vốn của mình nếu không nhận thức đúng tầm quan trọng của các công cụ phái sinh trên thị trƣờng.

4.3. Nghiệp vụ KDNH hoán đổi (Swap)

Các quy định pháp luật về nghiệp vụ kì hạn cũng đƣợc áp dụng đồng thời cho nghiệp vụ hoán đổi, do đó, về căn bản, các yếu tố tác động đến tình hình kinh doanh của hai loại nghiệp vụ này là nhƣ nhau. Song, hợp đồng swap còn ít đƣợc doanh nghiệp xuất nhập khẩu biết đến hơn, là do tính chất của loại hợp đồng này là hai chiều – chiều mua và chiều bán đồng thời, trong khi đó thƣờng các khoản phải thu và trả trong thƣơng mại quốc tế là một chiều.

Tại Techcombank, số giao dịch swap chỉ chiếm khoảng chừng 1% tổng số giao dịch, và tất cả đều đƣợc tiến hành trên Interbank. Hầu hết các giao dịch swap của Techcombank là để cân đối nguồn vốn nội tệ và ngoại tệ của Ngân hàng khi có sự chênh lệch gây bất lợi cho hoạt động chung. Kiểu swap Techcombank thực hiện là cặp hợp đồng gồm một giao dịch giao ngay và một giao dịch kì hạn.

4.4. Nghiệp vụ KDNH theo hợp đồng quyền chọn (Option)

Theo văn bản đề nghị của Ban Tổng giám đốc Techcombank, NHNN đã cho phép Techcombank tiến hành thí điểm nghiệp vụ quyền lựa chọn ngoại tệ - VND từ tháng 4/2005. Đây là một bƣớc tiến lớn trong quá trình đa dạng hóa loại hình nghiệp vụ KDNH của Ngân hàng, bởi lẽ cho tới thời điểm đó, tại Việt Nam mới chỉ có hai ngân hàng đƣợc phép thực hiện thí điểm option cặp ngoại tệ - VND là NHTMCP Á Châu (ACB) và Techcombank, trong khi nghiệp vụ option ngoại tệ với ngoại tệ thì đã đƣợc triển khai từ trƣớc đó hai năm. Lại một lần nữa, Techcombank đƣợc giao phó vị trí tiên phong khai phá thị trƣờng mới với cả tiềm năng lợi nhuận lẫn mối họa rủi ro.

NHNN đã đƣa ra một số quy định cơ bản mang tính chất hƣớng dẫn cho Techcombank đối với việc thí điểm nghiệp vụ option ngoại tệ - VND nhƣ sau:

- Cặp đồng tiền trong giao dịch: các ngoại tệ tự do chuyển đổi với VND

- Tỉ giá thực hiện (exercise price) trong hợp đồng quyền chọn USD/VND không đƣợc vƣợt quá tỉ giá kì hạn USD/VND cùng kì hạn

- Tỉ giá thực hiện trong hợp đồng quyền chọn giữa ngoại tệ khác USD với VND do Techcombank với khách hàng tự thoả thuận

- Phí đƣợc tính bằng VND (đồng/1 đơn vị ngoại tệ) do Techcombank và khách hàng tự thoả thuận

- Thời hạn của giao dịch: từ 3 ngày đến tối đa 365 ngày

- Kiểu option: theo thông lệ quốc tế (kiểu châu Âu và kiểu Mĩ)

- Chỉ thực hiện với các cá nhân và tổ chức kinh tế hoạt động tại Việt Nam (cá nhân và tổ chức kinh tế luôn là bên mua trong hợp đồng quyền chọn) và các tổ

chức tín dụng ở Việt Nam đã đƣợc NHNN cho phép thực hiện thí điểm nghiệp vụ option ngoại tệ - VND

- Thời gian thí điểm là 6 tháng

Qua thêm hai lần gia hạn, tổng thời gian mà Techcombank đã thực hiện nghiệp vụ option ngoại tệ - VND tại Hội sở Ngân hàng là hơn một năm. Đúng với tên gọi thí điểm, nghiệp vụ này vẫn đang trong quá trình thử nghiệm, các Chuyên viên giao dịch vẫn đang vừa làm vừa rút kinh nghiệm qua từng giao dịch.

Trên thực tế, kết quả thu đƣợc từ nghiệp vụ này chƣa mấy khả quan. Số giao dịch đƣợc tiến hành cho tới nay còn ít ỏi (khoảng 5 – 6 giao dịch) với doanh số mua bán không đáng kể. Ngoại tệ mua bán trong phần lớn các hợp đồng là USD.

Việc kí kết hợp đồng gặp khá nhiều khó khăn, có khi kéo dài đến vài tháng. Nguyên nhân là sau khi gửi đơn chào giới thiệu về nghiệp vụ cho các doanh nghiệp tiềm năng, phía Ngân hàng phải chờ một thời gian khá lâu mới nhận đƣợc trả lời của các doanh nghiệp. Thêm nữa, không phải lúc nào doanh nghiệp cũng chấp nhận thử nghiệm một nghiệp vụ còn mới mẻ nhƣ option, và nếu có chấp nhận thì không phải lúc nào cũng có sẵn các hợp đồng đủ lớn để có thể tận dụng tốt nhất hiệu quả của nghiệp vụ này.

Có thể rút ra một số mặt thuận lợi và khó khăn trong quá trình thí điểm option ngoại tệ - VND tại Techcombank nhƣ sau:

4.4.1. Điểm thuận lợi

- Trong thời gian đầu, Techcombank thuộc nhóm ngân hàng tiên phong trong việc áp dụng nghiệp vụ option ngoại tệ - VND tại Việt Nam, có đƣợc lợi thế của ngƣời khai thác thị trƣờng mới. Ngoài ra, Techcombank đƣợc NHNN hƣớng dẫn chỉ đạo sát sao và tạo điều kiện để có thể tiến hành thử nghiệm các phƣơng thức kinh doanh sao cho hiệu quả nhất, cũng nhƣ kịp thời phản ánh các khó khăn trong quá trình thực hiện. - Đội ngũ cán bộ đảm nhận triển khai option đã có sự chuẩn bị rất kĩ lƣỡng trƣớc khi ứng dụng nghiệp vụ tại Ngân hàng. Nhóm option đã tiến hành nhiều nghiên cứu về lí

thuyết cũng nhƣ thực tế thực hiện nghiệp vụ này trên thế giới nhằm đƣa ra mô hình phù hợp nhất cho Techcombank, tạo hiệu quả tối đa cho doanh nghiệp và lợi nhuận tối đa cho Ngân hàng.

4.4.2. Điểm khó khăn

Về phía Doanh nghiệp:

- Kiến thức về những sản phẩm phái sinh phòng chống rủi ro còn quá mới ở Việt Nam. Các doanh nghiệp chƣa quen với việc áp dụng các phƣơng thức này.

- Về mặt pháp lý, hiện chỉ có văn bản của NHNN cho phép các Ngân hàng thực hiện thí điểm hợp đồng option ngoại tệ - VND. Các cơ quan khác nhƣ Bộ thƣơng mại, Bộ tài chính (Tổng cục thuế) chƣa có những văn bản làm rõ, xác nhận nghiệp vụ này nhƣ một hoạt động kinh doanh tài chính của DN. Việc này có thể gây khó khăn khi DN ghi nhận chi phí, nhất là trong trƣờng hợp không thực hiện quyền chọn. Việc không có các văn bản của các cơ quan khác điều chỉnh nghiệp vụ này còn gây cản ngại tâm lý cho các doanh nghiệp nhà nƣớc.

Về phía Ngân hàng:

- Phân đoạn khách hàng chủ yếu của Techcombank thời gian gần đây là nhóm doanh nghiệp vừa và nhỏ, kinh doanh cá thể - không phải là thị trƣờng mục tiêu tiềm năng cho nghiệp vụ option ngoại tệ - VND. Nghiệp vụ này phát huy tốt nhất khi khối lƣợng ngoại tệ giao dịch lớn trong hoàn cảnh tỉ giá có nhiều biến động.

- Về mặt kỹ thuật nghiệp vụ, công cụ này khá phức tạp. So với nghiệp vụ kì hạn hay hoán đổi, nghiệp vụ quyền chọn tối ƣu hơn trong việc bảo hiểm cho doanh nghiệp, song cũng khó làm hơn, đòi hỏi sự nhạy bén và trình độ tƣ vấn thị trƣờng. Hơn nữa, thời gian một năm thực hiện chƣa đủ dài và số giao dịch cũng chƣa đủ lớn để các bộ phận liên quan đến nghiệp vụ option có thể thu thập kinh nghiệm và vận dụng một cách hiệu quả nhất.

Qua phân tích trên có thể rút ra kết luận: Hoạt động KDNH tại Techcombank tuy đã đạt đƣợc một số kết quả đáng kể: đảm bảo đủ nguồn ngoại tệ cho

dịch vụ thanh toán quốc tế và tín dụng, quản lý tốt nguồn vốn chung của Ngân hàng; song hoạt động này vẫn chƣa phát triển tƣơng xứng với tiềm năng sẵn có của Ngân hàng, kể cả về cơ sở vật chất lẫn nguồn nhân lực. Đóng góp vào doanh thu hoạt động chung còn ít, số giao dịch phái sinh thực hiện nhằm mục đích phòng chống rủi ro cho doanh nghiệp chƣa nhiều. Do đó, thời gian tới đây, Techcombank cần có nhiều biện pháp hữu hiệu hơn để nâng cao hơn số lƣợng lẫn chất lƣợng của hoạt động KDNH.

CHƢƠNG III

MỘT SỐ GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN VÀ PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG KINH DOANH

NGOẠI HỐI TẠI NHTMCP KỸ THƢƠNG VIỆT NAM

Một phần của tài liệu Kinh doanh ngoại hối tại ngân hàng thương mại cổ phần kỹ thương Việt Nam Hiện trạng và giải pháp (Trang 54 - 61)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(83 trang)