Tình hình hoạt động KDNH tại TCB những năm gần đây

Một phần của tài liệu Kinh doanh ngoại hối tại ngân hàng thương mại cổ phần kỹ thương Việt Nam Hiện trạng và giải pháp (Trang 49 - 54)

II. HIỆN TRẠNG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH NGOẠI HỐI TẠ

3. Tình hình hoạt động KDNH tại TCB những năm gần đây

Cho đến thời điểm tháng 7/2006, Techcombank đang thực hiện nghiệp vụ ngoại hối giao ngay, kì hạn, hoán đổi và trong thời gian thí điểm đối với nghiệp vụ quyền chọn ngoại tệ - VND, tập trung chủ yếu tại Hội sở Ngân hàng. Trên thị trƣờng liên ngân hàng Interbank, Techcombank đóng vai trò là một nhà tạo giá thứ cấp.

Những ngoại tệ đƣợc giao dịch bao gồm các ngoại tệ mạnh nhƣ USD, EUR, GBP, AUD, JPY, CHF, HKD, SGD, CAD, CNY… và các đồng tiền tự do

chuyển đổi khác, nếu khách hàng có yêu cầu, nhƣ SEK, DKK, THB… trong đó chủ yếu là đồng USD.

Lƣợng ngoại tệ dùng để mua bán trong các nghiệp vụ đƣợc huy động từ ba nguồn chính là: kiều hối, thu đổi của cá nhân; nguồn bán của các doanh nghiệp xuất nhập khẩu; và thị trƣờng Interbank. Trong đó, nguồn từ doanh nghiệp và Interbank là chủ yếu.

Tại phòng Dealing room FX Hội sở Techcombank hiện đã đƣợc trang bị khá đầy đủ cơ sở vật chất, phƣơng tiện kĩ thuật cho các giao dịch KDNH, nhƣ: hệ thống Reuters Dealing 2000 có chức năng cập nhật tỉ giá và thông tin thị trƣờng đồng thời cho phép thực hiện giao dịch qua Reuters, máy vi tính nối mạng Internet, máy telex, máy fax, điện thoại. Điều này chứng tỏ sự quan tâm đầu tƣ của lãnh đạo Ngân hàng đối với hoạt động KDNH nói riêng, đồng thời thể hiện quyết tâm chuẩn hóa cơ cấu tổ chức và cách thức hoạt động theo hƣớng công nghệ hóa, hội nhập quốc tế mà Techcombank đang theo đuổi.

Từ sơ đồ quy trình giao dịch và cơ cấu tổ chức các bộ phận chức năng trong hoạt động KDNH nêu ở phần trên, có thể thấy Techcombank đã và đang xây dựng đƣợc một guồng máy KDNH theo mô hình chung thế giới: có bộ phận dealing riêng, kiểm soát và giám sát do bộ phận risk office và back office làm riêng. Đây là cơ sở tốt để Techcombank ổn định quy chế hoạt động, tăng tính chuyên môn hóa trong công việc, thúc đẩy nâng cao hơn chất lƣợng giao dịch và quản lý rủi ro.

Tuy nhiên, phải thừa nhận một thực tế là tại Techcombank, KDNH chƣa thực sự trở thành một nghiệp vụ chính, nổi bật mà thiên về tính chất hỗ trợ cho các nghiệp vụ khác nhiều hơn. Vai trò cũng nhƣ thu nhập từ hoạt động này xét trong tổng quan hoạt động chung của Ngân hàng và tƣơng quan so sánh với các ngân hàng cạnh tranh khác còn khá khiêm tốn.

0 50000 100000 150000 200000 250000 300000 350000 400000 450000 500000 2002 2003 2004 2005

Tong doanh thu thuan

Doanh thu thuan tu kinh doanh ngoai hoi

Doanh thu thuan tu phi dich vu Doanh thu thuan tu tin dung

Biểu đồ 1: Các khoản mục chính về doanh thu thuần Techcombank 2002 - 2005

Đơn vị: triệu VND

Biểu đồ 2: So sánh Doanh thu thuần KDNH của một số NHTMCP tiêu biểu 2005 Đơn vị: triệu VND 1872 14640 25417 54544 0 10000 20000 30000 40000 50000 60000

Cụ thể, kết quả kinh doanh qua các năm của bộ phận KDNH nhƣ sau:

Bảng 1: Kết quả kinh doanh KDNH Techcombank 2002 – 2005

Đơn vị: triệu VND

Năm 2002 2003 2004 2005

Thu từ KDNH 3.345 1.902 4.227 5.135

Chi cho KDNH 1.948 729 2.165 3.263

Doanh thu thuần KDNH 1.397 1.173 2.062 1.872 DT thuần KDNH / Tổng

DT thuần

1,55% 0,82% 0,94% 0,43%

Từ bảng 1 có thể thấy: thu nhập và chi phí trong hoạt động KDNH của Ngân hàng biến động khá nhiều qua các năm, chiều hƣớng tăng, giảm là không ổn định. Doanh thu thuần năm 2002 là 1.397 triệu VND, giảm một ít xuống còn 1.173 triệu VND vào năm 2003, năm 2004 có mức tăng trƣởng khá mạnh mẽ đạt 2.062 triệu VND, để rồi một năm sau đó quay lại mức 1.872 triệu VND. Từ biểu đồ 7 trên đây có thể đƣa ra đánh giá rằng mức doanh thu này thuộc tầm trung bình (nếu xét đồng thời với quy mô các ngân hàng có tên trong biểu đồ). Tỉ trọng đóng góp vào doanh thu chung của Techcombank còn là một con số phần trăm ít ỏi, song ngay cả con số đó cũng lên xuống thất thƣờng trong bối cảnh tổng doanh thu chung tăng đều. Những con số nêu trên thể hiện rõ tính chất biến động khôn lƣờng đặc trƣng của hoạt động KDNH nói chung, đồng thời bộc lộ một số hạn chế trong hoạt động này tại Techcombank.

Thứ nhất, tuy bộ phận KDNH đã đƣợc sự quan tâm đầu tƣ về cơ sở vật chất, nhƣng vai trò của nó đƣợc xác định là hỗ trợ cho các nghiệp vụ khác là chủ yếu. Trong nhóm ba hoạt động liên quan đến ngoại hối là tín dụng, thanh toán quốc tế và KDNH, thì tín dụng là hoạt động truyền thống mang lại nguồn thu nhập chính cho Techcombank (nhƣ bất cứ ngân hàng nào tại Việt Nam), thanh toán quốc tế là mảng dịch vụ đang đƣợc chú trọng nâng cao nhằm tạo sức bật cho Techcombank trong thời

gian tới. Do đó, nhiệm vụ quan trọng nhất của KDNH là phải đảm bảo có đầy đủ và kịp thời lƣợng ngoại tệ và nội tệ cần thiết phục vụ cho hai hoạt động nói trên. Nhiệm vụ tạo lợi nhuận và doanh thu cũng đƣợc đề cập, song trong bối cảnh hiện nay của Techcombank, nhiệm vụ đó đang đƣợc xếp ở hàng thứ yểu.

Thứ hai, phạm vi hoạt động KDNH còn khá bó hẹp. Doanh số giao dịch của Techcombank đạt trung bình 300 triệu USD/ tháng, so với doanh số hơn 1 tỉ USD/ tháng của Eximbank - NHTMCP dẫn đầu thị trƣờng về KDNH, thì con số này chƣa thực sự tƣơng xứng với tiềm năng của Techcombank. Cộng thêm vào đó là mục tiêu sinh lời ít đƣợc chú trọng, nên các giao dịch có khối lƣợng lớn không nhiều. Chẳng hạn, vào một thời điểm tỉ giá đang có lợi Ngân hàng có thể bán một lƣợng lớn USD để thu lãi, song hoạt động thanh toán quốc tế lại cần USD để hoàn thành nghĩa vụ thanh toán cho doanh nghiệp, kết quả là KDNH bị hạn chế.

Thứ ba, cần phải nói đến tính hai mặt của việc quản lý rủi ro. Hệ thống kiểm soát và giám sát chặt chẽ của Techcombank đối với hoạt động KDNH có tác dụng rất lớn trong việc hạn chế tình trạng đầu cơ; song mặt khác, nó cũng làm giảm đi sự mạnh dạn kinh doanh của các Chuyên viên giao dịch. Lẽ dĩ nhiên, mô hình tổ chức nào cũng có điểm hạn chế, và cũng khó mà phân định rạch ròi giữa ―đảm bảo an toàn‖ và ―hạn chế hoạt động‖. Nhƣng có một nguyên tắc mà hầu nhƣ nhà kinh doanh nào cũng phải học qua ―Ở đâu có rủi ro, ở đó có lợi nhuận‖, và điều này đặc biệt đúng trong hoạt động KDNH. Những con số kinh doanh chƣa mấy hài lòng ở trên cũng có thể đƣợc giải thích một phần từ đó.

Thứ tƣ, tình hình thị trƣờng năng lƣợng mấy năm gần đây có nhiều biến động lớn. Đặc biệt năm 2005, giá dầu tăng cao lên mức kỉ lục (tới gần 60USD/ thùng). Các doanh nghiệp nhập khẩu xăng dầu luôn trong tình trạng khan hiếm ngoại tệ thanh toán các hợp đồng, nên NHNN đã có chỉ đạo xuống các ngân hàng dành nguồn ngoại tệ để ƣu tiên phục vụ cho các doanh nghiệp này. Techcombank là ngân hàng đi đầu trong công tác này, đồng thời vốn có một số khách hàng truyền thống là doanh nghiệp kinh

doanh xăng dầu, nên trong suốt một thời gian dài đã bị thiếu hụt nguồn ngoại tệ cho KDNH trên thị trƣờng Interbank, dẫn đến giảm sút doanh thu hoạt động.

Một phần của tài liệu Kinh doanh ngoại hối tại ngân hàng thương mại cổ phần kỹ thương Việt Nam Hiện trạng và giải pháp (Trang 49 - 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(83 trang)